5. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hệ thống chợ
Tại huyện Tuy Phước, dưới những chủ trương định hướng Nhà nước, UBND tỉnh Bình Định đã có những chỉ đạo cho UBND huyện để đảm bảo các hoạt động chợ tại địa phương được ổn định và hiệu quả. Một trong số đó là tổ chức thành lập bộ máy quản lý nhà nước tại các chợ trên địa bàn.
So với các tỉnh thành khác, hình thức quản lý chợ của Nhà nước gồm 3 dạng là BQL chợ, Doanh nghiệp và Hợp tác xã. Riêng đối với huyện Tuy Phước kể từ khi các chợ xây dựng và thành lập cho đến năm 2019 thì trên
90% chợ tại huyện có chung một đặc điểm là do Nhà nước quản lý thông qua Ban quản lý chợ, trừ một số chợ không có BQL chỉ giao cho một cán bộ xã phụ trách như chợ Phú Trung và chợ Quán Mối.
Đối với việc quản lý chợ Diêu Trì mới, tuy đây là chợ hạng 1 sau khi thành lập phải tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp hoặc HTX khai thác và quản lý chợ. Nhưng xuất phát từ thực tế chợ Diêu Trì về bản chất vẫn còn dáng dấp là chợ nông thôn nên việc tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ sẽ gặp một số khó khăn như chính sách hỗ trợ các tiểu thương khi di dời sang chợ mới, phương án thu hồi lại nguồn vốn đầu tư do UBND huyện đã bỏ ra đầu tư… Do đó, UBND tỉnh Bình Định đã đồng ý cho phép UBND huyện Tuy Phước chuyển đổi, kiện toàn BQL chợ Diêu Trì cũ do UBND thị trấn Diêu Trì quản lý thành đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện.
Đến năm 2020, toàn huyện chỉ có duy nhất chợ Phước Nghĩa đã chuyển sang HTX quản lý chợ. Tuy nhiên, theo định hướng lâu dài UBND huyện sẽ chuyển đổi dần sang hình thức cho DN và HTX kinh doanh, khai thác và quản lý chợ để đảm bảo hoạt động của chợ hiệu quả hơn, giúp người dân, các cá nhân, tổ chức doanh nghiệp tham gia vào hoạt động chợ, tăng tính công bằng, lành mạnh và giảm được một phần nhân lực cho cơ quan quản lý nhà nước.
Theo báo cáo năm 2021 của các xã, thị trấn về tình hình hoạt động chợ trên toàn huyện, một số chợ hoạt động vẫn không có BQL chợ mà giao cho cán bộ ở xã có trách nhiệm quản lý như chợ Quán Mối và chợ Phú Trung.
Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) thì chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các BQL chợ trên địa bàn huyện được UBND huyện Tuy Phước quy định qua 3 mô hình tổ chức quản lý chợ cụ thể như sau:
i) Mô hình BQL quản lý chợ
Trên địa bàn huyện hiện nay hầu hết các chợ do BQL quản lý. Các chợ này đều do huyện đầu tư xây dựng. UBND huyện căn cứ vào tính chất, đặc điểm và quy mô của các chợ này đã lập ra các BQL. Đối với việc giao trách nhiệm quản lý cho BQL chợ, cần phải trải qua một số quy trình chặt chẽ như: quyết định thành lập, quy định nội dung trách nhiệm quản lý, quyền hạn và nghĩa vụ của BQL chợ cụ thể: Tổ Hành chính Tổ Bảo vệ Tổ Môi trường Tổ Kiểm tra
Sơ đồ 2. 1. Mô hình cơ cấu BQL tại các chợ của huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
Nguồn: Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
* Về chức năng: BQL thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ trong phạm vi chợ được giao quản lý theo quy định của pháp luật.
* Về nhiệm vụ và quyền hạn: - Trình UBND huyện quyết định:
UBND huyện
Phó Trưởng ban Ban Quản lý chợ
+ Phê duyệt Phương án sử dụng điểm kinh doanh và bố trí, sắp xếp các ngành nghề kinh doanh tại chợ.
+ Quy định cụ thể việc việc sử dụng, thuê thời hạn thuê với các biện pháp quản lý điểm kinh doanh tại chợ.
+ Phê duyệt Nội quy chợ.
+ Phê duyệt Phương án đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
+ Phê duyệt Kế hoạch sửa chữa lớn, nâng cấp cơ sở vật chất và phát triển các hoạt động của chợ khi có nhu cầu.
- Quyết đinh việc tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật để lựa chọn thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án đã duyệt.
- Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ theo phương án đã được duyệt.
- Tổ chức, quản lý, điều hành chợ hoạt động, tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm Nội quy chợ.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Tổ chức kinh doanh, phát triển các dịch vụ hỗ trợ như: trông giữ phương tiện vận chuyển, bốc xếp hàng hoá, cho thuê kho bảo quản cất giữ, kiểm định số lượng, chất lượng hàng hoá, vệ sinh môi trường… và các hoạt động khác trong phạm vi chợ phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của thương nhân và các loại phí, lệ phí về chợ theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đoàn thể tổ chức thông tin kinh tế - xã hội, phổ biến hướng dẫn thực hiện các chính sách,
các quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ.
- Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và kết quả tài chính của BQL chợ theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
* Về tổ chức:
- Mỗi BQL đều có Trưởng ban quản lý và 1 Phó trưởng ban. Bên dưới là các tổ dịch vụ như trông giữ xe, vệ sinh, bảo vệ…
- Trưởng ban, Phó trưởng ban do Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật.
- Trưởng BQL chợ phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện về toàn bộ hoạt động của chợ và của BQL chợ. Phó trưởng ban có trách nhiệm giúp Trưởng ban và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ do Trưởng ban phân công.
- Các Trưởng BQL chợ quyết định việc tổ chức các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ giúp việc quản lý, điều hành hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tại chợ; ký hợp đồng tuyển dụng lao động, các hợp đồng khác với các cơ quan, doanh nghiệp về đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy, an ninh trật tự… trong phạm vi chợ.
ii)Mô hình HTX quản lý chợ
Hiện tại trên địa bàn huyện có 1 chợ do HTX quản lý. Đây là chợ do UBND xã làm chủ đầu tư nhưng thực chất là vốn của các HTX - đây là nguồn vốn đóng góp, hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị có dự án trên địa bàn xã.
* Về chức năng:
+ HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ hoạt động theo Luật HTX và các văn bản quy định của pháp luật hiện hành.
+ Các HTX thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của chợ và tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi chợ quản lý.
* Về nhiệm vụ, quyền hạn: Các HTX kinh doanh khai thác và quản lý chợ có trách nhiệm và quyền hạn tổ chức thực hiện các công việc sau:
+ Tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ.
+ Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
+ Xây dựng Nội quy chợ trình UBND xã phê duyệt; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
+ Bố trí sắp xếp các khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của tiểu thương nhân kinh doanh.
+ Ký hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ.
+ Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vũ đối với Nhà nước của tiểu thương nhân kinh doanh tại chợ.
+ Tổng hợp tình hình hoạt động của chợ và báo cáo định kỳ cho phòng Kinh tế - Kế hoạch của xã quản lý theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.
iii)Mô hình giao một cán bộ xã quản lý
Mô hình này xuất phát từ việc chợ Quán Mối và chợ Phú Trung giao cho cán bộ ở xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ và xử lý các vi phạm theo sự chỉ đạo của UBND xã , sau đó tổng hợp tình hình hoạt động của chợ và báo cáo định kỳ cho UBND xã.
Nhìn chung hầu hết các chợ có BQL thì mô hình quản lý cơ cấu BQL đều có cấu trúc như trên. Tuy nhiên tùy theo phạm vi, quy mô và tài chính của chợ mà sẽ có nhân sự đầy đủ hoặc ít hơn so với những gì mô phỏng qua sơ đồ. Chẳng hạn như với một số chợ như Chợ Lục Lễ, chợ Tình Giang, chợ Đại
Chánh… số lượng dao động chỉ từ 03 - 05 người trong BQL. Các chợ khác có quy mô diện tích lớn hơn, cơ sở hạ tầng nhiều hơn thì số lượng nhân viên trong BQL khoảng 11 - 13 người đảm bảo được chuyên môn và trách nhiệm được giao giải quyết công việc.
Dựa vào những phân tích trên, ta có thể thấy bước đầu về thực trạng mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tại các chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước trong thời gian qua đã đáp ứng được sơ bộ yêu cầu về tổ chức, cấu trúc quản lý theo hình thức BQL. Việc thành lập BQL chợ để quản lý và điều hành hoạt động chợ tại địa phương bên cạnh những lợi ích như bảo đảm được tính chuyên môn, xử lý nhanh nhạy và kịp thời các sự cố hoạt động, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước thì cũng tồn tại những bất cập và hạn chế nhất định. Ta có thể kể ra được một số thực trạng yếu kém như sau:
- Mô hình quản lý chợ tại huyện Tuy Phước vẫn chưa phát triển theo tinh thần của Nghị định 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, chủ yếu là BQL chợ, tiến độ thực hiện chuyển đổi sang mô hình Doanh nghiệp hay HTX quản lý và khai thác chợ vẫn còn chậm.
- Tình trạng quản lý và khai thác chợ kém hiệu quả do hạn chế về trình độ, năng lực và thiếu kinh nghiệm. Một số BQL chợ được thành lập, tuy hoạt động được đánh giá là ổn định, xong thực tế lại kém hiệu quả. Chính vì quản lý còn lỏng lẽo và trách nhiệm chưa cao nên công tác thu các loại phí, lệ phí tại chợ còn chậm; công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách, quy định pháp luật chưa thường xuyên; tình trạng chợ dơ bẩn vẫn còn. BQL chưa thực sự nghiêm khắc xử lý các cá nhân, hộ kinh doanh vi phạm Nội quy chợ hay liên quan đến chất lượng hàng hóa, trong đó việc cơ bản là đảm bảo lợi ích
người tiêu dùng thông qua giám sát chất lượng, trọng lượng cân hàng hóa. Thực tế những vi phạm này vẫn tái diễn do y thức tham gia hoạt động chợ của một bộ phận người dân còn kém, đòi hỏi BQL chợ cần phải tuyên truyền, vận động các tiểu thương kinh doanh văn minh, lành mạnh. Mặt khác, tại các chợ phải trang bị cân đối chứng, thiết bị đo lường để người tiêu dùng tự kiểm tra.
