Khối lượng cơ thể (kg) của trẻ mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 51 - 57)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.1.2. Khối lượng cơ thể (kg) của trẻ mầm non

3.1.2.1. Cân nặng của trẻ theo lứa tuổi

Kết quả nghiên cứu khối lượng cơ thể của 1358 trẻ mầm non thuộc 3 trường mầm non Trương Quang Trọng, trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Minh được trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.4. Khối lượng cơ thể (kg) của trẻ mầm non

Tháng tuổi

Khối lượng cơ thể (kg) Trương

Quang Trọng Hoa Cương Bình Minh Chung

25-36 tháng tuổi n 92 126 80 298 X 13,95 (ab) 14,60 (b) 13,27 (a) 13,94 SD 1,47 2,11 1,77 LSD 0,926 0,926 0,926 37-48 tháng tuổi n 103 164 118 385 X 16,57 (ab) 17,87 (b) 15,86 (a) 16,77 SD 2,68 3,23 3,6 LSD 1,534 1,534 1,534 49-60 tháng tuổi n 146 319 210 675 X 19,52 (ab) 21,51 (b) 18,43 (a) 19,82 SD 2,68 4,25 5,57 LSD 2,346 2,346 2,346

Từ kết quả trình bày ở bảng 3.4, chúng tôi thấy cân nặng của trẻ tăng dần qua các độ tuổi khác. Cụ thể:

Ở trường mầm non Trương Quang Trọng, trẻ từ 25-36 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 13,95 ± 1,47 kg, cân nặng trung bình của trẻ từ 37 tháng

tuổi đến 48 tháng tuổi là 16,57 ± 2,58 kg và cao nhất ở trẻ từ 49-60 tháng tuổi với cân nặng trung bình là 19,52 ± 2,68 kg.

Ở trường mầm non Bình Minh, cân nặng trung bình của trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi đạt 13,27 ± 1,77 kg, từ 37 đến 48 tháng tuổi cân nặng trung bình của trẻ đạt 15,86 ± 3,6 kg và cân nặng trung bình của trẻ từ 49-60 tháng tuổi đạt 18,43 ± 5,57 kg.

Ở trường mầm Hoa Cương, cân nặng trung bình của trẻ từ 25-36 tháng tuổi là 14,6 ± 2,11 kg, từ 37 đến 48 tháng tuổi cân nặng trung bình của trẻ đạt 17,54 ± 3,2 kg và cân nặng trung bình cao nhất ở trẻ từ 49 đến 60 tháng tuổi với chiều cao 21,51 ± 4,25 kg.

Biểu đồ 3.2. Cân nặng trung bình của trẻ theo tuổi

Ngoài ra, khi chúng tôi so sánh 2 giá trị cân nặng trung bình giữa các trẻ của 3 trường mầm non trên, cho thấy cân nặng của các bé ở giữa trường khác nhau có sự sai khác về mặt thống kê (với mức độ tin cậy 95%). Sự sai khác được thể hiện cụ thể như sau:

Ở độ tuổi 25 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi, cân nặng trung bình giữa trẻ trường mầm non Bình Minh và trường mầm non Hoa Cương có sự sai khác

Trương Quang Trọng Hoa Cương

về mặt thống kê (P = 0,0082 < 0,05). Cân nặng trung bình giữa trẻ trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Trương Quang Trọng là như nhau (P = 0,1418 > 0,05) và cân nặng trung bình của trẻ ở 2 trường Trương Quang Trọng và trường mầm non Bình Minh cũng cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê (với P = 0,1150 > 0,05).

Ở độ tuổi 37 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi, cân nặng trung bình của các bé ở trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Hoa Cương không có sự sai khác về mặt thống kê (P = 0,0954 > 0,05). Về mặt thống kê, cân nặng trung bình của các bé ở hai trường mầm non Trương Quang Trọng và tường mầm non Bình Minh không có sự sai khác về mặt thống kê (P = 0,6150 > 0,05). Cân nặng trung bình giữa trẻ trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Minh lại có sự sai khác về mặt thống kể (P = 0,043 < 0,05).

