Khái lược quan hệ Việt Nam Ấ nộ trước năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 34 - 38)

2 Tháng 3/1988, Trung Quốc đánh chiếm 6 đảo ở quần đảo Trường Sa thì tháng 4/1988, Thủ tướng Rajiv Gandhi đến thăm Việt Nam.

1.4. Khái lược quan hệ Việt Nam Ấ nộ trước năm

Quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ đã có từ lâu đời được hai vị lãnh tụ kiệt xuất là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng J. Nehru đặt nền móng, trở thành giá trị và tài sản vô giá, được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp và đã trở thành nền tảng để Việt Nam - Ấn Độ có những bước đi chiến lược mới trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang có nhiều biến động phức tạp hiện nay.

Trên cơ sở mối quan hệ chính trị - ngoại giao đã được thiết lập, duy trì và củng cố theo thời gian phát triển đi lên của hai nước, quan hệ chiến lược Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục được đẩy mạnh và chiếm vị trí nổi bật trong quan hệ hai nước. Ngày 07/01/1972, Việt Nam và Ấn Độ thiết lập quan hệ ngoại giao, mở ra một chương mới trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước. Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, quan hệ Việt Nam và Ấn Độ đã dần đi vào chiều sâu và là hình mẫu cho sự hợp tác hịa bình, hữu nghị giữa hai quốc gia, hai dân tộc, cùng nhau hợp tác phát triển vì sự phồn vinh của mỗi nước. Tháng 7/2007, Ấn Độ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, đưa quan hệ hợp tác giữa hai nước phát triển lên một tầm cao mới.

Trong những năm gần đây, mối quan hệ Việt - Ấn ngày càng nồng ấm hơn khi có ngày càng nhiều các cuộc tiếp xúc, gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Về phía Việt Nam, năm 2003, Tổng Bí thư Nơng Đức Mạnh sang

như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2007), Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (2009), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2010), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (2011), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2012), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (2013), và chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/2014). Trong đó, đáng chú ý nhất là cuộc viếng thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Ấn Độ (2013) đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Tuyên bố chung 32 điểm giữa hai quốc gia được hình thành, tập trung vào các cam kết chiến lược, hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và hợp tác an ninh quốc phịng. Điều đó thể hiện một sắc thái chính trị riêng có cho quan hệ giữa hai quốc gia. Về phía Ấn Độ, Thủ tướng Atal BehariVajpayee đã có

chuyến thăm Việt Nam vào năm 2001. Tiếp đó là các chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (11/2008), Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh (10/2010), Phó Tổng thống Hamid Ansari (01/2013) nhân dịp tham dự buổi lễ bế mạc Năm Hữu nghị giữa Việt Nam - Ấn Độ và nhất là cuộc viếng thăm của Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee (9/2014) đến Việt Nam. Những kết quả tốt đẹp trong quan hệ chính trị - ngoại giao giữa hai nước tạo tiền đề và là động lực thúc đẩy quan hệ trên các lĩnh vực khác như kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng phát triển ngày một sâu rộng, thực chất, hiệu quả hơn.

Quan hệ kinh tế và thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ là một trong

những điểm nhấn quan trọng trong quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Ấn trước năm 2016. Kim ngạch buôn bán hai chiều của hai nước có bước phát triển vượt bậc trong những năm vừa qua, từ khoảng 50 triệu USD (1980) lên trên 1 tỷ USD (2006). Ấn Độ là một trong mười đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ 6 tháng đầu năm 2013 đạt 2,592 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,160 tỷ USD (tăng 53,7%) và nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 1,432 tỷ USD (tăng 31,1%) [46]. Tại cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (9/2014),

Tổng thống Ấn Độ cho biết, kim ngạch thương mại hai chiều tăng khoảng 3,5 lần kể từ năm 2007 và cả hai bên nhất trí sẽ đưa kim ngạch thương mại đạt mục tiêu 7 tỷ USD vào năm 2015 và thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đạt 15 tỷ USD vào năm 2020. Trên lĩnh vực đầu tư, Việt Nam đang trở thành đích đến đầu tư hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Ấn Độ. Tính đến tháng 6/2013, Ấn Độ đã đầu tư hơn 74 dự án vào Việt Nam với tổng số vốn lên tới 2,5 tỷ USD trong các lĩnh vực: khai khống dầu khí, khai khống và chế biến khống sản, sản xuất đường, công nghệ thông tin, chế biến nơng sản…

