Các nghiên cứu về khẩu phần thức ăn của trẻ mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 32 - 36)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.3. Các nghiên cứu về khẩu phần thức ăn của trẻ mầm non

Khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe con người. Ăn là yếu tố chính của sự phát triển thể chất và tư duy của mỗi chúng ta. Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan chặt chẽ giữa ăn uống với tình trạng sức khỏe và bệnh tật. Ăn uống đúng như cầu dinh dưỡng thì sự phát triển thể lực và trí tuệ tốt, giúp mọi người có sức khỏe dẻo dai, hạn chế được bệnh tật. Chính vì vậy, việc theo dõi khẩu phần ăn

của nhân dân có ý nghĩa quan trọng cho việc đề ra các chiến lược và sự lựa chọn giải pháp cải thiện sức khỏe của nhân dân [3].

Tuy nhiên, hiện nay kinh tế nước ta có nhiều chuyển biến, thu nhập của người dân cao lên, mặt khác số lượng con cái trong mỗi gia đình ít hơn, vì vậy khẩu phần ăn của trẻ có nhiều thay đổi. Chế độ ăn nhiều lipit, tiêu thụ nhiều đồ uống có đường hoặc có năng lượng cao có liên quan chặt chẽ với sự gia tăng tỷ lệ béo phì. Các thức ăn giàu chất béo thường ngon, khi vào cơ thể các chất protein, lipit, glucid, đều được chuyển thành chất béo dự trữ. Vì vậy, không thể coi ăn nhiều thịt, mỡ mới gây béo mà ăn quá nhiều chất đường, bột và đồ uống ngọt đều có thể gây béo phì. Tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì có xu hướng tăng nhanh, tỷ lệ SDD của trẻ đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. Theo PGS.TS Lê Thị Hợp – nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng: “Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy khuẩ phần ăn của người Việt Nam còn thiếu về số lượng và mất cân đối”. Năm 2008, kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng cũng cho thấy chế độ ăn của trẻ Việt Nam mới đạt 30-50% nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Nhiều khẩu phần ăn hiện nay của trẻ em còn thiếu năng lượng, canxi, sắt và các vitamin. Khoảng 30% trẻ bị thiếu kẽm, 34% thiếu sắc.

1.4. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

Thành phố Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Ngãi, được đặt làm tỉnh lỵ. Thành phố Quảng Ngãi nằm ở phía đông tỉnh, hữu ngạn sông Trà Khúc, tại tọa độ địa lí 180o48’Đ và 15o08’B. Ba phía đông, tây, nam đều giáp huyện Tư Nghĩa, phía bắc giáp huyện Sơn Tịnh (qua sông Trà Khúc); có Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua. Diện tích: 37,12km². Dân số: 122.567 người (năm 2005). Mật độ dân số: 3.302 người/km². Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 xã (Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng); 8 phường

(Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Chánh Lộ, Quảng Phú, Nghĩa Lộ, Nghĩa Chánh), với 166 thôn, tổ dân phố.

Thành phố Quảng Ngãi là nơi tập trung các hoạt động kinh tế, là trung tâm kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi xưa và nay. Tuy vậy, do hoàn cảnh là một đô thị phát triển muộn, nông nghiệp ở địa bàn thành phố Quảng Ngãi trước đây còn chiếm một tỷ trọng đáng kể. Hiện nay, cơ cấu kinh tế chuyển đổi dần và các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thương mại - dịch vụ đã chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế. Theo báo cáo mới nhất hiện nay, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực.

Phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới ở địa bàn thành phố có nhiều chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,7% so với năm 2015, vượt 2,8% kế hoạch. Từng bước hình thành và phát triển cánh đồng mẫu lớn, đạt năng suất cao. Hiện trên địa bàn tỉnh có 66 cánh đồng mẫu lớn, với tổng diện tích 854 ha, tăng 37 cánh đồng và 459,8ha so với năm 2015. Dự kiến đến cuối năm có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế có 24 xã đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 14,6% số xã.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 5,0%, đạt kế hoạch; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 16.670 tỷ đồng, tăng 5,1% so năm trước. Phần lớn các sản phẩm công nghiệp đều tăng, trong đó, nhà máy lọc dầu Dung Quất vượt công suất (đạt 6,787 triệu tấn). GRDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người, tương đương 2.293USD/người. Tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn ước khoảng 17.299 tỷ đồng, giảm 37,8% so với năm 2015, đạt 77,4% dự toán. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 5,11%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng và doanh thu vận tải đều tăng; chỉ số giá tiêu dùng tăng nhẹ; tín dụng ngân hàng ổn định, nợ xấu trong tầm kiểm soát. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 334,43 triệu USD, giảm 14,9%

so với năm 2015, đạt 81,6% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 299,69 triệu USD, giảm 0,5% so với năm 2015, đạt 80,6% kế hoạch.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm ở thành phố Quảng Ngãi trong giai đoạn 2000 - 2004 là 14,67%. Cơ cấu kinh tế ở thành phố Quảng Ngãi hiện nay được xác định là: công - thương - nông nghiệp.

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)