8. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và sắp xếp
sắp xếp đội ngũ giáo viên.
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá, xếp loại ĐNGV nhằm đánh giá đúng thực trạng làm cơ sở cho việc sử dụng, đề bạt, khen thưởng, bố trí, sắp xếp lại, tiếp tục đào tạo và bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Tăng cường kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục của giáo viên nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm; đánh giá ý thức chấp hành kỷ luật, trách nhiệm nghề nghiệp từ đó phát hiện những sai phạm, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân của những ưu, khuyết điểm để cá nhân giáo viên, các cấp quản lý kịp thời điều chỉnh, phát huy những mặt tốt đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém. Kiểm tra, đánh giá là biện pháp tốt nhất để thu thập thông tin chính xác về phẩm chất năng lực cá nhân giáo viên và tập thể sư phạm nhà trường, từ đó làm cơ sở để có biện pháp phát triển đội ngũ hiệu quả nhất. Việc kiểm tra, đánh giá nhằm tạo động lực cho giáo viên tự giác nỗ lực trong lao động, học tập để đạt được kết quả cao hơn.
98
3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Trưởng phòng GD&ĐT căn cứ hướng dẫn, chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học trình Chủ tịch UBND thành phố phê duyệt.
Chỉ đạo, hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá của năm học.
* Đối với phòng Giáo dục và Đào tạo chú ý thanh, kiểm tra các nội dun sau: - Công tác quản lý của hiệu trưởng gồm:
+ Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục;
+ Việc thực hiện đổi mới công tác quản lý giáo dục, công tác đánh giá Hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp đã ban hành; việc tuyển dụng, bố trí sử dụng đội ngũ; thực hiện quy chế dân chủ; chế độ chính sách đối với nhà giáo;
- Thực hiện quy chế dân chủ, công khai về đội ngũ, công khai tài chính. * Phòng GD&ĐT, các trường THCS kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên với những nội dung chủ yếu sau:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, chấp hành pháp luật, các quy chế của ngành, nội quy cơ quan, ý thức phê bình và tự phê bình, chống tham nhũng, tiêu cực, tinh thần đoàn kết, thái độ phục vụ học sinh và nhân dân.
- Thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Chú ý các nội dung, việc thực hiện nội dung, chương trình; chuẩn bị giáo án, bài giảng, hồ sơ chuyên môn, kế hoạch cá nhân; đổi mới phương pháp giảng dạy; việc đổi mới, kiểm tra, đánh giá học sinh và chất lượng giáo dục học sinh.
Kiện toàn bộ máy thanh tra giáo dục: Phòng GD&ĐT phải chỉ đạo bộ phận phụ trách thanh tra giúp trưởng phòng giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân theo quy định. Sử dụng ĐNGV cốt cán của thành phố vào công tác
99 thanh tra, kiểm tra.
Ở các trường việc kiểm tra và đánh giá ĐNGV cần được chú trọng và có sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục, từ đó Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và tiến hành thực hiện. Qua mỗi đợt kiểm tra cần điều chỉnh cho phù hợp.
Lấy mục tiêu giáo dục là đích để kiểm tra, chỉ ra cho người được kiểm tra thấy được cái sai, cái đúng và hướng dẫn, chỉ bảo họ sửa chữa, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao và làm cho họ tiến bộ cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức lối sống.
Sử dụng kết quả đánh giá, phân loại sau kiểm tra để sử dụng ĐNGV, kết quả kiểm tra cho thấy được những khả năng nổi trội và hạn chế của từng GV. Từ đó nhà quản lý giáo dục dựa vào đây để phân công, sử dụng đội ngũ một cách hợp lý hơn.
Sử dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh các hoạt động giáo dục cho phù hợp. Qua kiểm tra ta có thể thấy được mức độ hoàn thành công việc, đánh giá được kết quả các hoạt động giáo dục. Từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp, kịp thời để điều chỉnh các hoạt động giáo dục nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và có thể tránh được những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.
Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS thực hiện nghiêm túc quy trình đánh giá. Kết thúc năm học GV căn cứ vào các chỉ tiêu, danh hiệu đăng ký từ đầu năm để tự đánh giá, xếp loại. Tổ chuyên môn đánh giá xếp loại, góp ý cho GV về ưu và khuyết điểm để rút kinh nghiệm và có hướng phấn đấu cho năm sau. Ban giám hiệu và Ban thi đua nhà trường đánh giá, xếp loại cho từng GV, thông báo công khai kết quả đánh giá trước hội đồng nhà trường.
Đối với GV thuộc loại xuất sắc đề nghị các cấp khen thưởng, GV thuộc loại trung bình hoặc yếu kém cần được giúp đỡ, khắc phục những yếu kém, sai sót trong công tác và phấn đấu vươn lên. Những GV vi phạm kỷ luật nhiều
100
lần không sửa chữa thì có biện pháp kỷ luật thích đáng.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Các cấp quản lý phải coi trọng việc kiểm tra, đánh giá, coi đó là biện pháp quản lý hữu hiệu, là động lực để giáo viên phấn đấu vươn lên. Tạo được sự đồng thuận cao trong tập thể, cá nhân các trường; coi kiểm tra đánh giá là việc bình thường, thường xuyên và là dịp để mỗi cá nhân bộc lộ năng lực bản thân. Công cụ, phương pháp đánh giá phải đầy đủ, rõ ràng, các minh chứng đưa ra phải có sức thuyết phục cao.
Việc đánh giá xếp loại GV chính là thực hiện pháp lệnh cán bộ công chức, các Nghị định, Quyết định mới nhất của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Dựa vào Luật viên chức
Dựa vào hệ thống các văn bản vi phạm pháp luật hiện hành về thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực giáo dục.
Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng cụ thể hóa nội dung, quy trình đánh giá, xếp loại GV, chỉ đạo các trường thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá và xếp loại GV hàng năm. Các nhà trường cũng cần cụ thể hóa các nội dung kiểm tra đánh giá, xếp loại GV trong từng học kỳ và cả năm học.