Tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non theo chỉ số chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 63 - 66)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non theo chỉ số chiều

cao/tuổi

Khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ ngoài việc đánh giá theo chỉ số cân nặng/tuổi thì chỉ số chiều cao/tuổi cũng là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bé cũng như sự phát triển bình thường của trẻ.

Kết quả nghiên cứu các trẻ ở độ tuổi mầm non từ 3-5 tuổi ở 3 trường mầm non trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi theo chỉ số chiều cao/tuổi được trình bày ở bảng 3.10.

Kết quả bảng 3.10 cho thấy, ở độ tuổi 25-36 tháng tuổi: trường mầm non Trương Quang Trọng có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng ở thể thấp còi cấp độ I chiếm tỷ lệ 1,09%, số trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường là 91 trên tổng số 92 trẻ được nghiên cứu chiếm tỷ lệ 98,91%. Ở trường mầm non Hoa Cương tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi cấp độ I và số trẻ có tình trạng cao hơn lứa tuổi là 0,79% tương ứng với số lượng là 1 trẻ trên tổng số 126 trẻ nghiên cứu và tỷ lệ trẻ bình thường là 98,42%. Ở trường mầm non Bình Minh, số lượng trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi cấp độ I và thừa cân đều là 1 trẻ cùng chiếm tỷ lệ 1,28% và trẻ ở tình trạng dinh dưỡng bình thường là 97,44% tương ứng với số trẻ là 78 trẻ.

Ở độ tuổi 37-48 tháng tuổi: ở trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Hoa cương tình trạng dinh dưỡng của các trẻ đều bình thường khi xét tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số chiều cao/tuổi. Điều này cho thấy ở 2 trường này mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Hoa Cương có chế độ dinh dưỡng phù hợp và đồng đều giúp cho quá trình tăng lên về chiều cao của trẻ hoàn toàn đồng đều và cân đối. Ở trường mầm non Bình Minh, có 1 trẻ có tình trạng cao vượt hơn tuổi chiếm tỷ lệ 0,86% và 99,14% còn lại là trẻ ở tình trạng dinh dưỡng bình thường.

Bảng 3.10. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ theo chỉ số chiều cao/tuổi

Tháng

tuổi Phân loại

Trương

Quang Trọng Hoa Cương Bình Minh n Tỉ lệ % n Tỉ lệ % n Tỉ lệ %

25-36

SDD thấp còi cấp II 0 0 0 0 0 0

SDD thấp còi cấp I 1 1,09 1 0,79 1 1,28

Bình thường 91 98,91 124 98,42 78 97,44

Cao vượt hơn tuổi 0 0 1 0,79 1 1,28

37-48

SDD thấp còi cấp II 0 0 0 0 0 0

SDD thấp còi cấp I 0 0 0 0 0 0

Bình thường 103 100 164 100 117 99,14

Cao vượt hơn tuổi 0 0 0 0 1 0,86

49-60

SDD thấp còi cấp II 0 0 0 0 0 0

SDD thấp còi cấp I 0 0 0 0 0 0

Bình thường 146 100 318 99,68 209 99,51

Cao vượt hơn tuổi 0 0 1 0,32 1 0,49 Ở độ tuổi 49-60 tháng tuổi, chỉ số chiều cao/tuổi cho thấy tình trạng dinh dưỡng của trẻ trường mầm non Trương Quang Trọng tất cả đều bình thường. Ở trường mầm non Hoa Cương, trẻ có tình trạng dinh dưỡng bình thường chiếm tỷ lệ 99,68% và trẻ có tình trạng cao vượt hơn tuổi chiếm 0,32%; không có trẻ suy dinh dưỡng ở thể thấp còi. Ở trường mầm non Bình Minh, số trẻ có tình trạng cao vượt hơn tuổi là 1 trẻ chiếm tỷ lệ 0,49% và tỷ lệ trẻ có tình trạng bình thường chiếm 99,51% trên tổng số 210 trẻ đang nghiên cứu.

Như vậy tình trạng dinh dưỡng chung của trẻ từ 3-5 tuổi theo chỉ số chiều cao/tuổi của 1358 trẻ được khảo sát ở 3 trường mầm non trên đại bàn thành phố Quảng Ngãi đó là: tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi I là 0,22% (3 trẻ trên 1358 trẻ em được khảo sát); 99,56% trẻ em có tình trạng dinh dưỡng

bình thường (1352 trẻ trên tổng số 1358 trẻ nghiên cứu) và 0,22% trẻ có tình trạng cao vượt hơn tuổi.

Kết quả nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số chiều cao/tuổi của 7,5 triệu trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi do Viện Nghiên cứu Y – Xã hội học công bố ngày 25/08/2013 tại Hà Nội cho thấy, trong 7,5 triều trẻ dưới 5 tuổi có 2 triệu trẻ em suy dinh dưỡng dạng thấp còi chiếm tỷ lệ 26,7%; 5,34 triệu trẻ có mức dinh dưỡng bình thường chiếm tỷ lệ 71,2%; 157,5 nghìn trẻ cao vượt hơn tuổi chiếm 2,1%.

Như vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em thành phố Quảng Ngãi lứa tuổi mầm non thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam dưới 5 tuổi (0,22% so với 26,7%). Tỷ lệ cao vượt hơn tuổi của trẻ em Quảng Ngãi cũng thấp hơn so với tỷ lệ của trẻ em Việt Nam (0,22% so với 2,1%). Hai yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng thấp còi là chế độ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thể thao, đối với trẻ dưới 5 tuổi thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định. So với mặt bằng chung cả nước (tính cả khu vực nông thôn, miền núi) thì khẩu phần ăn của trẻ mầm non ở Quảng Ngãi đầy đủ hơn. Các em được cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng nên chiều cao của trẻ phát triển hợp lý, do đó tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi theo chỉ số chiều cao/tuổi của trẻ em Quảng Ngãi thấp hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của trẻ em cả nước.

Tóm lại, tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở 3 trường mầm non Trương Quang Trọng, trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Mình theo chỉ số chiều cao/tuổi đều đạt ở mức bình thường. Tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, cao vượt hơn lứa tuổi thấp và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 63 - 66)