Thực trạng công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ và tổ chức thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 67 - 77)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ và tổ chức thực

thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ

Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ đã được các cấp chính quyền của huyện Tuy Phước rất quan tâm. UBND huyện Tuy Phước đã tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn huyện đến năm 2020 theo Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Quyết định số 6481/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ toàn quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; Quyết định số 09/2005/QĐ-UBND ngày 10/01/2005 của UBND tỉnh Bình Định v/v Phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 của UBND tỉnh Bình Định v/v Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định. Theo đó, hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước được quy hoạch như sau:

0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 18.00 20.00 2016 - 2018 2019 - 2020 C ái Giai đoạn Chợ hạng 1 Chợ hạng 2 Chợ hạng 3

Biểu đồ 2.2. Phân hạng chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020

Theo Báo cáo tình hình hoạt động chợ huyện Tuy Phước năm 2018 thì huyện Tuy Phước có 22 chợ. Đến năm 2020, huyện Tuy Phước có 23 chợ đạt tiêu chuẩn phân hạng quốc gia từ hạng 1 đến hạng 3, trong đó chợ hạng 3 chiếm tỷ lệ cao nhất với 19 chợ tương đương 82,60% tổng số chợ. Chợ hạng 2 có 03 chợ chiếm 13,00% tổng số chợ, chợ hạng 1 có 01 chợ chiếm 4,40% tổng số chợ trên địa bàn huyện.

Kể từ năm 2016, huyện Tuy Phước đã có nhiều chủ trương xây dựng, quy hoạch lại các chợ trên địa bàn nhằm hướng tới các mục tiêu:

- Cải tạo lại các chợ và hệ thống chợ trên địa bàn huyện, bao gồm cơ sở hạ tầng chợ, mở rộng diện tích chợ.

- Sửa chữa và nâng cấp các điều kiện thiết yếu cho hoạt động chợ như PCCC, hệ thống xử lý nước thải, chất thải, nhà giữ xe, sân nền bê tông…

- Cải tạo lại hệ thống giao thông khu vực xung quanh chợ. Trong đó, có thể kể đến một số quy hoạch điển hình sau:

Công trình chợ Diêu Trì cũ được di rời sang một địa điểm khác và xây dựng chợ Diêu Trì mới, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng đầu năm 2016. Chợ Diêu Trì mới được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách huyện thay thế chợ Diêu Trì cũ do cơ sở hạ tầng chợ xuống cấp, diện tích chật hẹp, không đảm bảo các điều kiện về PCCC, môi trường và văn minh thương mại. Tính đến năm 2021, chợ Diêu Trì là chợ lớn nhất và là chợ hạng 1 duy nhất trên địa bàn huyện Tuy Phước. Chợ có tổng diện tích đất là 16.420m2, diện tích xây dựng là 7.136m2; kết cấu chợ gồm 3 tầng: tầng 1 là 2.132m2, tầng 2 là 2.755m2, khu nhà lồng 2.085m2. Chợ nằm tại trung tâm huyện Tuy Phước và trên đường vào ga Diêu Trì nên có mặt lợi thế về dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện, việc buôn bán cũng trở nên sầm uất hơn. Năm 2019, dự án đường vào ga Diêu Trì, thị trấn Diêu Trì đã được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt tại Quyết định số 1755/QĐ-UBND ngày 24/5/2019. Đến nay, dự án đã thi

công hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ theo đúng kế hoạch đề ra. Việc này đã đóng góp rất lớn vào việc thúc đẩy giao thương tại chợ Diêu Trì phát triển hơn, nhờ hệ thống giao thông thuận tiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Trong công tác quy hoạch và phát triển hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, nhìn chung mục tiêu mà Nhà nước hướng đến là xây dựng các chợ đảm bảo yêu cầu hoạt động cả về hiệu quả kinh tế - xã hội lẫn về vấn đề vệ sinh môi trường nhằm nâng cao cải thiện các chợ hoạt động kém hiệu quả. Cụ thể, năm 2018, Chợ Tân Thuận tại xã Phước Thuận đã được UBND huyện đồng ý cho chủ trương hỗ trợ kinh phí xây dựng nâng cấp và cải tạo chợ, với tổng kinh phí hỗ trợ lên đến 200 triệu đồng. Cũng trong năm 2018, UBND huyện Tuy Phước đầu tư xây dựng chợ Bò tại thôn An Sơn 1, xã Phước An. Đây là chợ chuyên về buôn bán, trao đổi bò để giúp bà con nông dân trong huyện dễ tiếp xúc với thương lái, nhằm đảm bảo lợi ích của người chăn nuôi.

