8. Cấu trúc luận văn
1.2.2. Khái niệm phát triển, phát triển đội ngũ giáoviên THCS, phát triển
triển nguồn nhân lực
1.2.2.1. Khái niệm phát triển
Phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp. Theo G S . T S Phạm Minh Hạc: “Phát triển được hiểu là thay đổi hay biến đổi tiến bộ, là phương thức
của vận động, hay là quá trình diễn ra có nguyên nhân, dưới những hình thức khác nhau như tăng trưởng, tiến hóa, phân hóa, chuyển đổi, mở rộng, cuối cùng tạo ra biến đổi về chất”[17, tr.43]
15
dựng và phát triển. Bởi vì theo phép biện chứng duy vật thì mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan không có gì là “nhất thành, bất biến” mà trong quá trình vận động, cùng với thời gian nó luôn luôn biến đổi không ngừng. Theo cách hiểu về khái niệm xây dựng với nghĩa hình thành nên một tổ chức hay một chỉnh thể xã hội, chính trị, kinh tế, theo một phương thức nhất định, không có nghĩa hình thành nên nó là xong mà trong quá trình vận động cùng với thời gian còn phải biết làm cho chỉnh thể đó, tổ chức đó lớn mạnh không ngừng, làm cho nó biến đổi không ngừng, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ lượng đến chất, để cho chỉnh thể đó, tổ chức đó luôn phù hợp với thực tiễn.
Vì vậy, trong nghiên cứu này một khái niệm được dùng có tính chất khái quát chung về xây dựng và phát triển đó là phát triển.
1.2.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên THCS
Trong nhà trường, phát triển ĐNGV được coi là vấn đề trọng tâm của nhà quản lý. Nó có quan hệ mật thiết với việc phát triển nguồn nhân lực nói chung. Phát triển ĐNGV là tạo ra một đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, độ tuổi, giới tính nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực giảng dạy và giáo dục của nhà trường, thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Phát triển ĐNGV THCS có thể hiểu là việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để phát triển nghề nghiệp cho GV, phát triển ĐNGV là quá trình làm cho ĐNGV tăng tiến về mọi mặt bao gồm tăng về số lượng, nâng cao về phẩm chất đạo đức, nâng cao về chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ để đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục THCS trong từng giai đoạn.
1.2.2.3 Phát triển nguồn nhân lực
Trong một tổ chức, khoa học quản lý bàn đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra sự phát triển bền vững về hiệu
16
năng của mỗi thành viên và hiệu quả chung của tổ chức, gắn liền với việc không ngừng tăng lên về mặt chất lượng và số lượng của đội ngũ cũng như chất lượng sống của nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực được đặt trong nhiệm vụ quản lý nguồn nhân lực và là một nội dung quan trọng trong quản lý nguồn nhân lực.
Phát triển nguồn nhân lực - Đặc trưng cơ bản thứ hai của quan điểm phát triển con người. Nguồn nhân lực (human resources) hay còn gọi là “vốn con người” (human capital) chính là nguồn lực con người, nhân tố con người trong một tổ chức, một tập hợp cụ thể. Trong phạm vi một ngành kinh tế, xã hội nguồn nhân lực được hiểu là các vấn đề về nhân sự trong phạm vi ngành đó.
Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ lực lượng lao động có khả năng lao động, đang có việc làm hoặc chưa có việc làm. Xét trong phạm vi một đơn vị, một cơ quan nhà nước hay một địa phương nguồn nhân lực chính là toàn bộ lực lượng lao động của đơn vị, cơ quan hay một địa phương nào đó.
Nội dung của phát triển nguồn nhân lực, xét trên bình diện xã hội là một phạm trù rộng lớn. Theo chương trình phát triển của Liên hợp quốc có 5 nhân tố của sự phát triển nguồn nhân lực, đó là: GD&ĐT, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, sự giải phóng con người. Trong đó yếu tố GD&ĐT là quan trọng nhất, bởi vì suy cho cùng nó là nhân tố tạo ra cơ sở cho các nhân tố khác.
Theo GS.TS tác giả Phạm Minh Hạc: “Con người sinh ra phải được phát triển thông qua giáo dục bằng hoạt động giao lưu của mình” và một khi đã phát triển thì nhân tố con người chẳng những thành nhân lực mà còn trở thành một nguồn nhân lực sinh ra các nguồn lực khác (vật lực, tài lực …).
17
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực cần được hiểu đầy đủ hơn trong ý tưởng quản lý nguồn nhân lực (QLNNL - Human Resources Management - HRM) theo sơ đồ.
Giáo dục Tuyển dụng Mở rộng chủng loại
việc làm
Đào tạo Sàng lọc Mở rộng quy mô việc làm
Bồi dưỡng Bố trí Phát triển tổ chức
Huấn luyện Đánh giá
Tự học, tự nghiên cứu
Đãi ngộ
Kế hoạch hoá sức lao động
Quản lý nguồn nhân lực bao gồm 3 mặt: Phát triển nguồn nhân lực (PTNNL - HR Development), sử dụng nguồn nhân lực (SDNNL - HR Utilization) và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực (MTNNL - HR Environment).
Như vậy, để có thể phát huy có hiệu quả nguồn nhân lực con người, vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho chiến lược CNH, HĐH phải được tiến hành và quản lý trên cả 3 mặt chủ yếu, một cách gắn bó và đồng bộ: Đào tạo, Sử dụng. Việc làm, trong đó tính định hướng CNH, HĐH xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực nhất thiết phải được đảm bảo bởi vai
PTNNL
QLNNL
SDNNL MTNNL
18
trò quản lý nhà nước đối với thị trường việc làm, với chế độ sử dụng, với quy hoạch đào tạo đội ngũ nhân lực ở tầm vĩ mô.
Đối với ĐNGV , nguồn nhân lực của GD&ĐT cũng không nằm ngoài sự phát triển nguồn nhân lực nói chung như nêu trên.