Chuyển đổi mô hình quản lý chợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 108 - 110)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.6. Chuyển đổi mô hình quản lý chợ

Đây là một trong những mô hình định hướng lâu dài mà Nhà nước đã nhận định phát triển chợ trong tương lại. Mặc dù hiện nay đa số vẫn là do BQL trực tiếp làm việc, xong về lâu dài cần phải chuyển đổi mô hình sang dạng HTX hay doanh nghiệp quản lý và khai thác vừa tăng tính cạnh tranh, vừa giúp Nhà nước giảm bớt những ngân sách mà còn tạo điều kiện cho thương nhân, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chợ nhiều hơn. Xuất phát từ bảo vệ lợi ích cá nhân mà họ sẽ có những kế hoạch và triển khai thực hiện

các hoạt động buôn bán rất hiệu quả thay vì chỉ làm và chờ đợi sự hỗ trợ của Nhà nước khi cần.

Để hoàn thiện quy chế tổ chức và quản lý chợ đạt hiệu quả, cần phải triển khai các giải pháp như sau:

- Từng bước chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý BQL chợ sang mô hình tổ chức doanh nghiệp hoạt động theo Luật, thông qua hình thức đấu thầu, hoặc huy động các thành phần kinh tế, các tư nhân tham gia góp vốn, trong đó chủ yếu là mô hình tổ chức dạng công ty cổ phần kinh doanh khai thác và quản lý chợ, có thể là công ty cổ phần trong đó Nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc công ty cổ phần trong đó Nhà nước không giữ cổ phần chi phối hoặc Nhà nước không tham gia cổ phần.

- Đối với những chợ được xây dựng do vốn của các thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng, nếu đủ điều kiện thì cho phép chuyển đổi thành lập HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ thông qua vốn góp của các thành phần kinh tế, cá nhân chuyển đổi thành cổ phần của các xã viên tham gia HTX và kết nạp thêm xã viên nếu có nhu cầu, Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất và thu thuế sử dụng đất, thuế kinh doanh theo pháp luật.

- Đối với những chợ có điều kiện cho phép chuyển đổi thành lập công ty tư nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ thông qua đấu thầu cho thuê. Để thực hiện các phương thức chuyển đổi này, UBND huyện Tuy Phước cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư xây dựng và kinh doanh chợ (ưu tiên các thành phần kinh tế, cá nhân đang góp vốn hoặc kinh doanh tại chợ), xây dựng đề án, báo cáo UBND tỉnh Bình Định xem xét và quyết định. Trong quá trình triển khai phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và tỉnh.

- Đối với các chợ chưa có điều kiện chuyển đổi thì thành lập một BQL chợ hoạt động theo Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-BCT ngày 23/11/2014 của Bộ Công thương về phát triển và quản lý chợ. Mô hình tổ chức như sau:

+ BQL chợ trực tiếp quản lý một chợ lớn trung tâm.

+ Thành lập tổ quản lý chợ (trực thuộc BQL chợ) trực tiếp quản lý chợ còn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)