PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 37)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1.Thiết kế nghiên cứu

Phương pháp mô tả cắt ngang: Nghiên cứu và đánh giá đồng thời tính trạng hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh ở lứa tuổi mầm non, tại 3 trường mầm non trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi: Trường Mầm non Trương Quang Trọng, trường Mầm non Hoa Cương và trường Mầm non Bình Minh.

2.3.2.Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu

Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu nghiên cứu của “ Dự án điều tra cơ bản các chỉ số sinh học của người Việt Nam”. Mẫu cỡ lớn được áp dụng khi điều tra các chỉ số sinh học đơn giản, tốn ít kinh phí như chiều cao,cân nặng, vòng ngực trung bình, huyết áp động mạch,..

Mẫu cỡ lớn được chọn theo công thức: n=

d t S 2 2 2 . =     d t S. 2

Trong đó: n là số cá thể mẫu cần lấy

S=

X

SDx 100 (SD: độ lệch chuẩn có được qua điều tra sơ bộ)

T là trị số tương ứng với độ tin cậy chọn trước kết quả d là sai số cho phép của trị số trung bình (X) chọn trước Chọn sai số cho phép của kết quả nghiên cứu là ± 5% của trị số trung bình, độ tin cậy của kết quả là 99% nghĩa là kết quả phải đúng 99% trong các trường hợp.

2.3.3.Phương pháp nghiên cứu các chỉ số hình thái thể lực

Các chỉ số hình thái- thể lực được xác định theo các phương pháp được dùng phổ biến tronng các nghiên cứu y sinh, gồm có:

+Chiều cao đứng: Đơn vị đo là cm, dụng cụ đo là thước đo chiều cao có độ chính xác đến 1mm. theo phương pháp đo cổ điển của Martin (ba điểm nhô ra nhất về phía sau của lưng, mông, vai chạm thước; đầu để thẳng sao cho

đuôi mắt và điểm giữa bờ vai trên lỗ tai ngoài nằm trên đường thẳng ngang vuông góc với trục cơ thể). Người được đo ở tư thế đứng thẳngtrên nền phẳng, không mang dép, hai gót chân sát nhau sao cho 4 điểm chân, lưng, mông, gót chạm vào thước

+Khối lượng cơ thể: được xác định bằng cân y tế có độ chính xác đến 0,1kg. Cân được đặt trên mặt phẳng nằm ngang,các đối tượng đo mặc quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng tâm cơ thể rơi vào điểm giữa cân, đo xa bữa ăn.

+Vòng đầu trung bình: Dụng cụ đo là thước dây có độ chính xác đến 0,1mm. đặt thước ở trên chân mày và gáy nơi nhô ra nhiều nhất của đầu

2.3.4. Phương pháp xác định tình trạng dinh dưỡng

Tình trạng dinh dưỡng được xác định qua các chỉ số nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), cân nặng theo chiều cao (W/H). Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn độ lệch chuẩn (dưới - 2SD) so với quần thể tham khảo NCSH (National Center For Health Statistic) của Hoa Kì. [theo Hà Huy Khôi (1997)]

SD code =

Kích thước đo được – số trung bình của quần thể tham chiếu

Độ lệch chuẩn của quần thể tham chiếu

Bảng 2.1. Chỉ số cân nặng theo tuổi với Z-Score ( WHO – 2006)

Chỉ số Z-Score Đánh giá

< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ nặng <-2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ vừa

-2SD ≤ Z-Score ≤ 2SD Trẻ bình thường

>2SD Trẻ thừa cân

Bảng 2.2. Chỉ số chiều cao theo tuổi với Z-Score ( WHO – 2006)

Chỉ số Z-Score Đánh giá

-4 SD ≤ Z-Score ≤ -3 SD Trẻ SDD thể thấp còi cấp độ II -3 SD ≤ Z-Score ≤ -2 SD Trẻ SDD thể thấp còi cấp độ I

-2 SD ≤ Z-Score ≤ 2 SD Trẻ bình thường (không bị SDD) Z-Score > 2 SD Cao vượt hơn so với tuổi

Bảng 2.3. Chỉ số cân nặng theo chiều cao với Z-Score ( WHO – 2006)

Chỉ số Z-Score Đánh giá

< -3SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ nặng <-2SD Trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân mức độ vừa

-2SD ≤ Z-Score ≤ 2SD Trẻ bình thường

>2SD Trẻ thừa cân

>3SD Trẻ béo phì

2.3.5. Phương pháp nghiên cứu về khẩu phần ăn

Điều tra khẩu phần ăn là bô phận thiết yếu trong các cuộc điều tra dinh dưỡng. Thông qua việc thu thập số liệu về tiêu thụ thực phẩm và tập quá năn uống, nó cho phép rút ra kết luận về các mối quan hệ giữa ăn uống và tình trạng sức khỏe. Một số cuộc điều tra hẩu phần chỉ nhằm mục đichcs quản lý và làm kết hoạch về dinh dưỡng. Điều tra khẩu phần có thể tiến hành theo cá nhân hoặc tập thể, có thể tìm hiểu về thời gian đã qua (hỏi tiền sử dinh dưỡng), về thời gian hiện tại hoặc sắp tới.

