Vòng đầu trung bình (cm) của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 57 - 60)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.3. Vòng đầu trung bình (cm) của học sinh

Ngoài những chỉ số hình thái để đánh giá sự phát triển bình thường của các trẻ ở lứa tuổi mầm non như cân nặng và chiều cao, thì chỉ số vòng đầu cũng là một chỉ số ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của trẻ.

Số liệu vòng đầu được thu thập từ 1358 trẻ mầm non ở 3 trường mầm non được trình bày tóm tắt ở bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu này đã thông qua quá trình kiểm định LSD và phân tích 2 giá trị trung bình với độ tin cậy 95%.

Bảng 3.7. Vòng đầu trung bình (cm) của trẻ theo lứa tuổi

Vòng đầu trung bình (cm) của học sinh Trương

Quang Trọng Hoa Cương Bình Minh Chung 25-36

tháng tuổi

n 92 126 80 298

X 49,8 (a) 50,0 (a) 49,87 (a) 49,89

SD 1,22 0,98 0,82

LSD 0,5228

37-48 tháng tuổi

n 103 164 118 385

X 50,1 (a) 50,5 (a) 50,17 (a) 50,26

SD 1,09 0,94 0,99

LSD 0,5172

49-60 tháng tuổi

n 146 319 210 675

X 50,73 (a) 51,23 (a) 50,7 (a) 50,89

SD 1,05 1,25 0,99

LSD 0,5652

Kết quả nghiên cứu trên cho thấy vòng đầu của trẻ tăng lên theo lứa tuổi. Mặc dù mức độ tăng là không nhiều. Cụ thể như sau:

Ở trường Trương Quang Trọng, chỉ số vòng đầu trung bình của các trẻ ở lứa tuổi 25-36 tháng tuổi, 37-48 tháng tuổi và 49-60 tháng tuổi lần lượt là 49,8 cm; 50,5 cm và 51,23 cm.

Ở trường Hoa Cương, chỉ số vòng đầu trung bình của các trẻ cũng tăng lên. Chẳng hạn ở 25- 36 tháng tuổi vòng đầu trung bình của trẻ là 50,0 cm, ở lứa tuổi 37-48 tháng tuổi vòng đầu trung bình là 50,17 cm và ở lứa tuổi 49-60 tháng tuổi chỉ số này là 50,7 cm.

Ở trường Bình Minh, các chỉ số vòng đầu trung bình vẫn cho thấy sự tăng lên qua 3 giai đoạn nghiên cứu từ 49,87 cm ở lứa tuổi 25-36 tháng tuổi lên 50,1 cm ở lứa tuổi 37-48 tháng tuổi. Và tăng đến 50,73 cm ở lứa tuổi 49- 60 cm.

Khi phân tích so sánh các giá trị trung bình cho thấy không có sự khác biệt giữa các chỉ số vòng đầu của các trẻ mầm non cùng độ tuổi ở các trường mầm non nghiên cứu. Cụ thể như sau:

Ở lứa tuổi 25-36 tháng tuổi, khi so sánh vòng đầu trung bình của các bé ở trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Hoa Cương, thu được kết quả P = 0,8042 > 0,05. Như vậy, với mức độ tin cậy 95%, vòng đầu của các bé ở 2 trường không có sự khác biệt. Kết quả này cũng tương tự khi so sánh chỉ số vòng đầu trung bình giữa các bé ở trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Bình Minh (P = 0,4861 > 0,05), giữa trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Minh (P = 0,5703 > 0,05).

Ở lứa tuổi 37-48 tháng tuổi, kết quả nghiên cứu cũng tương tự lứa tuổi trước. Vòng đầu trung bình giữa trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Hoa Cương không có sự sai khác (P = 0,1338 > 0,05). Giá trị P kiểm định khi so sánh vòng đầu trung bình của các bé ở trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Bình Minh là P = 0,8050 > 0,05 và giá trị này ở trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Minh là P = 0,1848 > 0,05. Như vậy, với mức độ tin cậy 95% cho thấy không có sự sai khác về vòng đầu trung bình giữa 3 trường mầm non.

Ở lứa tuổi 49-60 tháng tuổi, vòng đầu trung bình của các trẻ ở các trường cũng không có sự khác biệt giữa các trường mầm non. Cụ thể giữa trường mầm non Trương Quang Trọng – trường mầm non Hoa Cương có P = 0,0987 > 0,05; giữa trường mầm non Trương Quang Trọng – trường mầm non Bình Minh có P = 0,8996 > 0,05; giữa trường mầm non Hoa Cương – trường mầm non Bình Minh có P = 0,0720 > 0,05.

Biểu đồ 3.3. Vòng đầu trung bình (cm) của trẻ theo tuổi

Khi sử dụng phương pháp kiểm định LSD với mức độ tin cậy 95%, kết quả cho thấy vòng đầu trung bình của các bé ở cùng một lứa tuổi ở các trường mầm non không có sự khác biệt.

Ngoài ra, khi phân tích sự sai khác vòng đầu trung bình giữa các bé trai và các bé gái ở cùng độ tuổi cũng, kết quả cho thấy cũng không có sự khác biệt. Số liệu thu thập được trình bày ở bảng 3.8 (phụ lục).

Khi đối chiếu kết quả này với số liệu trong “Hằng số Sinh học người Việt Nam” chúng tôi thấy không có sự khác nhau và vòng đầu của trẻ đã phát triển bình thường. Như vậy, mặc dù chế độ dinh dưỡng tác động mạnh mẽ đến sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng nhưng ít tác động đến chỉ số vòng đầu ở trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)