Đặc biệt, UBND huyện Tuy Phước nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống cơ sở hạ tầng chợ và khu dân cư xung quanh chợ nên một số chợ mặc dù chưa triển khai áp dụng việc quy hoạch trực tiếp nhưng được định hướng lâu dài cho vấn đề quy hoạch trong thời gian sau này. Ví dụ, chợ Quán Mối thuộc thôn Trung Thành, xã Phước Lộc được thành lập từ năm 1978 với hơn 70 hộ kinh doanh thường xuyên, trong đó có 30 hộ trong chợ và 40 hộ kinh doanh dọc tuyến đường gần chợ. So với các chợ khác trên địa bàn, chợ Quán Mối là một trong những chợ có chất lượng và điều kiện hoạt động bất cập về cơ sở hạ tầng, điều kiện dân cư, xuất hiện tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, chất lượng về VSMT, PCCC của chợ kém và không đảm bảo. Vì vậy, ngày 23/01/2019 theo đề nghị của Sở Công thương Bình Định và UBND huyện Tuy Phước, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có Công văn số 435/UBND-KT đồng ý chủ trương cho UBND huyện Tuy Phước triển khai

các thủ tục đầu tư xây dựng chợ Quán Mối và bổ sung chợ Quán Mối vào quy hoạch phát triển hệ thống chợ, tổng diện tích quy hoạch lên đến 4266.6m2.

Đối với chợ Gò Bồi tại xã Phước Hòa, chợ đã được đầu tư xây dựng mới, vốn đầu tư là 25.410 triệu đồng và đưa vào khai thác sử dụng năm 2019 đảm bảo hiệu quả hoạt động của chợ. Chợ được đầu tư về các trang thiết bị PCCC, hệ thống thoát nước thải, nhà vệ sinh…

Chợ An Trạch Chợ Gò Bồi

Chợ Diêu Trì Chợ Đại Chánh

Hình 2.3. Các chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Bên cạnh đó, một số chợ khác trong huyện cũng được cải tạo và nâng cấp để đảm bảo tính an toàn và thẩm mỹ, tạo điều kiện là nơi buôn bán uy tín cho cư dân trao đổi mua bán hàng hóa như chợ Văn Quang thuộc xã Phước Quang, chợ Tình Giang và chợ Đại Chánh thuộc xã Phước Hiệp.

Ngoài ra, một số đề xuất của các xã trên địa bàn cũng đề cập đến việc xin quy hoạch, mở rộng lại chợ nhưng không đủ điều kiện đáp ứng. Ví dụ như: Chủ tịch UBND xã Phước Lộc đã có ý kiến về việc xin mở rộng diện

tích chợ Cầu Gành tại thôn Phú Mỹ 1 tại Tờ trình số 126/TTr-UBND ngày 04/10/2016). Sau khi xem xét, Chủ tịch UBND huyện đã trả lời tại Văn bản số 1080/UBND-KTHT ngày 31/10/2016 không đồng ý về việc này, bởi thực trạng của chợ lúc bấy giờ gặp những bất cập như: Theo Quyết định số 09/2005/QĐ-UB ngày 10/01/2005 về việc Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 28/3/2011 về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Bình Định của UBND tỉnh Bình Định thì chợ Cầu Gành không có trong quy hoạch. Mặt khác, chợ Cầu Gành có vị trí địa lý nằm sát QL 1A và QL 19, việc họp chợ đã gây ra những ảnh hưởng về an toàn giao thông tại đây. Tình trạng người dân thường lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn cho người tham gia giao thông và mất mỹ quan đô thị. Do đó, xét về lâu dài cần di dời chợ sang địa điểm khác phù hợp hơn.

Một số công tác điển hình của UBND huyện Tuy Phước được ghi nhận từ năm 2016 – 2020 qua bảng 2.4 dưới đây.

Bảng 2.4. Một số công tác trong quy hoạch hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020

Tên chợ Nội dung Ngày

Chợ Diêu Trì

1. Ban hành phương án đấu giá, cho thuê các kiốt, lô, sạp chợ Diêu Trì mới huyện Tuy Phước

04/10/20 16 2. Cho chủ trương đầu tư xây dựng nhà để xe

tại chợ Diêu Trì

23/5/201 7 3. Về việc cho chủ trương tạm thu các phí tại

chợ Diêu Trì

22/06/20 17

4. Về việc phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Dự án: Chợ Diêu Trì

30/01/20 18

Tên chợ Nội dung Ngày

5. Cho chủ trương bố trí xây dựng điểm phân phối sản phẩm thịt gia súc tại chợ Diêu Trì

15/7/202 0

Chợ Gò Bồi

1. Thống kê hiện trạng chợ và danh sách các hộ tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Gò Bồi

05/01/20 18 2. Ban hành phương án bố trí sắp xếp lô sạp và

di dời chợ Gò Bồi, Phước Hòa, huyện Tuy Phước

18/06/20 18 3. Cho chủ trương điều chỉnh diện tích các lô

đất tại Khu quy hoạch dân cư chợ Gò Bồi, huyện Tuy Phước theo thực tế

18/07/20 19

Chợ Quán

Mối

1. Xây dựng chợ Quán Mối thôn Trung Thành, xã Phước Lộc

04/03/20 18

2. Phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Đồ án: Chợ Quán Mối và Khu dân cư xung quanh chợ tại thôn Trung Thành, xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước

05/08/20 20

Chợ Quán

Rạp

1. Cấp bổ sung kinh phí có mục tiêu năm 2016 cho UBND xã Phước Thành để xây dựng công trình: Nâng cấp cải tạo Chợ Quán Rạp