Phương pháp điều tra tổng quát về tiêu thụ thực phẩm:

Dựa vào theo dõi thực phẩm, tập hợp các số liệu thống kê về sản xuất, về dân số từ đó tính ra lượng lương thực, thực phẩm đã sử dụng để ăn sau khi đã biết con số về thực phẩm sản xuất ra, thực phẩm nhập vào hay mua về, thực

phẩm dùng cho các mục đích khác nhau như chăn nuôi, làm giống, công nghiệp. Biết cơ cấu dân số, người ta tính ra lượng thức ăn cho 1 người trong 1 ngày hay trong 1 năm.

Phương pháp này chỉ cho biết lượng thức ăn sẵn có chứu không cho biết tình hình khẩu phần thực tế của các quần thể khác nhau trong xã hội. Mặt khác, để có số liệu tin cậy, bộ máy thống kể phải có chất lượng cao. Người ta có thể theo dõi tình hình tiêu thụ thực phẩm ở các đơn vị tập thể hay gia đình. Ưu điểm là có thể theo dõi 1 mẫu lớn trong thời gian dài. Nhược điểm là kết quả phụ thuộc vào trình độ và sự cộng tác của người ghi chép ở các gia đình.

Điều tra khẩu phần ở các bếp ăn tập thể hay hộ gia đình: thông thường sử dụng phương pháp ghi số, kiểm kê hoặc cân đong:

- Phương pháp ghi sổ và kiểm kê:

Phương pháp này có thể tiến hành ở cả bếp ăn tập thể và hộ gia đình. Người nghiên cứu cần phối hợp chặt chẽ với người quản lý hay người nội trợ trong gia đình. Ở bếp ăn tập thể, người nghiên cứu căn cứ vào sổ xuất nhập thực phẩm của người quản lý. Cần ghi chép được:

+ Số người ăn mỗi bữa trong ngày. + Lượng lương thực xuất ra hằng ngày.

Từ đó tính ra lượng thực phaharm tiêu thụ cho 1 người trong 1 ngày. Trước khi lấy số liệu cần phải kiểm kê để biết số lượng tồn kho các loại. Thông thường lấy số liệu trong 1 tháng và mỗi năm lấy 4 tháng ở 4 quý.

Nếu sổ sách xuất nhập khẩu hằng ngày không đủ độ tin cậy mà chỉ có sổ nhập từng đợt thì người ta tiến hành kiểm kê, nghĩa là dựa vào số lượng nhập vào, mua về và số lượng tồn khô để biết số lượng đã sử dụng.

- Phương pháp cân đong:

Phương pháp này chính xác hơn về chất lượng nhưng mất nhiều thời gian và tốn kém, có thể áp dụng cho cả nhà ăn tập thể, gia đình và cá nhân.

Người điều tra cân các loại thực phẩm sử dụng một cách chính xác ở các giai đoạn khác nhau: trước khi làm sạch, sau khi làm sạch (chuẩn bị nấu), sau khi nấu chín và lượng thực phẩm thừa. Trong các giai ddoanj trên, khâu cân thức ăn đã được làm sạch trước khi nấu chín là quan trọng nhất, từ đó tính ra lượng thức ăn và các chất dinh dưỡng của 1 suất ăn trong 24 giờ. Nếu được huấn luyện tốt, cá nhân và người nội trọ cơ thể tự cân, đong khẩu phần của bản thân hoặc gia định mình, tuy vậy vẫn cần sự giám sát của điều tra viên. Sai số hệ thống trong phương pháp này là do không hiểu mục đích điều tra nên đối tượng (gia định hoặc cá nhân) thay đổi cách ăn hằng ngày. Thời gian điều tra dài hay ngắn tùy theo chu kỳ của thực đơn. Ví dụ như một tuần lễ, kỳ chợ phiên và không ít hơn 3 ngày. Các mẫu biểu cần thiết để có phần phụ lục. Cần chú ý lượng khách cũng như lượng bữa ăn ở nơi khác.

Đối với khẩu phần ăn của trẻ: Ghi chép và cân kiểm tra khẩu phần ăn của trẻ trong 30 ngày, với công cụ là phiếu ghi chép khẩu phần và cân kiểm tra thực phẩm.

