5. Phương pháp nghiên cứu
1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Ea Kar, tỉnh
tỉnh Đắk Lắk
Huyện Ea Kar là huyện nằm về phía Đông - Nam của tỉnh Đắk Lắk, nằm trên trục QL26, là cửa ngõ phía Đông nối tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh miền Trung. Trong những năm qua, việc phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Ea Kar được thể hiện qua thực hiện công tác quản lý nhà nước về chợ trên các mặt sau:
Công tác tuyên truyền các văn bản pháp luật về phát triển và quản lý chợ, phổ biến về chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác hay công tác vận động, gặp người dân để lấy ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng chợ… đều được các địa phương triển khai thông qua hệ thống truyền thanh của cơ sơ, các buổi sinh hoạt thôn nhằm nâng cao nhận thức của tiểu thương và người dân về sự cần thiết phải đầu tư xây dựng mới, nâng cấp chợ; đồng thời đây điều kiện để các cấp chính quyền địa phương nắm rõ và hướng dẫn giải đáp những thắc mắc cho các hộ tiểu thương kịp thời nhất.
Công tác phát triển đầu tư chợ: Năm 2018 chợ Cư Yang, xã Cư Yang đã được đầu tư sửa chữa, nâng cấp từ nguồn thu tiền các mặt bằng kiot chợ với tổng kinh phí là 2,9 tỷ đồng. Đến nay, dưới sự quản lý của Ban quản lý chợ thì chợ Cư Yang đã đi vào hoạt động ổn định và khá tốt. Năm 2019 sau khi Đảng ủy, HĐND xã đồng ý phương án đầu tư sửa chữa chợ Ea Pal, xã Ea Pal, UBND xã Ea Pal đã tổ chức họp các hộ kinh doanh tại chợ, đa số các tiểu thương đều thống nhất và tiến hành xây dựng từ nguồn tiền thu thuê các điểm kinh doanh trong chợ và một phần huy động từ các hộ tiểu thương trong chợ tự đầu tư xây dựng một số quầy, kiot. Đến nay, chợ trung tâm huyện Ea Kar
đã có HTX Thương mại và Dịch vụ Ea Kar trúng thầu quản lý kinh doanh và khai thác chợ; chợ Ea Tíh đã được chuyển đổi cho Công ty TNHH đầu tư kinh doanh khai thác chợ HTC quản lý và khai thác. Mặc dù trước đó có không ít những khó khăn, phức tạp nhưng từ khi chuyển đổi xã hội hóa quản lý chợ thì tình hình kinh doanh đã từng bước ổn định, sức mua của người tiêu dùng tăng lên, tạo được tâm lý yên tâm buôn bán cho tiểu thương tại chợ.
Nhìn chung, phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện luôn được các cấp chính quyền quan tâm nhưng vẫn không tránh khỏi những tồn tại và khó khăn như đa số các chợ đều được xây dựng lâu đời, cơ sở hạ tầng của chợ xuống cấp, diện tích kinh doanh trong chợ không đáp ứng được nhu cầu mua bán của người dân nơi đây. Vì đây là các chợ truyền thống có từ lâu nên hiện trạng về lối đi giữa các sạp hàng rất chật hẹp, thiếu các công trình phụ cần thiết như nhà vệ sinh, bãi giữ xe, nhà chứa rác thải, đường cống rãnh thoát nước cũng như về mỹ quan đô thị và an toàn giao thông, cháy nổ đều không đảm bảo; một số chợ có BQL chợ nhưng hoạt động chưa thật sự hiệu quả; việc sắp xếp các ngành hàng kinh doanh chưa phù hợp gây ô nhiễm môi trường; việc tự ý thay đổi mặt bằng phân lô đã được phê duyệt tại chợ xã Ea Tíh dẫn đến tình trạng đơn thư kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động chợ; đa số các chợ trên địa bàn là chợ hạng 3 có quy mô nhỏ, hiệu quả hoạt động không cao nên các DN, HTX không mặn mà với hình thức đầu tư tư nhân hóa vào các chợ trên địa bàn huyện.
Do đó, UBND huyện Ea Kar đã kêu gọi, khuyến khích đầu tư từ các Doanh nghiệp và Hợp tác xã có đủ năng lực và có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng, sửa chữa và quản lý, kinh doanh khai thác chợ đối với các chợ còn lại trên địa bàn như chợ 721 thuộc xã Cư Ni, chợ Ea Đar, chợ Bình Minh thuộc thị trấn Ea Knốp… Việc thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động chợ sẽ góp phần thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện. Bên
cạnh đó, các cơ quan chuyên môn huyện cần thường xuyên phối hợp với UBND các xã, thị trấn kiểm tra, hướng dẫn Ban quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ và các hộ tiểu thương tại chợ thực hiện đảm bảo các quy định về PCCC, bảo quản cơ sở hạ tầng chợ, VSMT, an toàn thực phẩm, đo lường sản phẩm…. và kịp thời báo cáo UBND huyện giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong công tác quản lý nhà nước về chợ. [17]