8. Cấu trúc luận văn
1.6.1. Yếu tố khách quan
1.6.1.1. Về chính trị - xã hội
Một đất nước có nền chính trị ổn định, tiến bộ; Nhà nước có quan điểm đúng đắn về vị trí, vai trò của GD&ĐT đối với sự phát triển kinh tế xã hội, chính sách đầu tư giáo dục hợp lý, GD&ĐT sẽ phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng. ĐNGV sẽ được quan tâm, tạo điều kiện để nâng cao trình độ; việc tuyển chọn, sử dụng giáo viên sẽ được thực hiện khách quan, công bằng. Ngược lại, chính trị không ổn định, bộ máy lãnh đạo không coi trọng GD&ĐT sẽ kìm hãm sự phát triển của giáo dục, ảnh hưởng xấu đến tư tưởng và môi trường làm việc của ĐNGV.
Trong các yếu tố xã hội tác động đến sự phát triển của GD&ĐT nói chung và ĐNGV THCS nói riêng thì yếu tố dân số và dân số trong độ tuổi đi học có ảnh hưởng cơ bản, trực tiếp đến quy mô phát triển GD&ĐT. Dân số tăng nhanh hay giảm đột ngột gây sức ép cho giáo dục nhất là những lớp đầu cấp.
Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế xã hội trong hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng có sự phát triển vượt bậc. Điều này đòi hỏi lực lượng lao động phải tăng nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng. Nhu cầu này sẽ tác động đến ngành giáo dục, thực trạng này đã tác động không ít đến sự phát triển ĐNGV. Việc phát triển ĐNGV phải đạt được mục tiêu thu hút, phát triển và duy trì
34
được lực lượng GV đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. [15].
1.6.1.2. Về kinh tế
Một nền kinh tế phát triển của xã hội văn minh sẽ tạo điều kiện cho nền giáo dục phát triển. Trong đó ĐNGV có đầy đủ các phương tiện hỗ trợ hiện đại giúp họ hoàn thành nhiệm vụ dạy học trong một nhà trường đảm bảo đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện dạy học người GV phải tìm tòi sáng tạo và học hỏi sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học trong giờ dạy, chính sự tìm tòi học hỏi này đã giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận được với nền giáo dục hiện đại và hiểu thấu đáo bản chất của sự việc. Vì vậy họ làm chủ được kiến thức, tự tin hơn khi truyền đạt cho HS những kiến thức khó.
Khi những hoạt động giáo dục nằm trong một môi trường kinh tế xã hội phát triển ngoài cơ sở vật chất phục vụ người học thuận lợi mà sự ảnh hưởng chất lượng sống của HS, phụ huynh HS trong môi trường tới hoạt động giáo dục là rất lớn phải để HS có điều kiện hơn khi đến trường đầy đủ về đồ dùng học tập, thời gian giành cho học tập nhiều hơn. Gia đình có điều kiện, có ý thức chăm lo đến việc học hành của con em mình hơn từ đó nhu cầu học của học sinh những kiến thức nâng cao hơn để đáp ứng được với định mức của gia đình, vì vậy kiến thức của người thầy cũng phải được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của người học. Các em ở trong một môi trường tốt không có những tệ nạn xã hội, chính quyền nhà trường và gia đình quan tâm dạy dỗ các em sẽ trở thành những học sinh ngoan có ý thức học tập, kính trọng thầy cô, đây cũng là một điều làm cho GV thêm yêu nghề, tâm huyết với nghề hơn.
Ngược lại, nhà trường nằm trong một khu vực có nền kinh tế thấp, nghèo đói hoặc nhiều tệ nạn xã hội sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động giáo dục của nhà trường. Dẫn đến HS thiếu đồ dùng học tập thiếu ý thức không chịu học do
35
không có sự quan tâm của gia đình và xã hội hoặc các em phải lao động giúp đỡ gia đình những việc nặng nhọc điều đó làm cho GV rất khó khăn. Sự hoàn thành được nội dung bài giảng trên lớp đã là đạt yêu cầu nên họ không cần học hỏi phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn của mình dần dần làm mai một kiến thức và dẫn đến chất lượng ĐNGV không được nâng cao. ĐNGV có lập trường tư tưởng không ổn định không yên tâm công tác mà luôn mong muốn chuyển về vùng kinh tế xã hội phát triển. Những giáo viên chuyển đi lại là những giáo viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm.
Yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến công tác phát triển ĐNGV điều này được các chính quyền quan tâm giúp đỡ. Các phương tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền cho người dân thấy được tác dụng của giáo dục đối với con em họ. Điều quan trọng nhất là sự nỗ lực của nhà trường, các thành viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường cố gắng vượt qua khó khăn, lấy tình yêu thương con trẻ để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình.
Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, của ngành: cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nước, quản lý của ngành thể hiện ra qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản này nếu không đầy đủ, đồng bộ hoặc bị chồng chéo, mâu thuẫn triệt tiêu nhau sẽ gây nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Đặc biệt là trong thực tế rất dễ xảy ra tình trạng văn bản lạc hậu so với thực tiễn. Điều này ảnh hưởng đặc biệt nhạy cảm với công tác quản lý giáo viên vì đây là quản lý những con người có tri thức cao so với mặt bằng dân trí.
1.6.1.3.Về phát triển khoa học – công nghệ, thị trường lao động việc làm
Từ khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới đã thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn của thế giới. Họ đều áp dụng quy trình sản xuất hiện đại, áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tạo ra sản phẩm. Vì vậy nhu
36
cầu cần lao động học vấn trình độ tay nghề cao tăng đột biến làm cho nước ta lâm vào tình trạng thiếu lao động có trình độ kỹ thuật cao. Trong khi đó lực lượng lao động phổ thông không có tay nghề lại thừa.Nhiều nhà đầu tư nước ngoài không tìm được lao động đáp ứng với yêu cầu công việc và không ít nhà đầu tư đã từ chối vì lí do này.
Do đó muốn giải quyết vến đề trên thì chính phủ phải có chính sách hành động cụ thể cho ngành giáo dục và đào tạo trong đó có cấp THCS. Công việc giáo dục phải diễn ra thật chất bởi vì sự đòi hỏi của những nhà đầu tư là cần lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm có giá trị. Điều này Bộ giáo dục hiện nay cũng có những thay đổi như nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Do đó đòi hỏi lực lượng ĐNGV phải có trình độ sư phạm vững vàng, tâm lý sư phạm tốt để hoàn thành mục tiêu này.