Cách đánh giá: với khẩu phần của trẻ, chúng tôi tính toán các thành phần, dinh dưỡng, định lượng các chất dinh dưỡng và so sánh với nhu cầu khuyến nghị (bảng dinh dưỡng kiến nghị dành cho người Việt Nam theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO)).

2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được tính toán và xử lý theo phương pháp thống kê Sinh học bằng các công thức toán học thông thường, phần mềm Excel 2007 và phần mềm Statgraphic XVI.

Các công thức tính toán như sau: - Giá trị trung bình: 1 1 n i i X X n   

Trong đó: X: giá trị trung bình;

Xi : giá trị thứ i của đại lượng X; n : số nghiệm thể. - Độ lệch chuẩn: 2 1 ( ) n i i X X SD n     (Với n ≥ 30) Trong đó: SD : độ lệch chuẩn; X: giá trị trung bình;

Xi : giá trị thứ i của đại lượng X.

- Sự sai khác giữa hai giá trị trung bình của hai mẫu nghiên cứu khác nhau được kiểm định bằng “t-test” theo phương pháp Student - Fisher.

t= 2 2 A B A B X X m m  

Trong đó: XA: giá trị trung bình nhóm mẫu A;

B

X : giá trị trung bình nhóm mẫu B;

mA và mB lần lượt là sai số trung bình của nhóm mẫu A, nhóm mẫu B.Với m = ± SD

n

- Sau khi tính toán được giá trị thống kê t ta tính được xác xuất p: + Nếu t > 1,96 thì P< 0,05: Sự sai khác có ý nghĩa thống kê.

+ Nếu t ≤ 1,96 thì P> 0,05: Sự sai khác không có ý nghĩa thống kê. - Sự sai khác hai tỷ lệ % được kiểm định bằng t-test theo công thức trong tài liệu của Hà Huy khôi [15]:

A A B A n q . p n q . p P P t   

Trong đó : B B B A A A n X P , n X P  

+ XA, XB: lần lượt số cá thể của quần thể A, B có đặc tính nghiên cứu. + nA, nB : lần lượt tổng số mẫu nghiên cứu ở quần thể A, B.

B A B A n n X X P    , q = 1 – p

p và q là hai tỉ lệ quần thể được ước lượng dựa trên hai mẫu. Sau khi tính t ta tính được xác suất p:

Nếu t < 1,96 (hay p > 0,05) thì sai khác giữa 2 phương án không có ý nghĩa thống kê.

Nếu t ≥ 1,96 (hay p < 0,05) thì sai khác giữa 2 phương án có ý nghĩa thống kê. Cụ thể hơn, khi t ≥ 1,96 thì p < 0,05; khi t ≥ 2,58 thì p < 0,01; khi

t ≥ 3,29 thì p < 0,001.

- Hệ số tương quan Pearson (r)

Hệ số tương quan Pearson (r) được tính bằng chương trình tools-data Analysis-regression theo công thức:

1 1 1 n 2 2 2 2 i i=1 1 1 1 . n. ( ) . [n. Y ( ) ] n n n i i i i i i i n n n i i i i i i n X Y X Y r X X Y                             

Trong đó: r - hệ số tương quan giữa hai đại lượng X, Y; Xi - từng giá trị đại lượng X; Yi: Từng giá trị đại lượng Y; n: Số mẫu.

│r│ ≥ 0,7 Tương quan chặt.

0,3 ≤│r│ < 0,7 Tương quan trung bình. │r│ < 0,3 Tương quan yếu.

0< r <1 Tương quan thuận. -1 ≤ r ≤ 0 Tương quan nghịch.

Để phân tích ANOVA có ý nghĩa hơn, người ta thường tiến hành phân tích sâu ANOVA sau bước phân tích ANOVA cơ bản. Có 2 phương pháp, đó là kiểm định “trước” (Priori Contrasts) và kiểm định “sau” (Post-Hoc test). Phương pháp gần với phương pháp nghiên cứu thực là Post-Hoc test. Do đó trên thực tế người ta thường dùng Post-Hoc test để thực hiện phân tích sâu ANOVA nhằm tìm ra chỗ khác biệt. Trong số các phương pháp Post-Hoc test thường sử dụng, tôi lựa chọn phương pháp kiểm định LSD (The least significant difference): là phép kiểm định tương đương với việc sử dụng phương pháp kiểm định t riêng biệt cho toàn bộ các cặp trong biến. Công thức tính LSD ở mức ý nghĩa α:

