Ministry of External Affairs of India (2018), ngày truy cập 6/3/2018.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 57 - 62)

8

thuận hợp tác giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Tập đồn Tata Quốc tế (Tata International).

Tiếp đó, trong chuyến thăm của Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và phu nhân đến Việt Nam từ ngày 18 đến 20/11/2018 khơng chỉ có ý nghĩa biểu tượng, mà còn đem lại những kết quả thực tế. Về kinh tế, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam và Ấn Độ đã tăng từ 7,8 tỷ USD trong năm 2015 - 2016 lên 12,8 tỷ USD trong năm 2017 - 2018. Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Việt Nam trong khi Việt Nam xếp thứ 4 trong danh sách các đối tác thương mại trong ASEAN của Ấn Độ [44]. Chính phủ hai nước đang hướng đến mục tiêu đạt 15 tỷ USD vào năm 2020. Tổng thống Kovind nói rằng: “Chúng tơi đồng ý khuyến khích ngành cơng nghiệp của Ấn Độ khai thác các cơ hội kinh tế ngày càng lớn ở hai nước Việt Nam, Ấn Độ và ở trong khu vực và khẳng định hợp tác kinh tế Ấn Độ và Việt Nam đang rất sơi động”9. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho rằng hai

nước cần tìm cách để thúc đẩy đầu tư song phương hơn nữa, hiện tại Ấn Độ đang đầu tư 182 dự án trị giá 816 triệu USD đứng thứ 28/126 quốc gia/vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (riêng 5 tháng đầu năm 2018 đạt 67 triệu USD); còn các doanh nghiệp Việt Nam đang có 7 dự án đầu tư đạt gần 6,15 triệu USD tại Ấn Độ10. Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy đầu tư song phương, trong đó có các dự án hợp tác giữa Tập đồn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Cơng ty Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC) trong thăm dị và khai thác dầu khí trên đất liền, thềm lục địa và Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; khuyến khích sự chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếm mơ hình hợp tác, kể cả với nước thứ ba. Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào các dự án năng lượng mới và năng lượng tái tạo tại Việt Nam, trong khi Ấn Độ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến nông sản, thủy sản, đồ gỗ tại Ấn Độ.

9

The Asahi Shimbun, 2018.

10

Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Ấn Độ đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ - Việt Nam ở Hà Nội vào ngày 19/11/2018, với sự góp mặt của đại diện 80 doanh nghiệp lớn của Ấn Độ nhằm thảo luận tập trung vào 4 lĩnh vực: nông nghiệp và chế biến thực phẩm, năng lượng (năng lượng truyền thống và năng lượng tái tạo) và cơ sở hạ tầng (cầu đường, vận tải), y tế và dược phẩm, dịch vụ (công nghệ thông tin và truyền thông, du lịch, giáo dục). Sự kiện này mang ý nghĩa quảng bá hình ảnh các cơng ty Ấn Độ tới Việt Nam cũng như mở ra cơ hội hợp tác giữa hai nước.

Ấn Độ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 trong 10 đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã nổi lên là đối tác thương mại lớn thứ 18 của Ấn Độ (năm 2020). Thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ tăng đều kể từ năm 2016 khi hai nước nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác Chiến lược Tồn diện (xem hình 1).

Nguồn: [68].

Theo đó, trong năm tài chính 2016 - 2017, thương mại song phương giữa hai nước đạt 10,11 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 3,32 tỷ USD, nhập khẩu đạt 6,79 tỷ USD. Trong năm tài chính 2017 - 2018 tăng lên 12,83 tỷ USD và đạt 13,7 tỷ USD trong năm tài chính 2018 - 2019 với xuất khẩu đạt 7,19 tỷ USD, nhập khẩu đạt 6,51 tỷ USD. Hai nước đặt mục tiêu nâng thương

mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020, nhưng sự gián đoạn thương mại liên quan đến đại dịch Covid-19 đã dẫn đến sự suy giảm thương mại 9,9% xuống cịn 12,3 tỷ USD trong năm tài chính 2019 - 2020. Tính riêng từ tháng 4/2020 đến tháng 3/2021, thương mại song phương Ấn Độ - Việt Nam chỉ đạt 11,12 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Ấn Độ sang Việt Nam lên tới 4,99 tỷ USD và nhập khẩu của Ấn Độ từ Việt Nam là 6,12 tỷ USD, giảm 22,47% so với năm tài chính 2019 - 2020 [41]. Thâm hụt thương mại của Ấn Độ với Việt Nam giảm từ 2,22 tỷ USD trong giai đoạn 2019 - 2020 xuống 1,12 tỷ USD trong giai đoạn 2020 - 2021.

Các mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ bao gồm điện thoại di động, linh kiện điện tử, máy móc, cơng nghệ máy tính, cao su thiên nhiên, hóa chất và cà phê. Mặt khác, các mặt hàng nhập khẩu chính từ Ấn Độ bao gồm thịt và các sản phẩm thủy sản, ngơ, thép, dược phẩm, bơng và máy móc. Tính riêng trong năm 2017, xuất khẩu hàng hóa nơng nghiệp của Việt Nam sang thị trường Ấn Độ đạt 486 triệu USD, tăng 6,4% so với năm 2016, chiếm 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với thế giới trong năm 2017. Nhập khẩu hàng hóa năm 2017 có xuất xứ từ Ấn Độ vào Việt Nam đạt 531 triệu USD, tăng 19,7% so với năm 2016, chiếm 4% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa nơng nghiệp của cả nước với thế giới năm 2017. Đáng lưu ý, trong năm 2016 cán cân thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp giữa hai quốc gia không những giảm chênh lệch mà cán cân thặng dư lại nghiêng về phía có lợi hơn cho phía Việt Nam. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu nơng nghiệp của Việt Nam thặng dư 13 triệu USD, chiếm tỷ trọng 2,8% giá trị xuất khẩu [15; tr.11].

