Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 91 - 93)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Những kết quả đạt được

Thời gian qua, chính quyền các cấp tại huyện Tuy Phước cơ bản đã quan tâm hơn đến công tác quản lý nhà nước về chợ trên địa bàn, huyện đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển và thành công nâng cao chất lượng hoạt động của các chợ phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương trên địa bàn huyện.

- Hệ thống chợ được phát triển, số lượng chợ được đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo được tăng lên, phân bố khá hợp lý, từng bước đáp ứng nhu cầu vật tư phục vụ sản xuất, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu của các tầng lớp dân cư, thúc đẩy lưu thông hàng hóa thị trường trên địa bàn tỉnh. Đa số sau khi được nâng cấp, cải tạo, các chợ trên địa bàn đều được mở rộng quy mô và diện tích kinh doanh, được đầu tư xây dựng bài bản các ki-ốt, sạp bán hàng. Trong đó, các khâu về vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường được cải thiện, điều kiện PCCC được đảm bảo hơn, chợ được xây khang trang và hoạt động có trật tự theo khuôn khổ pháp luật.

- Về cơ sở vật chất hạ tầng chợ được nâng cấp rõ rệt so với thời gian trước rất nhiều. Huyện đã có chợ hạng 1, hạng 2 và các chợ hạng 3 bước đầu áp dụng được tiêu chuẩn chợ. Các chợ này hầu hết đều khai thác tốt và hiệu quả, góp phần thay đổi được diện mạo của huyện cũng như đời sống cư dân. Bên cạnh đó, cảnh quan xung quanh chợ cũng được huyện chú trọng cải tạo để tạo được môi trường kinh doanh buôn bán không chỉ nhộn nhịp mà còn có tính thẩm mỹ, vệ sinh môi trường. Cụ thể, tỷ lệ chợ đảm bảo kiên cố chiếm tới tới tới hơn 90% trong tổng số các chợ ở huyện, còn lại là chợ bán kiên cố và được trang bị các hệ thống thiết yếu như:

+ Nền bê tông: Hầu hết các chợ trong huyện Tuy Phước đều được cải tạo nền bê tông, đặc biệt là ở những khu vực hàng thực phẩm tươi sống, rau củ quả.

+ Gom rác thải định kỳ: Với tốc độ đô thị hóa, lượng dân cư đông đúc, rác thải từ việc hoạt động chợ cũng khá nhiều, do đó hầu hết các chợ đều được thu gom rác định kỳ và dọn dẹp, có nhân công vệ sinh để đảm bảo chợ luôn được thu gom rác mỗi ngày, tránh nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

+ Nguồn nước sạch sử dụng cho hoạt động chợ được khai thác từ nước giếng và nước máy đảm bảo vệ sinh an toàn.

+ Hệ thống thoát nước thải: Các chợ trong huyện đều có hệ thống xả nước thải đúng nơi quy định. Một số chợ được đầu tư bể xử lý nước thải riêng như chợ Diêu Trì và chợ Gò Bồi.

+ Hệ thống điện được xây dựng và đảm bảo cho nhu cầu họp chợ. - Hệ thống chợ hoạt động trên địa bàn huyện góp phần giải quyết việc làm cho một số lượng lớn người lao động tại địa phương, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội huyện, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh

tế, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, đóng góp vào công cuộc công nghiệp, hiện đại hóa đất nước.

- Các chợ hoạt động và phát triển sẽ thu hút một lượng đầu tư lớn vào khu vực từ các doanh nghiệp, thương nhân. Hoạt động buôn bán tại chợ càng hiệu quả, càng sầm uất sẽ thu hút dân cư đến sinh sống, tạo tiền đề để phá triển đô thị hóa cũng như phát triển thành trung tâm thương mại sau này. Việc kinh doanh hoạt động chợ tốt hơn đã giúp đóng góp vào ngân sách của Nhà nước, góp phần sinh lời cho hoạt động buôn bán cũng như cải thiện rất nhiều đời sống của người dân.

- Công tác ban hành văn bản, tỉnh liên tục nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện khung pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành, kịp thời làm cơ sở hoạt động phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh.

- Công tác thanh tra, giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ, thực hiện các quy chế quảng lý chợ và xử lý các hành vi vi phạm cũng đã được quan tâm thực hiện chặt chẽ và nghiêm minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)