Tính cân đối của khẩu phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 87 - 90)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.3.4. Tính cân đối của khẩu phần

Tính cân đối của khẩu phần thể hiện qua tỷ lệ cân đối của các chất dinh dưỡng tạo năng lượng. Tỷ lệ protein động vật/protein tổng số; tỷ lệ lipit thực vật/lipit tổng số; tỷ số các chất khoáng và vitamin.

3.3.4.1. Tính cân đối của khẩu phần ăn ở trường mầm non Trương Quang Trọng

Tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trường mầm non Trương Quang Trọng được thể hiện quả bảng 3.23.

Kết quả bảng 3.23 cho thấy tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng sinh năng lượng protein : glucid : lipit là 1 : 4,8 : 1,5. So với nhu cầu khuyến nghị tỷ lệ glucid cao hơn và tỷ lệ lipit thấp hơn. Protein động vật chiếm 42,41% protein tổng số, thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị. Lipit thực vật đạt

31,77%, đáp ứng nhu cầu khuyến nghị. Hầu hết các cân đối về chất khoáng và vitamin đều đạt nhu cầu khuyến nghị.

Bảng 3.23. Tính cân đối của khẩu phần trường Trương Quang Trọng

Năng lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng

Các tỷ lệ cân

đối khuyến nghị Nhu cầu P:G:L (% tổng số năng lượng khẩu

phần) 1 : 4,8 : 1,5 1 : 4,6 : 1,6 Protein Động vật/Protein Tổng số (%) 42,41 50 – 60 Lipit Thực vật/Lipit Tổng số (%) 31,77 30 – 40 Ca/P 0,9 0,8 Vitamin B1/1000Kcal (mg) 0,75 0,5 – 0,8 Vitamin B2/1000Kcal (mg) 0,65 0,6 – 0,9 Vitamin PP/1000Kcal (mg) 6,86 6 – 10 Vitamin C/1000Kcal (mg) 29.39 25 – 30

3.3.4.2. Tính cân đối của khẩu phần ăn ở trường mầm non Hoa Cương

Tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trường mầm non Hoa Cương được thể hiện qua bảng 3.24.

Bảng 3.24. Tính cân đối của khẩu phần trường mầm non Hoa Cương

Năng lượng và tỷ lệ các chất dinh dưỡng

Các tỷ lệ cân đối

Nhu cầu khuyến nghị P:G:L (% tổng số năng lượng khẩu

phần) 1 : 4,5 : 1,7 1 : 4,6 : 1,6 Protein Động vật/Protein Tổng số (%) 56,00 50 – 60 Lipit Thực vật/Lipit Tổng số (%) 42,33 30 – 40 Ca/P 0,75 0,8 Vitamin B1/1000Kcal (mg) 0,63 0,5 – 0,8 Vitamin B2/1000Kcal (mg) 0,45 0,6 – 0,9 Vitamin PP/1000Kcal (mg) 6,63 6 – 10 Vitamin C/1000Kcal (mg) 24,06 25 – 30

Kết quả bảng 3.24 cho thấy tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng sinh năng lượng protein : glucid : lipit là 1 : 4,5 : 1,7. So với nhu cầu khuyến nghị tỷ lệ glucid thấp hơn và lipit cao hơn. Protein động vật chiếm 56% protein tổng số, đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị. Lipit thực vật đạt 42,33%, cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị. Sự cân đối giữa Ca/P đạt 0,75 mg thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị. Hầu hết các cân đối về vitamin đều đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị, ngoại trừ, hàm lượng vitamin B2/1000Kcal đạt 0,45 mg thấp hơn nhu cầu khuyến nghị.

3.3.4.3. Tính cân đối của khẩu phần ăn ở trường mầm non Bình Minh

Tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trường mầm non Bình Minh được thể hiện qua bảng 3.25.

Bảng 3.25. Tính cân đối của khẩu phần trường mầm non Bình Minh

Năng lượng và tỷ lệ các chất dinh

dưỡng Các tỷ lệ cân đối khuyến nghị Nhu cầu P:G:L (% tổng số năng lượng khẩu

phần) 1 : 4,9 : 1,9 1 : 4,6 : 1,6 Protein Động vật/Protein Tổng số (%) 49,18 50 – 60 Lipit Thực vật/Lipit Tổng số (%) 29,72 30 – 40 Ca/P 0,78 0,8 Vitamin B1/1000Kcal (mg) 0,55 0,5 – 0,8 Vitamin B2/1000Kcal (mg) 0,59 0,6 – 0,9 Vitamin PP/1000Kcal (mg) 4,6 6 – 10 Vitamin C/1000Kcal (mg) 22,05 25 – 30

Kết quả bảng 3.25 cho thấy tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng sinh năng lượng protein : glucid : lipit là 1 : 4,9 : 1,9. So với nhu cầu khuyến nghị tỷ lệ glucid và lipit đều cao hơn so với nhu cầu khuyến nghị. Protein động vật chiếm 49,18% protein tổng số, lipit thực vật đạt 29,72% ; tỷ lệ cân đối Ca/P đạt 0,78 các tỷ lệ này thấp hơn không nhiều nhu cầu khuyến nghị. Tính cân

đối của vitamin PP/1000 Kcal và vitamin C/1000Kcal không đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị đề ra.

Khi so sánh tính cân đối của khẩu phần ở 3 trường mầm non ở Quảng Ngãi với tính cân đối của khẩu phần ở trường mầm non Đại Mỗ, chúng tôi thấy tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng sinh năng lượng protein : glucid : lipit trong khẩu phẩn của 3 trường ở Quảng Ngãi đều xấp xỉ với tỷ lệ khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Còn tỷ lệ cân đối giữa các chất dinh dưỡng sinh năng lượng trong khẩu phần của trường Đại Mỗ không hợp lý, tỷ lệ của lipit trong khẩu phần chỉ đáp ứng được ½ nhu cầu khuyến nghị, tỷ lệ lipit thực vật/lipit tổng số của 3 trường mầm non Trương Quang Trọng, trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Minh đều đáp ứng được nhu cầu khuyến nghị, trong khi đó tỷ lệ này ở khẩu phần ăn trường mầm non Đại Mỗ lại chưa đáp ứng nhu cầu. Cân đối khoáng Ca/P ở trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Minh, tuy nhiên thấp hơn không nhiều. Tinh cân đối khoáng Ca/P ở trường mầm non Trương Quang Trọng cao hơn khuyến nghị. Còn tỷ lệ này ở trường mầm non Đại Mỗ thấp hơn nhiều so với nhu cầu khuyến nghị, chỉ đạt 0,3.

Tóm lại hầu hết tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Hoa Cương đáp ứng 100% nhu cầu khuyến nghị. Tỷ lệ các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trường Bình Minh đa số thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 87 - 90)