Những thành tựu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 84 - 97)

NHẬN XÉT QUAN HỆ ỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM ẤN Ộ

3.1.Những thành tựu

Được xây dựng trên mối quan hệ truyền thống và sự tin cậy đã có giữa hai nước trong nhiều thập kỷ, nhìn lại quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ (2016 - 2020), có thể thấy, mối quan hệ hai bên trong sáng

như bầu trời khơng một gợn mây đã tìm thấy ở nhau sự lựa chọn có tính chiến

lược, phù hợp với xu thế khách quan của thời đại và những gì đang diễn ra ở hai nước. Từ thực tế này, trên cơ sở nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số thành tựu cơ bản trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ như sau:

Thứ nhất, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều biến đổi, quan hệ giữa Việt Nam - Ấn Độ vẫn khơng ngừng phát triển, thực chất, có chiều sâu, nâng từ Đối tác Chiến lược (2007) lên thành Đối tác Chiến lược Toàn diện (2016), và tiếp tục có những thành tựu to lớn, tạo nên chất men gắn kết trên cơ sở lịch sử, văn hóa và lịng tin chiến lược

Có thể thấy, việc nâng mối quan hệ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước từ năm 2016 đến năm nay đã phát huy có hiệu quả và thực chất, vì lợi ích giữa nhân dân hai nước, vì hịa bình, ổn định, phồn vinh trong khu vực và trên thế giới. Quan hệ chính trị giữa hai nước đến độ tin cậy rất cao thông qua trao đổi chuyến thăm cấp cao liên tục. Năm chuyến thăm cấp cao trong vòng 2 năm là điều hiếm xảy ra trong quan hệ song phương không chỉ giữa Việt Nam và Ấn Độ mà cả với các nước khác. Đó là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Narendra Modi (9/2016) và Tổng thống Ram Nath Kovind (11/2018) và chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (12/2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (1/2018) và cố Chủ tịch nước Trần Đại Quang (3/2018). Chuyến thăm Ấn Độ tháng 7/2017 của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với việc ký kết

Chương trình Hành động triển khai quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giai đoạn 2017 - 2020 cũng là một sự kiện quan trọng. Trong các chuyến thăm trên, hai bên đã ký kết hơn 20 thỏa thuận hợp tác bao trùm trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, quốc phịng - an ninh, nơng nghiệp, truyền thơng, cơng nghệ thông tin, y tế, giáo dục…

Đặc biệt, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng N. Modi có tác động tích cực đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nổi bật ở lĩnh vực hợp tác chính trị - ngoại giao, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi đã củng cố, tăng cường hơn nữa mối quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Từ quan hệ Đối tác Chiến lược, Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện của nhau. Phát biểu trước cuộc họp báo tại Văn phịng Chính phủ Việt Nam ngày 03/9/2016, Thủ tướng Modi đã khẳng định, “Quyết định nâng cấp nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện của chúng ta đã nắm bắt được nội dung và con đường của sự hợp tác của chúng ta trong tương lai. Điều đó sẽ cung cấp một hướng đi mới, xung lực mới và chất liệu mới cho sự hợp tác song phương. Nỗ lực của chúng ta sẽ góp phần mang lại ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực này” [53]. Phát biểu của Thủ tướng chứng tỏ Ấn Độ coi trọng quan hệ với Việt Nam và Việt Nam là trụ cột của Chính sách Hành động hướng Đơng của Ấn Độ. Phía Việt Nam cũng tái khẳng định sự ủng hộ nhất quán đối với Ấn Độ trong việc triển khai chính sách này.

Từ khi nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2016 đến nay, sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, thể hiện qua lịch trình dày đặc những chuyến thăm của lãnh đạo hai nước nhất là chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang năm 2018 không chỉ khẳng định trong bề dày lịch sử mối quan hệ của hai bên, động lực nội tại của mỗi nước, mà cịn cần được đặt trong bối cảnh địa chính trị thay đổi liên tục ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Điều đó thể hiện một khát vọng lớn hơn của lãnh đạo hai nước, đó là khát vọng cùng phối hợp hành động vì một

khu vực “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở”, là khát vọng

“Tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược Tồn diện vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hịa bình, hợp tác và thịnh vượng ở khu vực và trên thế giới”12

. Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Cộng hóa Ấn Độ Tơn Sinh Thành khẳng rằng: “Con đường phía trước của mối quan hệ này rộng thênh thang trong một hành trình dài xây dựng mối quan hệ đối tác bền chặt giữa hai nước. Khơng có gì ngăn cản được hai nước làm sâu sắc ý nghĩa chiến lược của mối quan hệ này và đưa quan hệ phát triển thực sự toàn diện hơn nữa” [29].

