8. Cấu trúc luận văn
1.6.2. Yếu tố chủ quan
1.6.2.1. Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý
Đội ngũ cán bộ quản lý của Phòng GD&ĐT và các trường THCS có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý. Những người làm công tác quản lý phòng GD&ĐT đòi hỏi không những phải có trình độ năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng mà còn phải có tài năng quản lý. Nói cách khác, cán bộ quản lý Phòng GD&ĐT phải là những con người nắm chắc và hiểu sâu sắc định hướng mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục của địa phương, phải là người hiểu sâu sắc về chương trình, nội dung giáo dục các cấp học, biết chỉ đạo, điều hành các hoạt động các nhà trường sao cho có hiệu quả.
1.6.2.2. Môi trường nhân văn trong nhà trường
Môi trường nhân văn cũng ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý. Nó tác động đến tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên. Bầu không khí làm việc trong trường chân thành, thân ái, tất cả vì học sinh, nội bộ đoàn kết
37
sẽ là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác phát triển ĐNGV.
1.6.2.3. Điều kiện cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất cũng đóng vai trò rất quan trọng. Nếu muốn kiểm tra, đánh giá giáo viên, đồng thời tạo điều kiện cho giáo viên làm việc tốt, hiệu quả cao thì cần có hệ thống cơ sở vật chất với trang bị đồng bộ. Đồng thời, khi các thông tin, dữ liệu được lưu trữ đầy đủ thì công tác phát triển giáo viên sẽ được dễ dàng hơn rất nhiều.
1.6.2.4. Trình độ, nhận thức của đội ngũ giáo viên.
Phần lớn nhận thức của ĐNGV đều rất tốt. Họ là những người dễ tiếp thu cái mới, hiểu được vai trò, sứ mệnh của mình trong nhà trường nên luôn cố gắng, mẫu mực trong công tác và sinh hoạt. Đây là yếu tố thuận lợi cho công tác phát triển ĐNGV và ngược lại với những giáo viên hạn chế về trình độ nhận thức sẽ gây khó khăn thậm chí là khiếu kiện, thắc mắc không nên có.
38
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua chương 1, luận văn đã làm rõ một số khái niệm chủ yếu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: Giáo viên và đội ngũ giáo viên; phát triển và phát triển đội ngũ giáo viên THCS.
Trong chương 1, tác giả cũng đưa ra các cơ sở nhằm khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp THCS và ĐNGV THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của ĐNGV THCS. Mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS trong chiến lược phát triển giáo dục nói chung; vai trò cấp học THCS trong phát triển kinh tế - xã hội. Xác định nội dung cơ bản của công tác phát triển ĐNGV THCS, những yêu cầu của Phòng giáo dục và đào tạo trong quản lý phát triển ĐNGV THCS. Đồng thời, cũng phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển ĐNGV THCS.
Những cơ sở lý luận trên là cơ sở cho việc khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phát triển ĐNGV THCS ở địa phương và đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV THCS ở chương 2 và chương 3.
39
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở THÀNH PHỐ QUY NHƠN, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái quát về tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định