Ở độ tuổi 49 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi, cân nặng trung bình giữa trẻ trường mầm non Trương Quang Trọng và Hoa Cương (P = 0,0453 < 0,05) có sự sai khác và sự sai khác này có ý nghĩa thống kê. Đối với cân nặng trung bình giữa trẻ mầm non trường Hoa Cương và trường Bình Minh cũng có sự khác biệt về mặt thống kê (P = 0,0265 < 0,05). Tuy nhiên sự sai khác về cân nặng của trẻ em ở hai trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Bình Minh không có ý nghĩa thống kê (P = 0,3673 > 0,05).

Như vậy, điều kiện dinh dưỡng ở các trường mầm non đã ảnh hưởng đến khối lượng cơ thể của trẻ. Trong đó, cân nặng của trẻ ở trường mầm non Hoa Cương luôn cao nhất và cân nặng của trẻ ở trường mầm non Bình Minh là thấp nhất.

Đặc biệt, tốc độ tăng cân của các trẻ hàng năm ở các trường khác nhau cũng khác nhau. Tốc độ tăng cân trung bình ở trẻ mầm non trường mầm non

Hoa Cương là 2,3 kg/năm, trường mầm non Trương Quang Trọng với mức tăng 1,86 kg/năm và trường mầm non Bình Minh là 1,72 kg/năm.

3.1.2.2. Cân nặng của trẻ theo giới tính

Kết quả nghiên cứu về cân nặng trung bình giữa bé trai và bé gái của 3 trường mầm non nghiên cứu trình bày cụ thể ở bảng số liệu 3.5.

Bảng 3.5. Cân nặng (kg) của trẻ theo giới tính

Cân nặng trung bình theo tháng tuổi (kg) Trương Quang

Trọng Hoa Cương Bình Minh Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái

25-36 tháng tuổi n 48 44 65 61 37 43 X 15,36 12,99 16,09 13,04 14,54 11,88 SD 1,07 0,54 1,74 0,83 1,31 1,04 LSD 0,6118 0,9843 0,853 P 0,000 0,000 0,000 37-48 tháng tuổi n 47 56 86 78 56 62 X 18,37 14,77 19,07 16,01 18,18 14,35 SD 2,7 0,68 3,33 2,27 2,94 1,48 LSD 1,489 2,13 1,74 P 0,000 0,0065 0,0001 49-60 tháng tuổi n 70 76 163 156 117 103 X 20,89 18,12 24,46 18,6 21,86 17,19 SD 2,86 1,44 3,81 1,77 2,8 1,37 LSD 1,759 2,31 1,709 P 0,0033 0,000 0,000

Qua bảng số liệu 3.5, ở các độ tuổi nghiên cứu, khối lượng trung bình của bé trai và bé gái luôn có sự khác biệt với độ tin cậy 95%. Các bé trai có khối lượng nặng hơn các bé gái ở cùng độ tuổi nghiên cứu từ 3-5 tuổi. Cụ thể như sau:

Ở trường Trương Quang Trọng, độ tuổi từ 25-36 tháng tuổi, khối lượng trung bình của bé trai là 15,36 ± 1,07 kg và ở bé gái là 12,99 ± 0,54 kg (P = 0,0029 < 0,05). Ở độ tuổi 37-48 tháng tuổi, cân nặng trung bình của bé trai là 18,37 ± 2,7 kg và của bé gái là 14,77 ± 0,68 kg (P = 0,000 < 0,05). Ở độ tuổi 49-60 tháng tuổi, cân nặng trung bình của các bé trai là 20,89 ± 2,86 kg và của các bé gái là 18,12 ± 1,44 kg (P = 0,0033 < 0,05).