- Kinh phí hoạt động của BQL chợ chủ yếu do Nhà nước cấp nên còn thấp, khả năng hoạt động kinh doanh sinh lời vẫn còn rất hạn chế, nguồn thu của chợ chỉ đủ để bảo đảm nguồn chi.
Tại một số chợ, việc quản lý thu chi của BQL chợ rơi vào tình trạng hoạt động kém hiệu quả hay thâm hụt và dùng cả ngân sách Nhà nước bù lỗ như Chợ Diêu Trì năm 2020 thâm hụt 95.579.799 đồng.
0 200.000.000 400.000.000 600.000.000 800.000.000 1.000.000.000 1.200.000.000 1.400.000.000 1.600.000.000
Diêu Trì Háo Lễ Gò Bồi Quán Cẩm
Đồ
ng
chợ
Thu Chi
Biểu đồ 2. 1 Tình hình thu chi của BQL một số chợ điển hình tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định năm 2020
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành khảo sát về công tác quản lý nhà nước về hệ thống chợ tại huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Số phiếu khảo sát phát ra là 100 phiếu và thu về 97 phiếu hợp lệ. Mẫu được thống kê mô tả như sau:
Tỷ lệ người tham gia trả lời chủ yếu là nữ (71,13%), ở độ tuổi từ 25 – 40 (50,52%) và có thời gian sinh sống tại địa phương trên 10 năm (53,61%) (xem bảng 2.2). Kết quả này sẽ giúp phản ánh tương đối chính xác tình hình quản lý nhà nước về hệ thống chợ trên địa bàn huyện bởi nữ giới sẽ thường xuyên đi chợ hơn nam giới, đồng thời những người ở độ tuổi từ 25 – 40 tuổi và có thời gian sống tại địa phương trên 10 năm sẽ nắm bắt các chính sách quản lý nhà nước về hệ thống chợ cũng như việc thực hiện các chính sách đó trên địa bàn mình sinh sống tốt hơn các nhóm đối tượng khác do trình độ và khả năng tiếp nhận các thông tin, chính sách ở nhóm này nhanh nhạy hơn.
Bảng 2.2. Thống kê mẫu khảo sát
TT Tiêu chí Số lượng
(Người) Tỷ lệ (%) 1 Giới tính 97 100,00 Nam 28 28,87 Nữ 69 71,13 2 Độ tuổi 97 100,00 Dưới 25 tuổi 17 17,53 Từ 25 – 40 tuổi 49 50,52 Trên 40 tuổi 31 31,96
3 Thời gian sinh sống tại địa
phương 97 100,00
Dưới 5 năm 18 18,56
Từ 5 - 10 năm 27 27,84
Trên 10 năm 52 53,61
Theo kết quả điều tra khảo sát trong bảng 2.3 về công tác tổ chức bộ máy quản lý chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định khi được hỏi “Hoàn thiện bộ máy quản lý chợ”, có 15,46% ý kiến cho rằng rất tốt, 23,71% ý kiến cho rằng tốt, 48,45% ý kiến cho rằng ở mức độ bình thường, 10,37% ý kiến cho rằng không tốt và 2,01% cho rằng rất không tốt.
Bảng 2.3. Kết quả đánh giá thực trạng về công tác tổ chức bộ máy quản lý chợ trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
TT Nội dung
Kết quả điều tra (Tỷ lệ %) Rất không tốt Không tốt Bình thường Tốt Rất tốt Công tác tổ chức bộ máy quản
lý chợ
1 Hoàn thiện bộ máy quản lý
chợ 2,01 10,37 48,45 23,71 15,46 2 Chuyển đổi cơ cấu quản lý
chợ 3,16 6,25 31,86 39,14 19,59 3 Hiệu quả quản lý chợ của
cơ quan quản lý 12,20 40,45 25,80 11,42 10,13
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả điều tra
Khi được hỏi “Chuyển đổi cơ cấu quản lý chợ”, có 19,59% ý kiến cho rằng rất tốt, 39,14% ý kiến cho rằng tốt, 31,86% ý kiến cho rằng ở mức độ bình thường, 8,25% ý kiến cho rằng không tốt và 3,16% cho rằng rất không tốt. Còn khi được hỏi “Hiệu quả quản lý chợ của cơ quan quản lý”, có 10,31% ý kiến cho rằng rất tốt, 11,42% ý kiến cho rằng tốt, 25,80% ý kiến cho rằng ở mức độ bình thường, có đến 40,45% ý kiến cho rằng không tốt và 12,20% cho rằng rất không tốt. Điều này chứng tỏ rằng công tác tổ chức bộ máy quản lý