5. Phương pháp nghiên cứu
1.3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Chương Mỹ,
Mỹ, Hà Nội
Huyện Chương Mỹ là một huyện thuộc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố tầm 20km, có khoảng 23 chợ đang hoạt động. Từ năm 2011, trên cơ sở Quyết định số 12/2011/QĐ-UBND ngày 09/3/2011 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội; huyện Chương Mỹ đã có những bước đi đáng kể và gặt hái được nhiều kinh nghiệm, cụ thể như sau:
Việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ đã tạo điều kiện, phát triển kinh tế - xã hội, giúp cải thiện tình trạng hoạt động chợ và kinh doanh hiệu quả. Để thực hiện việc này, UBND thành phố Hà Nội đã thực hiện các cuộc khảo sát và nắm rõ những mặt yếu kém, chưa được của phương pháp quản lý cũ và đưa ra những giải pháp đúng đắn hiệu quả; tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị, tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về năng lực cũng như về tài chính để tham gia đấu thầu quản lý chợ theo mô hình và phương pháp quản lý mới; giải quyết những khó khăn và ý kiến của các hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ bằng phương pháp tuyên truyền, vận động, giải thích rõ ràng cụ thể và đưa ra các chính sách hỗ trợ cần thiết nhằm đảm bảo được lợi ích của dân cư.
Ví dụ như tại chợ Đông Phương Yên, trước thời điểm chuyển đổi mô hình quản lý, chợ đã được khai thác và sử dụng nhiều năm nên tình trạng
xuống cấp của chợ đã đến mức nghiêm trọng, cơ sở hạ tầng xập xệ, mái tôn chợ mục nát, dột nhiều chỗ đã gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường tại chợ, về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm lẫn công tác phòng cháy chữa cháy đều không được đảm bảo an toàn để kinh doanh buôn bán. Bên cạnh đó, người dân còn tự ý sửa chữa, cải tạo và chuyển đổi các lô sạp kinh doanh không xin phép BQL chợ. Tình trạng buôn bán lấn chiếm lòng lề đường xung quanh chợ cũng đã làm chợ mất mỹ quan và khai thác kinh tế kém hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi HTX Thương mại Việt Phương trúng thầu làm đơn vị quản lý và khai thác chợ Đông Phương Yên, bước đầu đã thu được những phản hồi tích cực, góp phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước khoảng 60 triệu đồng/năm. Chợ đã được hoạt động trong điều kiện đảm bảo hơn về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm, có đầy đủ hệ thống phụ trợ như: nhà vệ sinh, công trình điện, nước, bãi để xe... phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Nhờ những cải tiến và nâng cấp của HTX Thương mại Việt Phương mà chợ Đông Phương Yên trở nên khang trang, sạch sẽ, đảm bảo tốt các điều kiện để người dân nơi đây có thể giao thương thuận lợi và dễ dàng hơn với các chi phí hợp lý hơn (mức thuê các ki-ốt chỉ còn 60% - 70% so với giá cũ). [5]