LSDα = tα

r se2

2

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. CÁC CHỈ SỐ HÌNH THÁI CỦA HỌC SINH MẦM NON THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI PHỐ QUẢNG NGÃI

3.1.1 Chiều cao đứng (cm) của học sinh

3.1.1.1. Chiều cao đứng của học sinh theo tuổi

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng theo tuổi của học sinh 3 trường mầm non Trương Quang Trọng, trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Minh được thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.1:

Bảng 3.1. Chiều cao đứng trung bình (cm) của trẻ theo tuổi

Tháng tuổi

Chiều cao đứng trung bình (cm) Trương

Quang Trọng Hoa Cương Bình Minh Chung

25-36 tháng tuổi n 92 126 80 298 X 92,23 (ab) 93,60 (b) 91,27 (a) 92,37 SD 2,79 4,18 4,38 LSD 1,97496 37-48 tháng tuổi n 103 164 118 385 X 100,74 (b) 98,29 (b) 97,90 (a) 99,95 SD 3,85 7,09 3,39 LSD 1,92923 49-60 tháng tuổi n 146 319 210 675 X 107.48 (a) 110,70 (b) 107,30 (a) 108,49 SD 4,49 4,76 3,71 LSD 2,35385

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy, chiều cao đứng của trẻ tăng dần theo lứa tuổi. Cụ thể : Ở trường mầm non Trương Quang Trọng, chiều cao trung bình của trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi đạt 92.23 ± 2,79 cm, từ 37 đến 48 tháng tuổi

chiều cao trung bình của trẻ đạt 100.74 ± 3,85 cm và chiều cao trung bình của trẻ từ 49-60 tháng tuổi đạt 107.48 ± 4,49 cm; Ở trường mầm Hoa Cương, chiều cao trung bình của trẻ từ 25-36 tháng tuổi là 93.60 ± 4,18 cm, từ 37 đến 48 tháng tuổi chiều cao trung bình của trẻ đạt 98.29 ± 17,09 cm và chiều cao trung bình cao nhất ở trẻ từ 49 đến 60 tháng tuổi với chiều cao 110.70 ± 4,76 cm; Ở trường mầm non Bình Minh, trẻ từ 25-36 tháng tuổi có chiều cao trung bình là 91.27 ± 4,38 cm, chiều cao trung bình của trẻ từ 37 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi là 97.90 ± 3,39 cm và cao nhất ở trẻ từ 49-60 tháng tuổi với chiều cao trung bình là 107.30 ± 3,71 cm. Chúng ta có thể thấy sự khác biệt về chiều cao giữa các trường qua biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Chiều cao đứng trung bình của trẻ theo tuổi

Tốc độ gia tăng chiều cao trung bình ở trẻ mầm non trường mầm non Hoa Cương là 5,7 cm/năm, trường mầm non Trương Quang Trọng là 5,083 cm/năm và trường mầm non Bình Minh là 5,34 cm/năm. Đặc biệt tốc độ gia tăng chiều cao được thấy rõ rệt nhất ở giai đoạn 49-60 tháng tuổi.

Khi so sánh 2 giá trị chiều cao trung bình giữa các trẻ của 3 trường mầm non trên, với mức độ tin cậy 95%, chúng tôi thấy thấy chiều cao trung bình

Trương Quang Trọng Hoa Cương

của các bé ở giữa các trường có sự sai khác về mặt thống kê. Sự sai khác được thể hiện cụ thể như sau:

Ở độ tuổi 25 đến 36 tháng tuổi, chiều cao trung bình giữa trẻ trường mầm non Bình Minh và trường mầm non Hoa Cương có sự sai khác về mặt thống kê (P = 0,0391 < 0,05). Chiều cao trung bình giữa trẻ trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Trương Quang Trọng là như nhau (P = 0,1426 > 0,05). Chiều cao trung bình của trẻ ở giai đoạn này ở 2 trường Trương Quang Trọng và trường mầm non Bình Minh cũng cho thấy không có sự khác biệt về mặt thống kê (P = 0,3127 > 0,05).

Ở độ tuổi 37 đến 48 tháng tuổi, chiều cao trung bình của các bé ở trường mầm non Bình Minh và trường mầm non Hoa Cương có sự sai khác (P = 0,0012 < 0,05). Sự sai khác về chiều cao trung bình giữa 2 trường mầm non Trương Quang Trọng và trường mầm non Bình Minh cũng có ý nghĩa thống kê (P = 0,0031 < 0,05). Chiều cao trung bình giữa trẻ trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Trương Quan Trọng không có sự sai khác về mặt thống kể (P = 0,4414 > 0,05).

Ở độ tuổi 49 đến 60 tháng tuổi, chiều cao trung bình giữa trẻ trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)