Đối với Ấn Độ, Việt Nam có vị trí chiến lược vơ cùng quan trọng trên

cả đường biển và đường bộ. Trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong, Việt Nam là một thành viên tích cực của các cơ chế hợp tác tiểu khu vực này. Trong những năm gần đây, khi Trung Quốc đang nỗ lực đẩy mạnh Hợp tác Lan Thương - Mekong theo hướng có lợi cho Trung Quốc, nhu cầu đặt ra là phải có những sự tích cực của các cơ chế khác nhằm cân bằng với ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây. Vì thế, trên nền tảng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển tốt đẹp như hiện nay, sẽ góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực Tiểu vùng và đối với Việt Nam cũng mở ra những cơ hội hợp tác với Ấn Độ nhằm bảo vệ sự phát triển bền vững của dòng Mekong và tiểu khu vực [4; tr.2].

Tại khu vực Biển Đông, lợi ích chiến lược căn bản của Ấn Độ là địa chính trị, trong đó có liên quan đến an ninh hàng hải. Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền đối với các đảo và vùng lãnh hải ở Biển Đông đã đe dọa trực tiếp đối với tự do hàng hải quốc tế, ảnh hưởng tới hịa bình và ổn định của khu vực, trong đó có Ấn Độ. Do lợi ích địa chính trị của Ấn Độ liên quan tới vùng biển trải dài giữa Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Biển Đơng đã trở thành một phần không thể tách rời trong vành đai an ninh của Ấn Độ. Ấn Độ từ lâu luôn coi trọng vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam trong vai trị trung tâm của khu vực Biển Đơng. Những căng thẳng trong quan

12 Chủ đề bài phát biểu của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Bảo tàng Tưởng niệm Nehru trước hơn 300 chính khách, giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả và các sinh viên Ấn Độ tại thủ đơ New Delhi, ngày 4/3/2018. chính khách, giáo sư, nhà nghiên cứu, học giả và các sinh viên Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, ngày 4/3/2018.

hệ Việt - Trung liên quan tới tranh chấp biển và hải đảo khiến Việt Nam trở thành một “đối tác tự nhiên” của Ấn Độ nhằm cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc. Bởi vậy, một quan hệ tốt đẹp với Việt Nam và các thành viên ASEAN khác đã giúp Ấn Độ có thêm ảnh hưởng ở khu vực Biển Đông, đồng thời cũng là cách thức kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc tại Ấn Độ Dương [4; tr.2-3].

Đối với Việt Nam, Ấn Độ giữ vai trị vơ cùng quan trọng trong việc cân bằng địa chính trị khu vực. Mặc dù khơng trực tiếp liên quan và không tuyên bố chủ quyền đối với tranh chấp ở Biển Đông, nhưng sự hiện diện của Ấn Độ ngày càng được công nhận là một trong những cán cân quyền lực ở vùng biển này. Ấn Độ giữ vai trị nước lớn thơng qua hợp tác với các nước để tăng cường xây dựng các thể chế khu vực và đóng góp vào việc duy trì cán cân quyền lực, gìn giữ hịa bình, ổn định tại Biển Đơng. Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống và hữu nghị, trong Chính sách Hành động hướng Đông” của Ấn Độ, Việt Nam được coi là một trong những đối tác quan trọng nhất. Từ năm 2016 đến năm 2020, việc hai nước tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện đi vào thực chất và hiệu quả, góp phần tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược cân bằng ảnh hưởng nước lớn ở khu vực, kiềm chế những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Đối với các vấn đề khu vực và quốc tế, cả hai bên Việt Nam và Ấn Độ đều quan tâm, tích cực tham vấn lẫn nhau và cả hai bên đều có chung quan điểm về tầm quan trọng của việc đảm bảo hịa bình, ổn định và an ninh của khu vực và thế giới. Đối với các vấn đề tranh chấp, hai nước đều chia sẻ quan điểm giải quyết các bất đồng, tranh chấp thơng qua các biện pháp đàm phán hịa bình. Đặc biệt, trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, Ấn Độ ủng hộ mạnh mẽ lập trường của Việt Nam và ASEAN về việc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hịa bình, khơng đe dọa hay sử dụng vũ lực, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật biển Liên hợp quốc 1982 và Tuyên bố về ứng xử của

các bên ở Biển Đông (DOC) và ủng hộ việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Ấn Độ khẳng định, ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông, yêu cầu cần bảo đảm tự do hàng hải, hàng không không bị cản trở, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia ở Biển Đông. Ấn Độ nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác với Việt Nam thăm dị, khai thác dầu khí tại các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, đồng thời khẳng định, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam và ASEAN trong việc triển khai các sáng kiến nhằm xây dựng các cơ chế về duy trì và bảo đảm hịa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực này. Những cuộc trao đổi cấp Bộ trưởng Quốc phòng đến sự hợp tác tự nhiên trên lĩnh vực hàng hải từ năm 2016 đến năm 2020 là những minh chứng rõ nét nhất cho quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ.