Ở trường Hoa Cương, khối lượng trung bình của bé trai ở các độ tuổi 25- 36 tháng tuổi là 16,09 ± 1,74 kg và của bé gái là 13,04 ± 8,3 kg (P = 0,000 < 0,05). Ở độ tuổi 37-48 tháng tuổi cân nặng trung bình của bé trai là 19,07 ± 3,33 kg và của bé gái là 16,01 ± 2,27 kg (P = 0,0065 < 0,05). Ở độ tuổi 49-60 tháng tuổi, cân nặng trung bình của các bé trai là 24,46 ± 8,31 kg và của các bé gái là 18,6 ± 1,77 kg (P = 0,000 < 0,05).

Ở trường Bình Minh, khối lượng trung bình của các bé trai luôn cao hơn khối lượng trung bình của các bé gái ở độ tuổi nghiên cứu. Khi ở độ tuổi 25- 36 tháng tuổi cân nặng của các bé trai là 14,54 ± 1,31 kg và của các bé gái là 11,88 ± 1,04 kg (P = 0,000 < 0,05). Ở độ tuổi 37-48 tháng tuổi cân nặng trung bình của các bé trai và bé gái lần lượt là 18,18 ± 2,94 kg và 14,35 ± 1,48 kg (P = 0,0001 < 0,05). Ở độ tuổi 49-60 tháng tuổi cân nặng trung bình của các bé trai là 21,86 ± 2,8 và của các bé gái là 17,19 ± 1,37 (P = 0,000 < 0,05). Thông qua kiểm định LSD và so sánh 2 giá trị trung bình với độ tin cậy 95% đều cho thấy sự khác biệt về cân nặng giữa bé trai và bé gái.

Điều này cho thấy mặc dù ở cùng độ tuổi phát triển (25-60 tháng tuổi) như nhau nhưng mức độ tăng trưởng về khối lượng là không giống nhau. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Gi Trọng trong Hằng số Sinh học người Việt Nam và Đoàn Yên (1993) [39]

So sánh với kết quả nghiên cứu của chúng tôi với số liệu trong “Hằng số Sinh học người Việt Nam”, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Điểm [9], tác giả Nguyễn Thị Hải Vinh [34], kết quả được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Khối lượng (kg) của trẻ từ 3-5 tuổi theo nhiều tác giả

Giới tính Tuổi (tháng) HSSH (1975) Nguyễn Điểm (2005) Nguyễn Thị Hải Vinh (2009) Nguyễn Thị Tho (2015) Vũ Thị Thanh Vân (2017) Nam 25 – 36 11,66 13,10 13,85 15,66 15,33 37 – 48 12,83 13,96 15,88 16,96 18,54 49 – 60 14,17 16,11 16,11 19,80 22,41 Nữ 25 – 36 10,81 12,81 13,32 15,49 12,64 37 – 48 12,45 13,34 15,38 16,82 15,05 49 – 60 13,49 15,83 18,76 18,23 17,97 Kết quả nghiên ở bảng 3.6 cho thấy: cân nặng của trẻ từ 3-5 tuổi càng về sau càng tăng lên. Đặc biệt là đối với các bé trai. Sự khác biệt về cân nặng giữa các nghiên cứu có thể lý giải vì các đối tượng được nghiên cứu ở những thời điểm khác nhau, do đó chế độ dĩnh dưỡng và điều kiện kinh tế đã tác động đến sự sinh trưởng phát triển của trẻ. Qua đó, chúng ta thấy được tầm ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sự phát triển cân nặng của trẻ nói riêng và tầm vóc của trẻ nói chung. Chế độ ăn cân đối và hợp lý giúp cân nặng của trẻ được cải thiện.

Tóm lại, cân nặng của trẻ mầm non tăng dần qua các lứa tuổi. Cân nặng của học sinh ở các trường mầm non là khác nhau. Trong đó, cân nặng của trẻ ở trường mầm non Hoa Cương là cao nhất và trẻ ở trường mầm non Bình Minh là thấp nhất. Có sự khác biệt về cân nặng giữa các bé trai và bé gái ở các trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 51 - 57)