5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.1. Định hướng về phát triển và đầu tư hệ thống chợ
Hiện tại mạng lưới chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước đang ngày càng phát triển và chiếm vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế - đô thị hóa xã hội và dân cư.
Trong giai đoạn tiếp theo, cụ thể là giai đoạn 2021 - 2025, huyện đã có những đề xuất về việc phát triển xây dựng và cải tạo lại một số chợ khác trong khu vực, nhằm thúc đẩy hoạt động chợ tại địa phương phát triển hơn. Đặc biệt là các chợ ở xã vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn, dân số thưa thớt phân tán, nhu cầu mua bán còn ít. Tình trạng chợ bị xuống cấp, không đảm bảo được các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, vệ sinh môi trường, ATVSTP. Việc định hướng phát triển chợ tại các xã còn khó khăn sẽ giúp rất nhiều trong việc thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp, thương nhân, kích ứng đời sống dân cư được cải thiện hơn. Trong đó một số chợ đã được đầu tư kinh phí nâng cấp và cải tạo xây dựng, cụ thể Quyết định số 7499/QĐ-UBND của UBND huyện ngày 23/11/2020 các chợ gồm: Chợ Cây Xanh, Chợ An Trạch, Chợ Quán Rạp thuộc xã Phước Thành sẽ được hỗ trợ 600 triệu đồng. Chợ không chỉ là một loại hình thương mại kinh tế mà còn là một trong những công trình phục vụ cho lợi ích cho xã hội và người dân, có những đóng góp thiệt thực với vai trò lớn cho cuộc sống hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu cuộc sống. Chính vì vậy từ trước tới nay Nhà nước đã nhận định được tầm quan trọng của chợ mà có những chủ trương đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo chợ.
Không chỉ huyện Tuy Phước nói riêng mà cả nước nói chung, Nhà nước luôn đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp vải tạo chợ. Đặc biệt đây được xem là một trong những biện pháp tối ưu dễ dàng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhất, được áp dụng triển khai tại các vùng còn khó khăn mà hiệu quả nó mang lại thực sự rõ rệt.
Tuy nhiên, quan điểm về lâu dài định hướng phát triển và đầu tư xây dựng chợ của cơ quan quản lý nhà nước là ngoài nguồn ngân sách của Nhà nước sẽ thu hút thêm nguồn vốn đầu tư của các tổ chức doanh nghiệp, thương nhân tham gia vào đấu thầu góp vốn xây dựng để không chỉ mỗi hoạt động xây dựng phát triển mà còn giúp khai thác hiệu quả hoạt động buôn bán tại chợ sau này, giúp giảm gánh nặng ngân sách và sự lệ thuộc vào Nhà nước quá nhiều. Đây là quan điểm đánh dấu mốc chuyển biến quan trọng.
Nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng mạng lưới chợ có quy mô, cơ cấu hợp lý, đảm bảo các tiêu chuẩn về thiết kế, an toàn thực phẩm góp phần đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại và phục vụ tốt cho người tiêu dùng đảm bảo văn minh thương mại, đòi hỏi các yếu tố khác cần được nghiên cứu chặt chẽ và phù hợp như :
- Xác định được phạm vi xây dựng, phạm vi hoạt động cũng như sức lan tỏa và ảnh hưởng của chợ.
- Đánh giá được quy mô đầu tư và khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, thương nhân.
- Xác định được phương thức đầu tư hợp lý phù hợp : góp vốn đầu tư, hỗ trợ ban đầu, đầu tư riêng lẻ vào hạng mục trên cơ sở phương án quan lý, tổ chức và khai thác hoạt động chợ.
- Việc đầu tư, xây dựng chợ chợ mới hay cải tạo chợ phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới chợ và đảm bảo thiết kế theo Tiêu chuẩn
Quốc gia TCVN 9211: 2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế” do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn - Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 12 năm 2012. Cụ thể về kết cấu cơ sở hạ tầng hoặc các yêu cầu thiết yếu cơ bản như lô sạp, ki-ốt để các hộ kinh doanh thuận tiện bán buôn, đảm bảo VSMT và ATTP, đặc biệt là nguồn nước và khu gom thu rác thải.
- Địa điểm xây dựng không ảnh hưởng đến giao thông đi lại, bảo đảm sự bố trí hợp lý để không ảnh hưởng đến các loại hình kinh doanh khác: tạp hóa, siêu thị, cửa hàng bán lẻ…