Mặt khác, hiệu quả thiết thực của các chuyến thăm còn được thể hiện qua các Tuyên bố chung, hiệp định, thỏa thuận hợp tác bao trùm tất cả các lĩnh vực như kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội, khoa học - cơng nghệ... được hai bên ký kết. Qua mỗi chuyến thăm, các nguyên thủ quốc gia đã đánh giá việc thực hiện công việc đã thỏa thuận của chuyến thăm trước, từ đó rút kinh nghiệm để đề ra phương hướng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài trong thời gian tới, nhằm đưa mối quan hệ hai nước phát triển toàn diện hơn, thực chất và hiệu quả hơn. Tại cuộc Hội đàm Cấp cao trực tuyến Việt Nam - Ấn Độ được tổ chức vào ngày 12/12/2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bên cạnh trao đổi về nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu, hai nước cùng đề ra Tầm nhìn chung về hịa bình, thịnh vượng và

người dân để định hướng cho quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam

- Ấn Độ trong tương lai. Theo đó:

“Khẳng định lại mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện trên nền tảng các mối liên kết lịch sử và văn hóa lâu đời, các giá trị và lợi ích tương đồng, sự tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau cũng như cam kết chung đối với luật pháp quốc tế, hai

nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường trao đổi đồn cấp cao và các cơ chế hợp tác giữa hai nước. Hai bên sẽ tăng thêm nội hàm và động lực mới cho hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp vào sự phát triển của mỗi nước và hướng tới xây dựng một khu vực hịa bình, ổn định, đảm bảo an ninh, tự do, rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ” [66].

Chính vì vậy, chuyến thăm của các nhà lãnh đạo hai nước là nhân tố quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước, tiến triển theo chiều hướng ngày càng thực chất và đa dạng, tạo cơ sở pháp lý cho các mối quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật phát triển. Cũng qua các chuyến thăm này lãnh đạo hai nước tiếp tục thể hiện sự thống nhất trong những vấn đề khu vực và quốc tế, khẳng định sự ủng hộ và giúp đỡ nhau từ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ví như, để hiện thực hóa Tầm nhìn chung về hịa bình, thịnh vượng và

người dân, Việt Nam và Ấn Độ sẽ xây dựng các Kế hoạch hành động triển

khai cụ thể theo từng giao đoạn, bắt đầu từ giai đoạn 2021 - 2023.

Như vậy, quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ từ năm 2016 đến năm 2020 đang phát triển với những bước đột phá mới. Kết quả đó có được là do sự nỗ lực của Chính phủ hai bên cũng như tầm quan trọng của hai nước trong chính sách đối ngoại của nhau. Đối với Việt Nam, Ấn Độ là một đối tác tin cậy và mối quan hệ Đối tác Chiến lược với Ấn Độ ln được Đảng và Chính phủ Việt Nam coi trọng. Lập trường của Việt Nam là ủng hộ việc Ấn Độ đóng vai trị ngày càng lớn hơn trong khu vực và trên thế giới. Về phía Ấn Độ, Việt Nam được coi là một trong những đối tác có vị trí hàng đầu trong Chính sách Hành động hướng Đông” và Việt Nam cũng đóng vai trị là cầu nối hết sức quan trọng giữa Ấn Độ và ASEAN. Trong quan hệ chính trị - ngoại giao, ngồi việc hai nước tích cực tăng cường các chuyến thăm cấp cao và thiết lập nhiều cơ chế đối thoại, hai bên cịn tích cực phối hợp hành động và tăng cường hợp tác trên các diễn đàn quốc tế và khu

vực trên cơ sở lòng tin chiến lược13. Với những nỗ lực như vậy, trong những năm tiếp theo, quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng mở rộng và đi vào chiều sâu. Việc tăng cường hợp tác trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy các mối quan hệ song phương khác.

Thứ hai, hợp tác kinh tế Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục khởi sắc với kim ngạch thương mại tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn 2016 - 2020

Mặc dù quan hệ văn hóa - chính trị giữa Việt Nam và Ấn Độ đã được phát triển từ lâu, nhưng quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai bên mới được quan tâm thúc đẩy trong vài thập kỷ gần đây. Với việc theo đuổi Chính sách Hành động hướng Đơng của Ấn Độ cùng với đó là sự tham gia và vai trò ngày càng tăng của Việt Nam tại khu vực và thế giới, Việt Nam đã trở thành một đối tác quan trọng ở Đông Nam Á của Ấn Độ. Ấn Độ và Việt Nam hợp tác chặt chẽ trên nhiều diễn đàn khu vực như ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hợp tác Ganga Mê Kơng, Hội nghị Á - Âu, ngồi ra là Liên hợp quốc và WTO.

Hợp tác kinh tế, thương mại được Chính phủ hai nước xác định là một trong những trụ cột của mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ. Thông qua các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo hai nước xác định các lĩnh vực ưu tiên định hướng cho các nhà đầu tư hai bên như: năng lượng tái tạo, cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 84 - 97)