Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáoviên trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.4. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáoviên trung học cơ sở

Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Kiểm tra là một chức năng quản lý, thông qua đó một cá nhân hoặc một tổ chức theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành các hoạt động sửa chữa, uốn nắn cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với những chi phí bỏ ra, nếu không tương ứng thì phải tiến hành những hành động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là quá trình tự điều chỉnh diễn ra có tính chu kỳ” [21, tr.4].

Như vậy, có thể hiểu rằng kiểm tra đội ngũ giáo viên nhằm xây dựng, đặt ra những yêu cầu, chuẩn mực cho sự thành đạt của giáo dục. Kiểm tra để nhà quản lý đối chiếu, đo lường kết quả hoạt động giáo dục so với chuẩn mực đạt ra.

Từ đó có những điều chỉnh, sửa chữa, xem xét lại chuẩn cho phù hợp hoặc có những biện pháp quản lý kịp thời thúc đẩy phát triển tạo điều kiện cho giáo viên phát huy năng lực của mình.

Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về đo lường và đánh giá trong giáo dục năm 2009 cho rằng:

“Đánh giá là căn cứ vào các thông tin định tính và định lượng để đưa những kết luận về năng lực và phẩm chất của sản phẩm giáo dục và sử dụng những thông tin đó đưa ra quyết định về đối tượng được đánh giá” [12, tr.28].

30

tại cơ sở giáo dục để giúp tìm hiểu và chuẩn đoán về đối tượng phát hiện dự báo nguyên nhân hiện trạng để có kế hoạch khắc phục. Có thể thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên để tạo ra những thông tin phản hồi giúp điều chỉnh hoạt động của họ. Cũng có thể thực hiện lúc kết thúc một học kỳ hoặc một năm học để đánh giá, đối chiếu với các chuẩn, yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Như vậy, việc đánh giá giáo viên được tiến hành bằng nhiều hình thức, hình thức đánh giá “không chính thức” được thực hiện hàng ngày, trên cơ sở các kênh thông tin phản hồi như dư luận học sinh, phụ huynh, tình cảm thái độ của đồng nghiệp, kiểm tra giờ dạy, khảo sát chất lượng học sinh... Do việc đánh giá là thường xuyên, tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin nên sẽ phản ánh nhanh chóng, kịp thời và khá toàn diện, giáo viên được thông tin đầy đủ sẽ giúp họ khẳng định được mình hoặc kịp thời điều chỉnh sai sót.

Hình thức “Đánh giá chính thức” thường được thực hiện vào cuối kỳ, cuối năm học. Trên cơ sở kết quả các cuộc kiểm tra, thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên cả chuyên đề và toàn diện đối với giáo viên và được cấp quản lý giáo dục quyết định. Kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh, kỳ kiểm tra, đánh giá về hiểu biết và năng lực sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp và qui định của pháp luật, mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Hình thức đánh giá này là bắt buộc và phải có đầy đủ hồ sơ minh chứng nhằm đánh giá toàn diện giáo viên để xếp loại viên chức, để xem xét thi đua, khen thưởng, đồng thời là căn cứ để lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ có hiệu quả nhất.

Khâu kiểm tra, đánh giá ĐNGV là khâu quan trọng, là một phần để xếp loại ĐNGV trong từng năm học. Điều này khi ta làm tốt sẽ có tác động rất tốt với sự cố gắng tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm, thúc đẩy người GV tự bồi dưỡng kiến thức cho mình và họ luôn có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tư cách tác phong của người thầy trong quá

31

trình dạy học của mình. Bởi vì đó là quyền lợi của họ khi làm tốt thì được khen thưởng, làm không tốt sẽ bị kỷ luật. Mặt khác họ là đội ngũ trí thức và nhà giáo dục nên họ rất coi trọng uy tín của mình đối với đồng nghiệp, đối với học sinh, phụ huynh và đối với mọi người xung quanh mình. Việc kiểm tra đánh giá xếp loại ĐNGV phải tuân theo một quy trình hợp lý có tính thống nhất, tính minh bạch, đảm bảo được sự công bằng và quyền lợi cho từng GV, nếu không có sự công bằng minh bạch nhiều khi lại có tác dụng xấu, sự đánh giá không đúng sẽ gây ức chế đối với GV làm mất lòng tin, uy tín của nhà quản lý giáo dục. Ở trường THCS thì việc kiểm tra đánh giá xếp loại GV được thực hiện bằng nhiều nội dung:

- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch năm học của cá nhân, của tổ chuyên môn.

