Các biện pháp hạn chê tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 90 - 92)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.4.1.Các biện pháp hạn chê tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đã trở thành chương trình hành động và cam kết của nhiều diễn đàn Quốc tế. Ở nước ta, việc duy trì và tăng cường công tác phòng chống suy dinh dưỡng đã được ghi trong văn kiện Đại hội Đảng

toàn Quốc lần thứ X và trở thành mục tiêu hành động của các cấp chính quyền cà các ban ngành. Để hạn chế suy dinh dưỡng cho trẻ chúng ta cần có những giải pháp cụ thể :

3.4.1.1. Cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của trẻ em

- Duy trì bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ (mở rộng đến 60 tháng tuổi) kết hợp với tẩy giun định kỳ.

- Bổ sung sắt cho trẻ em khi mắc tiêu chảy kéo dài.

- Đưa vào kế hoạch ngân sách thường xuyên của nhà nước cho mua viên viamin A, viên sắt/axit folic và viên đa vi chất dinh dưỡng theo hướng dẫn bổ sung, mở rộng theo khuyến cáo của WHO.

- Đẩy mạnh giáo dục về dinh dưỡng, khuyến khích tạo nguồn thực phẩm tại chỗ và sử dụng trong cải thiện bữa ăn của bà mẹ và trẻ em

- Tăng cường hoạt động tạo nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng tại chỗ từ vườn – ao – chuồng của hộ gia đình.

- Triển khai các kỹ thuật chế biến, bảo quản nông sản, thực phẩm ở quy mô hộ gia đình.

- Hướng dẫn chế biến trong bữa ăn và thức ăn bổ sung cho trẻ. - Đưa nội dung giáo dục dinh dưỡng vào trong trường mầm non.

3.4.1.2. Xã hội hóa công tác phòng, chống suy dinh dưỡng

- Tăng cường phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của mọi ngành và toàn xã hội. Phòng chống suy dinh dưỡng là trách nhiệm của toàn xã hội, coi kết quả cải thiện dinh dưỡng là đầu ra của xóa đói, giảm nghèo.

- Huy động nguồn lực, duy trì và đầu tư thêm kinh phí từ nguồn Trung ương và đẩy mạnh hỗ trợ ngân sách từ địa phương, huy động thêm kinh phí từ cấp huyện, cấp xã và cộng đồng.

- Kêu gọi các nguồn tài trợ từ các tổ chức Quốc tế như UNICEF và tổ chức phi chính phủ.

- Huy động kinh phí từ các tổ chức xã hội như : Quỹ bảo trợ trẻ em, Hội chữ thập đỏ, chương trình xóa đói, giảm nghèo và các tổ chức kinh tế đã thực hiện chương trình phòng chống suy dinh dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 90 - 92)