Hợp tác quốc phịng - an ninh là một trụ cột quan trọng của quan hệ đối

tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ. Hai nước đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại an ninh quốc gia. Đáng chú ý nhất là Đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ lần thứ tám tại Thành phố Hồ Chí Minh (8/11/2013). Hai bên đã tăng cường các cuộc gặp cấp cao giữa Bộ Quốc phòng hai nước, hợp tác về đào tạo cán bộ, đặc biệt là hợp tác về hải quân, mở rộng hợp tác không quân và thúc đẩy hợp tác phát triển cơng nghiệp quốc phịng. Sau khi Tổng thống Pranab Mukherjee thăm Việt Nam (9/2014), Ấn Độ đã dành gói tín dụng 100 triệu USD cho Việt Nam để hiện đại hóa quốc phịng và thắt chặt mối quan hệ hợp tác năng lượng. Khoản tín dụng mới này sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho hợp tác quốc phòng giữa hai bên. Với những biến đổi to lớn về địa chính trị ở khu vực, nhất là việc Trung Quốc ngày càng hung hăng khẳng định chủ quyền trái phép tại Biển Đơng thì những động thái trên đã gửi đi một thông điệp mạnh mẽ của Ấn Độ, mong muốn sẽ đóng một vai trò lớn hơn về an ninh ở khu vực này.

Trên cơ sở mối quan hệ hợp tác chính trị, kinh tế, thương mại tốt đẹp,

giao lưu văn hóa và ngoại giao nhân dân giữa Việt Nam và Ấn Độ không

ngừng được củng cố và phát triển. Tháng 6/2012 đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa Việt Nam và Ấn Độ, đồng thời đánh dấu 5 năm thiết lập quan hệ “Đối tác Chiến lược” giữa hai nước. Hai nước phối hợp tổ chức “Năm Hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ” với nhiều hoạt động

phong phú và đa dạng như tổ chức các hội thảo để ôn lại truyền thống, biểu diễn văn hóa nghệ thuật, tổ chức liên hoan phim, triển lãm nghệ thuật, tuần ẩm thực... Nhân dịp này, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam, Hội đồng quan hệ văn hóa Ấn Độ (ICCR) và Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (VICAS) đã tổ chức Hội thảo “Văn minh Chăm, mối liên hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ” tại Đà Nẵng. Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam (9/2014), Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã dự Lễ khai trương Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Bên cạnh đó, hai nước thường xuyên tổ chức các Chương trình giao lưu văn hóa Việt - Ấn và các hoạt động văn hóa nghệ thuật như chương trình Giao lưu thanh niên ASEAN - Ấn Độ 2014 và các hoạt động giao lưu khác. Việc xúc tiến đường bay thẳng giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng là một trong những bước tiến mới trong mối quan hệ giữa hai quốc gia, là sự kết nối thực tế của hai nền văn hóa, kết nối con người với con người.

Tiểu kết chương 1

Việt Nam - Ấn Độ, là hai quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có quan hệ truyền thống, lâu đời, cùng chia sẻ với nhau những giá trị lịch sử, văn hóa, kinh tế. Trong lịch sử, Ấn Độ và Việt Nam luôn hỗ trợ nhau trong các cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc lập, tự do. Ngày nay, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ càng thể hiện rõ tình bạn tin cậy, tình cảm sâu sắc mà lãnh đạo và nhân dân hai nước dành cho nhau. Từ quan hệ song phương, trong bối cảnh mới, Việt Nam - Ấn Độ đã nâng quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược năm 2007. Có thể nói, kể từ đó đến trước khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện (9/2016), quan hệ hai nước đã phát triển thực chất hơn trên nhiều lĩnh vực. Với những thành quả ấy là nền tảng và cơ sở vững chắc khi tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến đổi nhanh chóng, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ, đạt được những thành tựu to lớn, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sự ổn định, hịa bình và phát triển ở khu vực, đem lại nhiều lợi ích cho cả Việt Nam và Ấn Độ.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 34 - 38)