Cơ cấu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Ấn Độ đang có chiều hướng thay đổi tích cực và ổn định hơn. Nhận biết được tiềm năng và sức mua của thị trường Ấn Độ, Việt Nam đã rất quan tâm đến thị trường này. Trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Việt Nam đã xác định Ấn Độ là thị trường trọng điểm về hợp tác nông nghiệp. Hai nước đã ký các Hiệp định thương mại, tránh đánh thuế hai lần,

Khuyến khích và bảo hộ đầu tư. Đối với các mặt hàng nông sản nói chung, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2017 đạt 486 triệu USD. Về lâm sản, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2017 đạt 57 triệu USD, chiếm 11,7% giá trị xuất khẩu. Đối với các mặt hàng thủy sản, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 21 triệu USD [15; tr.11]. Các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực để tạo dựng uy tín, đáp ứng các cam kết, tích cực chủ động tham gia thực hiện giảm dư lượng hóa chất trong sản phẩm, nhiều nhà máy được chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm để cung ứng những mặt hàng chất lượng sang thị trường Ấn Độ. Việt Nam lại là một trong số thị trường hiếm hoi duy trì xuất siêu vào Ấn Độ trong nhiều năm. Trong ASEAN, Việt Nam là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba cho các sản phẩm của Ấn Độ và là đối tác thương mại lớn thứ 4 sau Singapore, Indonesia và Malaysia [4; tr.5].

Đặc biệt, ngày 18/01/2018, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Công Thương Ấn Độ phối hợp với Hội đồng Xúc tiến Thương mại Ấn Độ tổ chức thành công Tọa đàm “Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong lĩnh vực Nông nghiệp

- Thực phẩm chế biến”. Nhân dịp này, hai bên giới thiệu những tiềm năng, cơ

hội và đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy thương mại song phương. Qua đó, quan hệ hợp tác nơng nghiệp giữa hai nước tiếp tục được tăng cường và tạo ra sự tăng trưởng đột biến. Việt Nam nhập khẩu thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nơng nghiệp từ Ấn Độ, cịn Ấn Độ nhập khẩu trái cây, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, hải sản từ Việt Nam [5; tr.19].

Tại Diễn đàn Kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ ngày 26/10/2018 ở New Delhi, với chủ đề “Thúc đẩy tầm nhìn mới cho nông nghiệp: Xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác Việt Nam - Ấn Độ”, hai bên khẳng định, quan hệ

hữu nghị, hợp tác Việt Nam - Ấn Độ có bước phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất, hiệu quả và từng bước được nâng lên tầm cao mới với những kết quả hết sức to lớn. Tính đến hết năm 2017, tổng vốn đăng ký đầu tư Ấn Độ vào Việt Nam đạt 756 triệu USD, với 168 dự án đầu tư, đứng thứ 28/126 quốc

gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực chế biến nơng sản, khai khống, dầu khí, chế biến khống sản, cơng nghệ thơng tin... Việt Nam có 7 dự án đầu tư sang Ấn Độ với tổng vốn đăng ký là 6,15 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thức ăn gia súc, vật liệu xây dựng, xuất khẩu mỹ phẩm, các sản phẩm tin học11.

Trong khi đó, trên các cơ chế thương mại đa phương, khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan cho trên 90% các mặt hàng được buôn bán giữa hai khu vực tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam dễ dàng thâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Ngồi ra, Ấn Độ có tiềm lực mạnh trong các ngành sản xuất như công nghệ thông tin, dược, y tế, dịch vụ giáo dục và đào tạo sẽ hỗ trợ hiệu quả cho Việt Nam khi định hướng phát triển các ngành công nghiệp cũng như cấu trúc thương mại của nước ta là các ngành sản xuất sử dụng nhiều nhân công, đặc biệt là dệt may, chế biến thực phẩm, da giầy. Trở thành đối tác thương mại với Ấn Độ, Việt Nam cũng có thêm cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng khả năng thâm nhập tốt hơn trong các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ… và đa dạng hơn hàng hóa xuất khẩu của nước mình [1; tr.16].

Tuy nền kinh tế của 10 nước thành viên ASEAN đều nhỏ nhưng lại trở thành khu vực có ảnh hưởng khi là tổ chức duy nhất có thể hành động như một đầu mối thúc đẩy hội nhập và hợp tác kinh tế của khu vực Đông Á. Việc ASEAN ký kết FTA với các nước lớn ở khu vực châu Á, trong đó có Ấn Độ đóng góp cho nỗ lực củng cố vai trị trung tâm của các FTA ở khu vực. Sự tập hợp các quan chức của ASEAN trong quá trình đàm phán với các đối tác lớn khiến các nước trong khối gồm cả Việt Nam ngày càng hiểu nhau hơn. Với quá trình đàm phán FTA với các nước và Ấn Độ nói riêng đã cho Việt Nam kinh nghiệm quý báu khi xây dựng các khuôn khổ hợp tác kinh tế, cơ chế hợp tác khi tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 57 - 62)