Nội dung quản lý nhà nước về hệ thống chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26 - 30)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước về hệ thống chợ

Căn cứ Điều 13 của Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/11/2014 của Bộ Công thương về phát triển và quản lý chợ. Nội dung quản lý nhà nước về chợ được quy định cụ thể như sau:

1.2.3.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển chợ

Tùy vào từng thời kỳ phù hợp mà xây dựng quy hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, khu vực, đáp ứng nhu cầu của sản xuất, lưu thông hàng hóa và tiêu dùng của nhân dân. Dựa vào những quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các kế hoạch chuyên ngành như hệ thống giao thông vận tải, đô thị, khu công nghiệp, cụm dân cư… của từng địa phương, từng vùng mà bố trí thương mại, xây dựng hệ thống chợ sao cho phù hợp. Hệ thống chợ được xây dựng hợp lý giúp hoạt động giao thương được diễn ra trơn tru, đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế vùng và chất lượng cuộc sống người dần.

1.2.3.2. Ban hành các chính sách về đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý hoạt động chợ

Hoạt động của chợ gắn liền với quá trình sản xuất, vận chuyển, buôn bán lưu thông hàng hóa, do đó cần phải có sự quản lý chặt chẽ các hoạt động của chợ để đảm bảo hoạt động diễn ra suôn sẻ, có hệ thống… Chính vì vậy, việc có các chính sách, quy chế từ trung ương đến từng địa phương là điều rất cần thiết. Nó phải được đưa ra dựa trên thực tiễn của cuộc sống, đảm bảo tính phù hợp với từng vùng miền, địa bàn để có những điều chỉnh sao cho hợp lý về điều kiện tự nhiên, xã hội, dân cư,… Các nội dung được cơ quan Nhà nước ban hành có thể bao gồm nhiều phạm vi như cơ sở hạ tầng xây dung, giao thông, các chính sách thuế, chủ trương mô hình quản lý chợ, giá cả…

1.2.3.3. Quản lý các chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng theo quy định về phân cấp quản lý

Nhìn chung đại đa số các chợ ở nước ta hiện nay đều là chợ công - do Nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dựng. Việc quản lý chợ cũng do Nhà nước quản lý bằng hình thức giao cho các đơn vị được ủy quyền theo quy định của pháp

luật, thay mặt giải quyết các công việc được giao phó. Tùy theo phận hạng chợ, cũng như quy mô chợ mà sẽ có sự khác biệt về phân cấp quản lý. Ví dụ như các chợ hạng 3 đa số do UBND xã, phường, thị trấn quản lý. Các chợ hạng 1 và hạng 2 do UBND huyện, thành phố quản lý.

Trong đó, Sở Công Thương có nhiệm vụ là cơ quan tham mưu trực tiếp giúp UBND tỉnh thực hiện việc quản lý nhà nước về chợ, có nhiệm vụ lập kế hoạch, quy hoạch các chương trình và đề án phát triển chợ trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, các chương trình và đề án phát triển chợ đó; cụ thể hóa các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách về quản lý hoạt động của chợ trình UBND tỉnh xét duyệt, quyết định, phổ biến, hướng dẫn và tuyên truyền các quy định pháp luật của Nhà nước về chợ đến các đối tượng liên quan.

Đối với phạm vi huyện thì UBND cấp huyện là cơ quan quản lý nhà nước về chợ. Thực hiện các chính sách, cơ cấu quản lý hệ thống chợ trên địa bàn dưới sự chỉ đạo của cấp trên.

Với phạm vi xã thì UBND cấp xã là đơn vị quản lý nhà nước về các chợ trên địa bàn. Các chợ này có quy mô nhỏ, chủ yếu là hạng 3.

Sơ đồ 1.1. Mô phỏng quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn cấp huyện

UBND CẤP HUYỆN

CHỢ HẠNG I CHỢ HẠNG II UBND CẤP XÃ

1.2.3.4. Chỉ đạo, hướng dẫn các Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ về chính sách, nghiệp vụ quản lý chợ

Nội dung này ta có thể thấy rất rõ thông qua hàng loạt các hoạt động như hướng dẫn đầu tư xây dựng, cải tạo chợ; tổ chức đấu thầu cho thuê các ki-ốt, mặt bằng; bố trí sắp xếp các lô sạp điểm kinh doanh, mặt hàng kinh doanh; việc đảm bảo ATVSTP và môi trường; thực hiện các biện pháp kích ứng thương nhân, tiêu thương tham gia mạnh vào công tác buôn bán, lưu thông hàng hóa tại chợ, phân phối tới người tiêu dùng…

1.2.3.5. Tổ chức công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và luật pháp của Nhà nước cho mọi người trong phạm vi chợ

Đây là một trong những điều quan trọng, góp phần rất nhiều vào công tác quản lý chợ của Nhà nước về hệ thống chợ. Việc tuyên truyền giúp phổ biến và nâng cao nhận thức của người dân nói chung và các tiểu thương, thương nhân tham gia trực tiếp vào hoạt động chợ ý thức được hành động và trách nhiệm của mình, nhằm bảo đảm được việc buôn bán, lưu thông hàng hóa diễn ra suôn sẽ, giữ được trật tự an ninh xã hội và vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP tại chợ. Công tác tuyên truyền được chú trọng thực hiện thường xuyên và xuyên suốt, truyền tải thông tin linh hoạt qua các dạng loa đài, dán thông báo, truyền hình, qua đó cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp của người dân để đảm bảo hoạt động chợ được tốt hơn.

1.2.3.6. Tổ chức kiểm tra, khen thưởng và xử lý các vi phạm về hoạt động chợ

Việc tổ chức giám sát, kiểm tra các hoạt động chợ thường xuyên nhằm bảo đảm được việc thực hiện các quy chế, quy định suôn sẻ và theo chỉnh thể. Với các hành vi vi phạm cần phải được xử lý bằng các hình thức khác nhau, dựa theo mức độ nghiêm trọng của sự việc tạo nên tính răn đe cũng như một khuôn khổ nhất định, tăng tính thuyết phục và giúp xử lý các tình huống xấu nhất diễn ra, bảo đảm được an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn vệ

sinh thực phẩm… Bên cạnh đó, việc khen thưởng cũng cần được triển khai nhằm khích lệ các người dân, thương nhân, tiểu thương tham gia vào hoạt động chợ tích cực và hiệu quả hơn, giúp chợ ngày càng được phát triển và thực hiện tốt được vai trò của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)