5. Phương pháp nghiên cứu
3.2.4. Nâng cao hiệu quả quản lý chợ của cơ quan quản lý
Việc phát triển các hoạt động thương mại nói chung và phát triển chợ nói riêng trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2021 – 2025 và định hướng đến năm 2030 sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành sản xuất, các hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói riêng (đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại). Mặt khác, những thay đổi về các chính sách kinh tế và quản lý kinh tế của Nhà nước trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta trong các năm tiếp theo cũng sẽ gây tác động trực tiếp đến quá trình phát triển chợ trong thời kỳ tới. UBND huyện Tuy Phước theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các Sở, Ngành của huyện để kiện toàn bộ máy
quản lý nhà nước về hệ thống chợ, cần phải xác định và quy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của các phân cấp quản lý. Cụ thể như:
- Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong quá trình thực hiện: Việc chuyển đổi mô hình tổ chức BQL chợ thành lập công ty cổ phần, HTX hoặc công ty tư nhân kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải đƣợc tiến hành khẩn trương nhưng thận trong, từng bước vững chắc, phải tổ chức thí điểm, rút kinh nghiệm rồi mới nhân rộng ra. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải xác định rõ trách nhiệm của các phòng, ban chức năng việc chuyển đổi mô hình thực sự đem lại hiệu quả cao.
- Quy định rõ mối quan hệ và phân cấp quản lý chợ:
+ Về mối quan hệ: Quan hệ giữa UBND huyện với các tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ trên địa bàn là quan hệ giữa Nhà nước (thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hệ thống chợ) với đơn vị kinh tế (tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ). Các bên đều có nghĩa vụ thực hiện theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật. Các đơn vị kinh tế tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, sự quản lý của chính quyền địa phương và thực hiện các quy định của Nhà nước. + Về phân cấp quản lý: UBND huyện quản lý các chợ hạng 1, 2 trên địa bàn huyện. Còn xã, thị trấn quản lý chợ hạng 3 trên địa bàn xã, thị trấn.
- Cải tổ bộ máy BQL chợ: Trong thời gian tới, huyện Tuy Phước cần tiếp tục cải tổ lại bộ máy BQL chợ, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý chợ cho các cán bộ nhân viên trong BQL. Để khắc phục tình trạng đa số cán bộ quản lý chợ trong biên chế Nhà nước được điều động từ các ngành khác, không có nghiệp vụ chuyên ngành, chủ yếu là quản lý theo kinh nghiệm. Mặt khác, huyện cũng đang thiếu những cán bộ quản lý có trình độ, nhiều chợ vẫn còn có quá ít cán bộ. Do vậy, cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về
công tác quản lý chợ cho số cán bộ hiện có và đào tạo thêm những cán bộ chuyên ngành về công tác quản lý chợ lâu dài cho các địa phương, có thể phối hợp với các trường thuộc Bộ Công thương tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên quản lý chợ. Ngoài ra cần có thêm những đợt đi học tập kinh nghiệm, đi thực tế ở các chợ tiêu biểu, có như thế mới đảm bảo sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, mới giúp họ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước một cách chính xác, sát thực và hiệu quả, tránh lãng phí, gây thâm hụt NSNN.
Bên cạnh đó, UBND huyện cũng cần phải có các chính sách đãi ngộ, chính sách lao động hợp lý đối với đội ngũ cán bộ quản lý chợ như những chính sách thi đua khen thưởng làm động lực cho các BQL chợ phấn đấu. Đồng thời huyện cũng cần ban hành các cơ chế, chế tài xử lý nghiêm, đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm trong quá trình công tác nhằm tạo ra môi trường làm việc công bằng, bình đẳng, có như thế lực lượng cán bộ chợ mới an tâm cống hiến, nhiệt tình để hoàn thành công việc.