Tính đa dạng của thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 78 - 79)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.3.2. Tính đa dạng của thực phẩm

Như đã trình bày ở phần trên các nhóm thực phẩm sẽ bao gồm nhiều loại thức ăn khác nhau. Số loại và số nhóm thức ăn có trong một khẩu phần ăn thể hiện mức độ đa dạng của khẩu phần.

Qua khảo sát khẩu phần ăn của trẻ ở 3 trường mầm non trên địa bàn Quảng Ngãi: trường mầm non Trương Quang Trọng, trường mầm non Hoa Cương và trường mầm non Bình Minh trong 30 ngày, chúng tôi tính toán được số loại thức ăn trung bình trong 1 ngày của trẻ ở mỗi trường, kết quả thể hiện ở bảng 3.19.

Bảng 3.19. Tính đa dạng của thực phẩm ở 3 trường nghiên cứu

Tên nhóm thực phẩm

Số loại thức ăn trung bình của trẻ trong 1 ngày (loại) Trương Quang

Trọng Hoa Cương Bình Minh

Nhóm I 2 3 3 Nhóm II 1 1 1 Nhóm III 1 1 1 Nhóm IV 7 8 5 Nhóm V 8 7 7 Nhóm VI 4 6 4 Nhóm VII 1 1 1 Tổng số 24 27 22

Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy số thực phẩm trong một ngày của 3 trường nghiên cứu khá đa dạng và phong phú. Trong khẩu phần ăn của mỗi trường

đều có đầy đủ số lượng các nhóm thức ăn cần thiết cho trẻ. Cụ thể, trường Hoa Cương có khẩu phần ăn đa dạng nhất với khoảng 27 loại thức ăn/ngày, tiếp sau là trường Trương Quang Trọng với khoảng 24 loại thức ăn/ngày và ít nhất là trường Bình Minh 22 thức ăn/ngày. Trong các nhóm thực phẩm thì nhóm IV (nhóm thức ăn động vật) và nhóm V (nhóm rau, củ, quả) có số loại thức ăn đa dạng.

So sánh tính đa dạng thức ăn của 3 trường ở Quảng Ngãi với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Ninh (2010) tại trường mầm non Đại Mỗ (huyện Từ Liêm, Hà Nội) qua 4 nhóm thức ăn chính là: Nhóm ngũ cốc và các sản phẩm chế biến sẵn từ ngũ cốc; nhóm thức ăn động vật; nhóm rau, củ, quả các loại; nhóm thức ăn dầu, mỡ chúng tôi nhận thấy:

Trong khẩu phần ăn của 3 trường nghiên cứu và trường mầm non Đại Mỗ (Hà Nội) đều có đầy đủ 4 nhóm thức ăn cần thiết cho trẻ. Tuy nhiên, mức độ đa dạng của thực phẩm ở 3 trường ở Quảng Ngãi cao hơn mức độ đa dạng thực phẩm của trường Đại Mỗ. Cụ thể, trong bốn nhóm thức ăn trên, số loại thức ăn nhiều nhất ở trường Hoa Cương với 19 loại, tiếp theo là trường mầm non Trương Quang Trọng với 18 loại, ít hơn là trường mầm non Bình Minh với 16 loại và ít nhất là trường mầm non Đại Mỗ với 11 loại. Các thức ăn thuộc nhóm thức ăn động vật và nhóm rau, củ, quả của trường mầm non Đại Mỗ cũng không đa dạng và phong phú bằng 3 trường mầm non ở Quảng Ngãi, chính vì vậy khẩu phần ăn của trẻ thuộc 3 trường mầm non đang nghiên cứu hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và tình trạng dinh dưỡng của học sinh mầm non ở thành phố quảng ngãi (Trang 78 - 79)