5. Phương pháp nghiên cứu
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về hệ thống chợ
Việc quản lý của Nhà nước về hệ thống chợ có rất nhiều yếu tố tác động vào, cụ thể như sau:
* Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội tác động đến công tác quy hoạch mạng lưới chợ, sự phân bố, số lượng, quy mô chợ và các công tác khác trong quản lý nhà nước về hệ thống chợ và các hoạt động của các chủ thể tham gia hoạt động tại các chợ.
Dựa vào những đặc thù riêng như điều kiện vị trí địa lý, sự tăng trưởng phát triển nền kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà mỗi địa phương sẽ có những phương án quy hoạch mạng lưới chợ, quy mô chợ phù hợp hay phân bố đa dạng các mặt hàng, các hình thức kinh doanh nhằm khai thác tối ưu hoạt động và nhu cầu kinh doanh mua bán của dân cư tại đó.
Hệ thống chợ góp phần vào chiến lược phát triến kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến hệ thống chợ, sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế - xã hội thúc đẩy gia tăng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ, đó cũng chính là cơ sở gia tăng, phát triển về số lượng, quy mô chợ, cơ cấu mặt hàng và phương thức giao dịch tại chợ để đáp ứng nhu cầu thị trường.
* Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật của Trung ương
Hệ thống văn bản, quy định pháp luật của Trung ương đến địa phương cũng tác động tới quản lý nhà nước về hệ thống chợ. Bởi vì hệ thống các văn bản pháp luật Nhà nước đều có tính chất quản lý, định hướng phát triển và
không đầy đủ, kịp thời thay đổi và đi sát với tình hình thực tế thì cũng hạn chế tới sự phát triển của hệ thống chợ. Vì thế, khi hệ thống pháp luật đầy đủ, thuận tiện thì có những tác động tích cực, thuận lợi đến quản lý nhà nước về hệ thống chợ cấp địa phương.
Khi một địa phương có những cơ chế, chính sách ưu đãi cùng với hệ thống văn bản pháp luật rõ ràng sẽ thu hút các nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh và khai thác chợ. Bên cạnh đó, còn giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại địa phương.
Các cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống chợ cần có sự phối hợp chặt chẽ, tránh chồng chéo về chức năng cũng như nhiệm vụ, quyền hạn với nhau sẽ phát huy có hiệu quả vai trò của công tác quản lý nhà nước.
* Cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng hiện đại, giao thông thuận tiện sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của hệ thống chợ. Nếu cơ sở hạ tầng kém thì sẽ hạn chế năng lực quản lý nhà nước, bên cạnh đó người mua sẽ chọn nơi có điều kiện tốt hơn, thuận lợi đi lại để dễ dàng mua sắm.
* Hệ thống công nghệ thông tin
Việc ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ vào công quản lý nhà nước nói chung và đối với hệ thống chợ nói riêng sẽ tiết kiệm được ngân sách, rút ngắn thời gian cập nhật các văn bản của các cấp triển khai, đem lại nhiều tiện ích trong công tác quản lý, điều hành như kịp thời, chính xác và tiện lợi. Điển hình như báo cáo nhanh về tình hình cung cầu hàng hóa dịp tết hay theo dõi diễn biến thị trường hàng hóa trong các dịp cao điểm…
* Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về hệ thống chợ
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành đầy đủ các nghị định về phân công chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND các cấp, thống nhất quản lý từ trung ương đến địa
phương. Từ đó tránh được sự chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn về chức năng cũng như nhiệm vụ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau. Sự phối hợp giữa các các cơ quan quản lý nhà nước về hệ thống chợ tạo ra tính đồng bộ, phát huy vai trò của công tác quản lý nhà nước.
* Trình độ, năng lực nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ
Việc phát triển và quản lý chợ chịu sự ảnh hưởng do trình độ, năng lực nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ. Cơ chế chính sách tạo điều kiện thu hút đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ tuy nhiên cũng đòi hòi những DN, HTX, tổ chức kinh tế khác có đủ năng lực tài chính và trình độ đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
Đội ngũ cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước cần có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm công việc cao, quá trình làm việc khoa học, có kế hoạch thì việc quản lý nhà nước về hệ thống chợ mới đạt hiệu quả.
* Ý thức của các hộ thương nhân kinh doanh tại chợ
Việc các tiểu thương chấp hành tốt những quy định về ATVSTP, vệ sinh môi trường, PCCC, phòng chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại... sẽ góp phần tạo điều kiện đưa các chợ hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả vai trò của hệ thống chợ đối với nền kinh tế của địa phương.