05/02/20 16

Chợ Tân Thuận

1. Cho chủ trương hổ trợ kinh phí xây dựng nâng cấp, cải tạo chợ Tân Thuận, xã Phước Thuận

11/08/20 18 2. Hỗ trợ kinh phí có mục tiêu năm 2019 cho

UBND xã Phước Thuận để xây dựng công trình: Xây dựng mái che hàng cá và BTXM giao thông nội bộ chợ Tân Thuận

20/09/20 19

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá về thực trạng quy hoạch phát triển hệ thống chợ

trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

TT Nội dung

Kết quả điều tra (Tỷ lệ %) Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ

1

Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện

2,09 11,31 42,27 23,71 20,62

2

Sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ tỉnh Bình

Định 9,79 18,56 31,75 27,53 12,37

3

Sự phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện

3,00 19,59 31,05 30,93 15,43

4

Phương án phát triển quy mô, bố trí vị trí ngành hàng kinh doanh tại chợ trong quy hoạch

4,01 5,15 35,39 38,96 16,49

5

Việc công bố thông tin quy hoạch chợ cho người dân được biết

2,89 11,54 21,65 43,30 20,62

6 Nghiên cứu, ra soát và điều

chỉnh quy hoạch chợ 3,20 17,53 23,71 32,99 22,57

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra

Kết quả điều tra, phỏng vấn chỉ ra rằng có 20,62% ý kiến cho rằng “Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện” rất tốt, 23,71% cho rằng tốt, 42,27% cho rằng bình thường, 11,31% cho rằng không tốt và 2,09% cho rằng rất không tốt. Khi được hỏi “Việc công bố thông tin quy hoạch chợ cho người dân được biết” và “Nghiên cứu, ra soát và điều chỉnh quy hoạch chợ” đều nhận được ý kiến đánh giá tốt với tỷ lệ từ 32% trở lên và đánh giá rất tốt với tỷ lệ trên 20%. Còn Khi được hỏi “Công tác quy

hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước có phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phước” và “Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước có phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ tỉnh Bình Định hay không”, cũng như “Phương án phát triển quy mô, bố trí vị trí ngành hàng kinh doanh tại chợ trong quy hoạch có tốt không” cũng đều nhận được ý kiến đánh giá tốt với tỷ lệ từ 27% – trên 30% và ý kiến đánh giá rất tốt với tỷ lệ từ trên 12% – trên 16%.

Như vậy, dưới sự quan tâm của lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành liên quan, công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, về cơ bản đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên với câu hỏi “Công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước có phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ tỉnh Bình Định hay không” tỷ lệ ý kiến cho rằng rất không tốt vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (9,79%). Điều này cho thấy công tác quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước so với quy hoạch mạng lưới chợ tỉnh Bình Định vẫn còn những điểm cần rà soát, điều chỉnh để phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của tỉnh Bình Định trong những năm tới, theo quá trình đô thị hóa, công nghiệp và hiện đại hóa. Về cơ bản thì công tác này phù hợp với quy hoạch mạng lưới chợ của cả nước, với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện rõ rệt qua bộ dáng kết cấu xây dựng, cơ sở hạ tầng của các chợ. Bên cạnh đó, công tác công bố thông tin quy hoạch chợ cho người dân được biết cũng chính là cơ sở để công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện đạt được hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch phát triển chợ tại địa phương vẫn còn một số hạn chế như việc phân bố các chợ chỉ tập trung ở những nơi đông dân cư, kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến việc mọc lên nhiều chợ tạm, chợ cóc, ảnh hưởng tới giao thông đi lại; số lượng các chợ có quy mô nhỏ còn nhiều, chưa bảo đảm được công tác vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, PCCC…

Điều này cũng chứng tỏ rằng, mỗi quyết định quy hoạch phát triển chợ đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải luôn nhạy bén, xem xét tình hình thực trạng khu vực để áp dụng vào thực tế. Mỗi đề xuất hay quyết định đều được các cán bộ, công chức nghiên cứu kỹ càng những số liệu và phân tích cụ thể về cuộc sống, nhu cầu của người dân trên địa bàn. Việc quy hoạch phát triển chợ phải gắn với lợi ích của người dân và môi trường xã hội lên hàng đầu.

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng về công tác tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh

Bình Định T

T Nội dung

Kết quả điều tra (Tỷ lệ %) Rất không tốt Không tốt Bình thườn g Tốt Rất tốt Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển hệ thống chợ

1 Công tác đầu tư xây dựng chợ

mới 9,04 22,68 39,24 20,73 8,31

2 Công tác xây dựng, nâng cấp, cải

tạo chợ 10,49 19,56 44,67 18,06 7,22

3 Sắp xếp khu vực, phân lô buôn

bán các mặt hàng hợp lý 7,01 13,46 38,14 26,80 14,59

4 Đầu tư xây dựng đường xá, giao

thông, đặc biệt khu vực gần chợ 6,21 12,15 46,50 21,65 13,49

5

Chỉ đạo, hướng dẫn đôn đốc các BQL kinh doanh, khai thác và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 67 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)