Nguyên tắc xác lập các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

8. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Nguyên tắc xác lập các biện pháp

Căn cứ vào cơ sở lý luận của phát triển ĐNGV THCS đã trình bày ở Chương 1, kết quả nghiên cứu khảo sát công tác phát triển ĐNGV THCS của các trường thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định được trình bày ở chương 2 và các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và các văn bản pháp quy, các quy định của Nhà nước, tác giả đề xuất các biện pháp có hiệu quả phát triển ĐNGV THCS của thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Các biện pháp này được đề xuất dựa vào các nguyên tắc sau:

3.1.2.1. Nguyên tác đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp này xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý trường học. Bản chất của quản lý trường học là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể GV,HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào hoàn thành có chất lượng hiệu quả mục tiêu dự kiến. Do đó, việc đảm bảo tính đồng bộ là nguyên tắc đầu tiên của người quản lý với hoạt động dạy và sinh hoạt của giáo viên trong nhà trường. [20]

Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát từ sự đồng bộ trong các khâu của quá trình quản lý phát triển đội ngũ như: Lập quy hoạch đội ngũ, tổ chức thực hiện phát triển đội ngũ và xây dựng điều kiện để thực hiện công việc cũng như công tác tham mưu tạo điều kiện thực hiện phát triển ĐNGV THCS.

Trong đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV cần xử lý, tích hợp các khía cạnh như quy hoạch, xác định các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu, chất lượng… để từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, sử dụng ĐNGV nhà trường hợp lý và hiệu quả.

80

3.1.2.2. Nguyên tác đảm bảo tính thực tiễn

Việc nghiên cứu và đưa ra các biện pháp phải tuân thủ tính phù hợp nghĩa là các biện pháp đưa ra phải phù hợp với hoàn cảnh nguồn lực ( nhân lực, vật lực, tài lực ) phù hợp với đối tượng áp dụng ĐNGV các trường THCS thành phố Quy Nhơn. Các biện pháp này phải dựa trên những căn cứ thực tiễn của các nhà trường, của địa phương đồng thời phải tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ GD&ĐT.

Việc thực hiện xây dựng và phát triển ĐNGV mà trọng tâm là nâng cao chất lượng trên cơ sở số lượng và cơ cấu hợp lý. Đồng thời phải có trọng tâm, trọng điểm, nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các biện pháp đưa ra phải thực sự phù hợp với hoàn cảnh thực tế của nhà trường và của địa phương thì mới mang lại tính hiệu quả. Các biện pháp đó vừa mang tính thời sự, vừa phải đáp ứng được những yêu cầu trong thời gian tới và thực sự có hiệu quả cho nhà trường, địa phương cũng như toàn Ngành. Hiệu quả của các biện pháp mang lại là tạo điều kiện cho ĐNGV phát triển toàn diện, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đáp ứng cho việc tiếp thu những kiến thức mới vào giảng dạy.

3.1.2.3. Nguyên tác đảm bảo tính khả thi

Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong quản lý nhằm phát triển ĐNGV THCS. Để đạt được điều này, khi xây dựng các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Người quản lý khi tiến hành triển khai phải nhanh nhạy, dự đoán được các tình huống và xử lý tốt các tình huống có thể ảnh hưởng đến tiến độ của việc thực hiện biện pháp để đảm bảo cho các biện pháp được thực hiện có hiệu quả.

81

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở ở thành phố quy nhơn, tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)