Tăng cường công tác giám sát hoạt động, kiểm tra các chợ trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 105 - 108)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.5. Tăng cường công tác giám sát hoạt động, kiểm tra các chợ trên địa bàn

bàn huyện Tuy Phước

 Giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ

Để thực hiện việc giám sát, kiểm tra công tác quản lý chợ, cần tập trung vào một số biện pháp cụ thể sau:

Một là, tăng cường công tác kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước đối với công tác quản lý chợ trên địa bàn. Đặc biệt là việc chấp hành các quy định nội quy chợ, quy định luật pháp: về tiêu chuẩn hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường, chống hàng giả và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế ngân sách Nhà nước.

Hai là, tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi về hoạt động mua bán; chống hàng giả; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực hiện các quy định Nhà nước về

hoạt động kinh doanh tại các hệ thống phân phối; xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp tuyên truyền về an toàn thực phẩm, chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ba là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ chuyên trách trong các lĩnh vực như: quản lý chợ, an toàn thực phẩm, chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại địa phương, đủ khả năng quản lý, điều hành, xử lý và tư vấn, giải quyết các công việc thuộc nghiệp vụ chuyên môn; khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm đánh giá và đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý hệ thống phân phối, các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng ATVSTP và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn huyện; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ hoặc cho vay vốn để các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn và hiệu quả, xây dựng thương hiệu; bổ sung biên chế làm công tác chuyên trách theo dõi công tác quản lý chất lượng, ATVSTP cho các đơn vị, UBND các cấp từ nguồn thu hút nhân tài; sinh viên tốt nghiệp khá, giỏi tại các trường Đại học.

Bốn là, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành Công thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai công tác quản lý, giám sát chống hàng giả, ATVSTP trên địa bàn huyện, nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng tham gia giám sát hàng hóa lưu thông trên thị trường, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu như trái cây Trung Quốc, sản phẩm gia cầm,… phối hợp với các ngành có liên quan để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo quy định của Pháp luật.

Năm là, khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện xã hội về quản lý, đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thương mại ở khu vực nông thôn (chợ, cửa hàng tự chọn…); giám sát chặt chẽ nguồn gốc

thực phẩm nhập vào thị trường huyện; phát hiện và ngăn chặn kịp thời hàng giả, hàng không đảm bảo ATVSTP; xây dựng đề án phát triển mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn trên địa bàn huyện; khuyến cáo người tiêu dùng nên lựa chọn các sản phẩm kỹ trước khi mua về sử dụng; đồng thời công bố danh sách các tổ chức, cá nhân vi phạm về ATVSTP trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người tiêu dùng biết để không sử dụng.

 Xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm

Việc xử lý đối với các hành vi vi phạm trong quản lý hệ thống chợ, cần phải có những sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho những bộ phận, cá nhân thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra, phát hiện những vụ việc vi phạm và xử lý kịp thời.

Việc trước mắt, đồng thời cũng vô cùng quan trọng đối với huyện Tuy Phước là xử lý đối với các chợ tự phát. Chính quyền địa phương các cấp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để kiên quyết giải toả các tụ điểm chợ tạm, chợ cóc lấn chiếm lòng lề đường gây mất trật tự an toàn giao thông hoặc xung quanh các chợ chính thức. Việc thu thuế của những hộ kinh doanh ở các tụ điểm này là rất khó khăn. Vì thế đây được coi là một đối thủ cạnh tranh với các chợ chính thức. Để nhanh chóng chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng chợ thì việc giải toả các tụ điểm chợ tự phát này là việc làm cấp thiết hiện nay. Để giải toả các chợ tự phát cần thực hiện các biện pháp sau:

- Thực hiện đồng bộ trên toàn địa bàn huyện và thường xuyên, liên tục về việc giải toả các chợ tự phát nhằm tránh tình trạng giải toả chỗ này thì các tiểu thương lại chuyển sang chỗ khác.

- Ngăn chặn kịp thời các tụ điểm các tụ điểm kinh doanh tự phát mới phát sinh, kiên quyết giải toả các điểm kinh doanh lưu động, các tiểu thương lấn chiếm lòng, lề đường.

- Đối với các chợ tự phát hình thành từ những nơi có nhu cầu về chợ (các khu dân cư tập trung, các khu đô thị mới…) nhưng chưa có chợ chính thức, việc giải toả các chợ tự phát phải đồng thời gắn với việc xây dựng chợ mới nhằm đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của dân cư. Trong quá trình chờ xây dựng chợ mới, cần duy trì các chợ tự phát trong một thời gian nhất định nhưng tổ chức sắp xếp lại, tăng cường công tác quản lý không cho chợ phát sinh thêm.

- Áp dụng cơ chế quản lý thông qua đăng ký kinh doanh và các quy định hiện hành để giải toả các chợ tự phát. Các hộ kinh doanh phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu không có thì cơ quan chức năng sẽ xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.

- Thực hiện nghiêm túc những quy định về an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn PCCC để điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của các hộ tiểu thương. Xử lý các vi phạm của người mua hàng nếu như dừng xe mua hàng ở lề đường gây cản trở giao thông.

- Thực hiện công tác tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh tự phát trong việc giải toả các chợ tự phát. Chính quyền địa phương phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, nhất là chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên và những người có uy tín trong huyện để tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức của người dân chấm dứt tình trạng mua bán lấn chiếm lòng, lề đường...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện tuy phước, tỉnh bình định (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)