Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại quận Tân Bình,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại quận Tân Bình,

Thành phố Hồ Chí Minh

Theo số liệu thống kê về chợ năm 2019 quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh có 06 chợ đạt chuẩn và các chợ dân sinh, chợ tự phát khác. Những

chợ không đạt chuẩn và không có trong quy hoạch thường là các chợ không có chỗ giữ xe, chợ họp nhóm ngay lòng lề đường, gây mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn quận là một thách thức vô cùng lớn với chính quyền địa phương.

Quận Tân Bình là một trong những quận có mật độ dân số cao, năm 2019 khoảng 21.168 người/km2. Do dân số đông và nhiều chợ nên các hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa tại chợ cũng như nhu cầu về hàng tiêu dùng của người dân là vô cùng lớn. Mặc dù đây là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm cho đời sống của dân cư trong quận nhưng các chợ lại xuất hiện tình trạng mất vệ sinh môi trường, các lối đi trong chợ nhỏ hẹp và nhếch nhác, đặc biệt là các thương nhân bán giá không niêm yết, cân thiếu, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo làm nhiều người dân phản ánh và có nhiều đơn kiến nghị đến các cấp chính quyền. Để giải quyết khắc phục những tồn tại trên, đồng thời nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh chợ phát triển, phục vụ tốt cho người dân thì việc thay đổi hình thức quản lý chợ là cần thiết. Do đó, đến năm 2001 UBND quận Tân Bình đã thí điểm một vài chợ chuyển đổi mô hình quản lý. Cụ thể:

Chợ Tân Phú, quận Tân Bình là chợ hạng 2, có khoảng 300 hộ kinh doanh. Vào năm 2001, chợ tổ chức đấu thầu. Công ty trách nhiệm hữu hạn Thái Bảo đã trúng thầu quản lý và khai thác chợ. Kết quả hiện nay khoản thu tại chợ nộp vào ngân sách đã tăng lên khoản 30 triệu đồng/ tháng trong khi trước năm 2001, chợ do Nhà nước quản lý thì nộp ngân sách chỉ khoản 4,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, các khoản chi khác như chi sửa chữa, chi tiền thuê nhân viên đều do đơn vị trúng thầu tự bỏ ra, không phải nguồn từ ngân sách Nhà nước cấp.

Đối với chợ Tân Hương, quận Tân Bình, sau khi Hợp tác xã Tân Tiến trúng thầu tiếp quản quản lý dưới sự hỗ trợ và giám sát của cơ quan Nhà nước. Cụ thể, ký hợp đồng số 03/HĐNT ngày 01/9/2008 về giao nhận thầu quản lý chợ Tân Hương thuộc phường Tân Quý. Trước đây, chợ do BQL của phường quản lý nên các khoản thu không đảm bảo cho việc chi hoạt động hay chi cho đầu tư sửa chữa, cải tạo chợ. Do đó, cơ sở hạ tầng chợ ngày càng xuống cấp dẫn đến tình trạng các hộ kinh doanh tại chợ và người dân phản ánh. Đến nay, mỗi năm chợ dành riêng một khoản chi từ 50 – 60 triệu nhằm mục đích nâng cấp cơ sở vật chất, tạo môi trường kinh doanh tốt hơn. Chưa kể hàng tháng chợ cũng phải đóng góp vào ngân sách của Nhà nước theo quy định yêu cầu. Bởi HTX Tân Tiến là đơn vị tư nhân, tự bỏ vốn để đầu tư nên việc giao cho HTX trực tiếp khai thác và quản lý chợ dưới dự giám sát và hỗ trợ của Nhà nước thì họ sẽ có những phương án kinh doanh hiệu quả nhất để thu lại lợi nhuận, tránh bị thâm lỗ dẫn đến phá sản. Do đó, việc quản lý và khai thác chợ do tư nhân tự chủ về tài chính quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn với mô hình quản lý do BQL Nhà nước thực hiện.

Bên cạnh vấn đề về tài chính thì những vấn đề về VSMT, PCCC, an ninh trật tự… cũng được chú trọng và quản lý chặt chẽ hơn. Trước khi chuyển đổi mô hình quản lý chợ thì các vấn đề trên đều do UBND quận thực hiện cùng với sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng khác nên chưa được quan tâm sâu sát. Tại các chợ đã chuyển đổi hình thức quản lý tư nhân hóa thì những vấn đề trên đã được cải thiện hơn rất nhiều so với chợ quản lý theo hình thức do Nhà nước trực tiếp quản lý. Đồng thời, các quầy sạp, ki-ot kinh doanh tại chợ cũng được sắp xếp hợp lý nên số thương nhân và lượng khách mua hàng tại chợ tăng lên đáng kể.

Việc khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một bước tiến vượt bậc trong cách

quản lý của Nhà nước. Nó không chỉ tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước mà còn giảm các khoản chi khác, nâng cao hiệu quả trách nhiệm quản lý chợ, thu hút các tiểu thương, người tiêu gắn bó với chợ. [5]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)