- Kiểm tra việc chuẩn bị dạy học ( giáo án, phương tiện ) - Dự giờ có báo trước hoặc dự giờ đột xuất.

- Kiểm tra việc hướng dẫn học sinh học tập.

- Kiểm tra kế hoạch giáo dục HS qua hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Kiển tra qua thăm dò ý kiến của phụ huynh học sinh.

- Kiểm tra thông qua nhận xét của tổ, nhóm chuyên môn, tổ chức xã hội. - Trực tiếp trò chuyện để nắm bắt vấn đề.

Để nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá cần chú ý các yêu cầu sau: - Tập trung kiểm tra trực tiếp kết quả lao động và học tập của GV và HS là chính, lấy mục tiêu giáo dục là đích kiểm tra.

- Kiển tra nhằm tìm ra nguyên nhân của các hiện tượng ( tại sao chất lượng giờ dạy thấp, HS chán học ? )

- Kiểm tra có ý nghĩa lâu dài là tạo nên động lực tự kiểm tra đối với trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cá nhân. Kiểm tra với hình thức nào cũng cần có đánh giá kịp thời giúp cho GV thấy được mức độ phấn đấu của mình. Tránh

32

tâm lý gò bó bị cưỡng bức đối với GV trong quá trình kiểm tra hoạt động dạy học giáo dục dẫn tới các hình thức đối phó.

- Để đạt được mục đích kiểm tra, đánh giá phải nắm bắt được các nguồn thông tin ngược một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan để đề ra các quyết định đúng đắn phù hợp và từ đó cho từng cá nhân thấy được những ưu nhược điểm của mình mà có biện pháp tự điều chỉnh, hoặc người kiểm tra đánh giá giúp họ điều chỉnh nhằm mục đích cho bản thân họ được hoàn thiện hơn để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục góp phần cùng tập thể nhà trường phát triển.

1.5.5.Chế độ chính sách đối với giáo viên trung học cơ sở

Môi trường làm việc của ĐNGV quan trọng nhất đó là xây dựng được một nhà trường phát triển văn minh, hiện đại. Trong đó mối quan hệ đoàn kết phải có tính hợp tác giữa các đồng nghiệp, giữa ban giám hiệu với cán bộ GV nhân viên nhà trường, mối quan hệ giữa GV với HS, phụ huynh học sinh và giữa nhà trường với các tổ chức xã hội khác trong địa phương. Sự đoàn kết đây là phẩm chất rất cần thiết của người GV. Sự khiêm tốn học hỏi, sống chan hòa với đồng nghiệp trong nhà trường là phẩm chất cao đẹp của người thầy. Trong thời đại ngày nay, xu hướng hòa bình, hợp tác là xu hướng chung của toàn cầu, ở ngay một đơn vị nhỏ xu hướng ấy càng cần thiết để tạo ra cộng đồng tập thể vững mạnh giúp cho mỗi thành viên có điều kiện vươn lên. Đóng góp công sức xây dựng nhà trường vững mạnh để khẳng định nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất.

Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với ĐNGV là điều kiện cần để động viên, khuyến khích giáo viên gắn bó với nhà trường, cống hiến hết mình trong công tác góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Việc thực hiện chế độ đãi ngộ với đội ngũ giáo viên THCS phải được thực hiện công bằng, công khai, dân chủ và là việc làm thường xuyên được sự đồng tình và ủng hộ của các cấp các ngành, sự giám sát của mọi thành viên

33

trong tổ chức thì mới phát huy được tác dụng thực sự.

Do vậy, người cán bộ quản lý nhà trường cần phải thực hiện thật tốt việc tạo ra các môi trường pháp lý, xây dựng môi trường sư phạm, tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất...cho ĐNGV là sự động viên kịp thời, giúp họ tái tạo sức lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)