Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 98 - 99)

NHẬN XÉT QUAN HỆ ỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM ẤN Ộ

3.2.2.Về kinh tế

Đầu tư Việt Nam - Ấn Độ đang phát triển nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Trong danh sách cac nước đầu tư ở Việt Nam, Ấn Độ được đặt ở vị trí sau Nga, Singapore, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp và Cannada. Nguyên nhân vì Việt Nam và

Ấn Độ là hai nước đang phát triển đều có nhu cầu về vốn và công nghệ. Phần lớn số lượng hàng xuất nhập khẩu của hai nước đều giống nhau như quần áo, may mặc sẵn, chè, gạo, cà phê... do vậy không khuyến khích được quan hệ thương mại.

Bên cạnh đó, giới kinh doanh của hai nước vẫn chưa hiểu rõ thị trường của phía bên kia do thiếu thông tin. Các xí nghiệp của Việt Nam hầu như khơng có khả năng thâm nhập vào thị trường Ấn Độ còn giới kinh doanh Ấn Độ bị phụ thuộc vào kiểu làm việc theo kiểu cũ trong thời gian chờ trợ cấp xuất khẩu và cũng khơng có sức cạnh tranh trên thị trường.

Mặc dù hai nước đã trải qua giai đoạn đổi mới, thị trường khổng lồ Ấn Độ đã tiến hành tự do hóa mở cửa song các các thủ tục hành chính của cả hai nước vẫn còn phức tạp. Hơn nữa các hoạt động kinh doanh và các cuộc tiếp xúc khác của Việt Nam - Ấn Độ vẫn cịn bị hạn chế bởi khơng có chuyến bay trực tiếp và đường biển.

Trong bối cảnh hiện nay các hoạt động hữu nghị và mối quan hệ giữa hai dân tộc trở nên rất quan trọng. Ngày càng nhiều người dân Việt Nam đến Ấn Độ du lịch và ngược lại. Tuy nhiên Việt Nam và Ấn Độ đã ký Hiệp định Hàng không dân dụng từ rất lâu nhưng chưa có chuyến bay thẳng nào từ Ấn Độ đến Việt Nam được thiết lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 98 - 99)