Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 116 - 121)

8. Cấu trúc luận văn

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm

Sau khi phiếu hỏi đến từng người, chúng tôi có giải thích các câu hỏi và hướng dẫn người được hỏi cách trả lời, chúng tôi đã thu về các phiếu đầy đủ các câu trả lời theo yêu cầu của bảng hỏi.

Kết quả thăm dò tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ GVTHCS đã đề xuất được thể hiện trong bảng 3.1 và bảng 3.2

3.3.2.1. Về tính cần thiết của các biện pháp

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất

STT Biện pháp Tính cấp thiết Điểm TB Th bậc Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở

75 68,2 28 25,5 07 6,3 2,62 5

2

Xây dựng quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở phù hợp

85 77,3 22 20 03 2,7 2,75 2

3

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

88 80 20 18,2 02 1,8 2,78 1

4

Bố trí, sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở một cách hợp lí

80 72,7 25 22,7 05 4,6 2,68 3

5

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp đội ngũ giáo viên

78 70,9 26 23,6 06 5,5 2,65 4

6 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ để phát

triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 72 65,5 28 25,4 10 9,1 2,56 6

TB chung 2,67

Nhận xét: Với kết quả khảo sát của các chuyên gia ở bảng 3.1 cho thấy

chuyên gia đánh giá tính cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS có mức độ cần thiết rất cao vì với điểm trung bình chung 2,67 (min =1, max =3) và có 6/6 biện pháp đề xuất (100%) có điểm trung

106

bình trên 2,5. Đặc biệt có 2 biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là: Biện pháp “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng

yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” có điểm trung bình 2,78 xếp bậc 1/6. Biện

pháp : “Xây dựng quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở

phù hợp” có điểm trung bình 2,75 xếp bậc 2/6.

Mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS đã đề xuất tương đối đồng đều, khoảng cách giữa các giá trị điểm trung bình không quá xa nhau. Điều đó khẳng định để phát triển đội ngũ giáo viên ở trường THCS cần phải phối hợp cả 6 biện pháp trên, mỗi biện pháp có thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau.

3.3.2.2. Về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất

STT Biện pháp Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và đội ngũ giáo viên về tầm quan trọng của phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học cơ sở

80 72,7 22 20 8 7,3 2,65 4

2

Xây dựng quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở phù hợp

90 81,8 18 16,4 2 1,8 2,80 1

3

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông

88 80 21 19,1 1 0,9 2,79 2

4

Bố trí, sử dụng, luân chuyển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở một cách hợp lí

84 76,3 20 18,2 6 5,5 2,71 3

5

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp đội ngũ giáo viên

78 70,9 22 20 10 9,1 2,62 5

6 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ để phát

triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở 75 68,2 23 20,9 12 10,9 2,57 6

107

Nhận xét kết quả bảng 3.2 cho thấy ý kiến đánh giá các biện pháp phát triển giáo viên trường THCS đã đề xuất với điểm trung bình chung 2.69 có tính khả thi tương đối cao, điểm bình quân của các biện pháp đề xuất tập trung, độ phân tán ít từ 2,57 đến 2.80 tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình trên 2,5.

Mức độ khả thi của các biện pháp được các chuyên gia đánh giá không giống nhau, đó là tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế của từng cơ sở giáo dục. Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao là; Biện pháp:“ Xây dựng quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở phù hợp” có điểm trung

bình 2,80 xếp bậc 1/6; Biện pháp: “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” có điểm trung bình 2,79 xếp bậc 2/6.

Qua những nhận xét trên cho thấy rằng các nhóm biện pháp mà chúng tôi đưa ra mang tính khả thi cao. Từ đó chúng tôi có thể tin tưởng rằng nếu kết hợp đồng bộ các nhóm biện pháp trên sẽ giúp cho cán bộ quản lý các trường phát triển tốt ĐNGV THCS.

108

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận tại chương 1, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Căn cứ vào định hướng phát triển giáo dục của tỉnh, thành phố chúng tôi đã đề xuất 6 biện pháp để phát triển đội ngũ giáo viên THCS của thành phố cho giai đoạn hiện nay.

Các biện pháp đó liên kết, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau và không thể bỏ qua hoặc coi nhẹ biện pháp nào trong quá trình phát triển đội ngũ giáo viên THCS; việc phân tích, khảo sát, đánh giá các biện pháp được thực hiện chặt chẽ, kỹ lưỡng; kết quả xin ý kiến chuyên gia cho thấy các biện pháp nêu trên là cần thiết và có tính khả thi cao.

Trong giai đoạn hiện nay nếu thực hiện đồng bộ các biện pháp mà tác giả đề xuất, đội ngũ giáo viên THCS thành phố Quy Nhơn sẽ phát triển đáp ứng yêu cầu về số lượng, đảm bảo mặt chất lượng, năng lực đội ngũ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Những biện pháp này có thể vận dụng được tại các huyện, thành phố có điều kiện kinh tế xã hội và đặc điểm giáo dục và đào tạo tương tự thành phố Quy Nhơn.

109

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với mục đích nghiên cứu phát triển ĐNGV các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định một cách đồng bộ, có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phù hợp với thực tiễn của địa phương. Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lý luận

Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận liên quan đến quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường; xác định vị trí, vai trò, các yêu cầu đối với ĐNGV THCS và các nội dung cơ bản trong công tác phát triển ĐNGV THCS.

Vai trò của đội ngũ GV là rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Đội ngũ GV là bộ phận lao động tinh hoa của đất nước và cộng đồng. Vì vậy, công tác phát triển đội ngũ GV là một nhiệm vụ rất quan trọng và cần thiết vừa mang tính cấp bách trước mắt và mang tính chiến lược lâu dài, nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục.

1.2. Về thực tiễn

Phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục nhưng việc phát triển giáo viên cấp THCS của thành phố thời gian qua còn nhiều hạn chế, thực trạng đội ngũ giáo viên các cấp học còn bất cập so với yêu cầu.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THCS và căn cứ thực trạng đội ngũ giáo viên THCS của thành phố Quy Nhơn, đề xuất 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS thành phố Quy Nhơn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giai đoạn hiện nay.

110

thiết và khả thi. Tuy nhiên, do điều kiện về thời gian có hạn nên đề tài này chỉ giới hạn trong khuôn khổ nghiên cứu thực trạng và các biện pháp phát triển ĐNGV các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định mà chưa có điều kiện nhìn nhận, đánh giá với phạm vi địa bàn rộng hơn.

Các biện pháp phát triển ĐNGV các trường THCS được thực hiện có hiệu quả hay không, đòi hỏi phải được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, CBQL giáo dục, đặc biệt là đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)