Đối với vấn đề Biển Đông, mặc dù không phải là bên yêu sách chủ quyền tuy nhiên đây được coi là cửa ngõ phía đơng của Ấn Độ trong tự do hàng hải , đồng thời về mặt chiến lược đây cũng là vùng biển giúp Ấn Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 52 - 57)

phía đơng của Ấn Độ trong tự do hàng hải , đồng thời về mặt chiến lược đây cũng là vùng biển giúp Ấn Độ phá vỡ thế “chuỗi ngọc trai” của Trung Quốc trải dài từ Biển Đông sang eo Malacca.

Trong Tuyên bố chung của Hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN bày tỏ sự đánh giá cao đối với những hỗ trợ và cam kết mạnh mẽ của Ấn Độ tham gia Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) và nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực khác như thực phẩm và nông nghiệp, tạo thuận lợi thương mại, giáo dục, sạch và tái tạo năng lượng, du lịch, sức khỏe và xóa đói giảm nghèo. Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng hoan nghênh việc ký kết Biên bản ghi nhớ giữa Ấn Độ và các nước CLMV về việc thành lập Trung tâm Phát triển phần mềm (gần nhất là với Việt Nam vào ngày 3/9/2016 trong khuôn khổ hợp tác IAI - Ấn Độ). Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng hoan nghênh sự ủng hộ của Ấn Độ đối với thực hiện Sáng kiến Kế hoạch hành động ASEAN - Ấn Độ lần thứ III (2016 - 2020) và cùng hướng tới cột mốc 25 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Ấn Độ vào năm 2017.

Đặc biệt,ngày 25/1/2018, Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ Đối tác đối thoại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - Ấn Độ diễn ra tại New Delhi đã kết thúc tốt đẹp với việc lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Độ thông qua Tuyên bố Delhi, đề ra tầm nhìn và phương hướng thúc đẩy toàn diện quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ những năm tới. Đây cũng là dấu mốc quan trọng khẳng định sự trưởng thành của mối quan hệ này. Với chủ đề “Chia sẻ giá trị, Cùng chung vận mệnh”, lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Độ đã trao đổi sâu rộng về tình hình và triển vọng phát triển của quan hệ hai bên; thống nhất nhiều định hướng, biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ. Các lãnh đạo cũng nhất trí sẽ tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ trên tất cả các mặt thông qua thực hiện đầy đủ và hiệu quả Kế hoạch hành động ASEAN - Ấn Độ 2016 - 2020.

Kết thúc Hội nghị, lãnh đạo các nước ASEAN và Ấn Độ đã thơng qua Tun bố Delhi, theo đó nhất trí: Tăng cường hơn nữa Quan hệ Đối tác chiến lược ASEAN - Ấn Độ vì lợi ích chung, trong các lĩnh vực hợp tác để xây dựng một cộng đồng hịa bình, đùm bọc và chia sẻ trong khu vực. Tiếp tục nỗ

lực để triển khai đầy đủ, có hiệu quả và kịp thời Kế hoạch Hành động triển khai Quan hệ đối tác vì hịa bình, tiến bộ và thịnh vượng chung (2016 - 2020). Tăng cường hơn nữa cam kết và hợp tác cấp cao trong khn khổ hiện có của Quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN - Ấn Độ và các cơ chế do ASEAN dẫn dắt. Tiếp tục hỗ trợ và đóng góp vào q trình hội nhập ASEAN và xây dựng Cộng đồng ASEAN, hướng tới hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN năm 2025. Tái khẳng định cam kết hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề chung về an ninh khu vực và quốc tế mà các nước cùng quan tâm và đảm bảo một cấu trúc khu vực có tính minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ trong cấu trúc khu vực thơng qua các khn khổ và cơ chế hiện có do ASEAN dẫn dắt như: Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao với Ấn Độ (PMC+1), Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) mở rộng… Tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hịa bình, ổn định, an tồn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực và các hoạt động hợp pháp khác trên biển, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, các tiêu chuẩn liên quan và thông lệ được khuyến cáo của ICAO. Theo đó, ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và trông đợi Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) sớm được hoàn tất… Khuyến khích việc hồn thành sớm Dự án Đường cao tốc Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan và mở rộng dự án này tới Campuchia, Lào và Việt Nam. Hoan nghênh và đánh giá cao sự hỗ trợ của Ấn Độ đối với các nỗ lực của ASEAN trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển trong mỗi nước cũng như giữa các nước thành viên ASEAN [78].

Trong năm 2019 và 2020, trước tình hình dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, ảnh hưởng và tác động lớn đến các nước ASEAN và Ấn Độ. Tuy nhiên, các Hội nghị Cấp cao hai bên vẫn tiếp tục đưa ra những giải pháp quan trọng cho quan hệ song phương Ấn Độ - ASEAN. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 17 ngày 12/11/2020, với vai trị là nước chủ trì trong Năm Chủ tịch ASEAN, Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn

Xuân Phúc nhấn mạnh, cùng nằm ven bờ Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ và ASEAN chia sẻ sự gần gũi về địa lý, gắn kết về lịch sự và có quan hệ giao thương hết sức chặt chẽ. ASEAN đánh giá cao Ấn Độ triển khai Chính sách Hành động hướng Đơng từ năm 2014 đến nay, đặc biệt là sự quan tâm và tham dự của cá nhân Thủ tướng N. Modi ở tất cả các Hội nghị Cấp cao giữa ASEAN và Ấn Độ. Điều này một lần nữa khẳng định Ấn Độ và ASEAN là những đối tác tin cậy. Hợp tác ASEAN - Ấn Độ được triển khai tích cực thơng qua gần 30 cơ chế trên các lĩnh vực. Tiềm năng thị trường rộng lớn với tăng trưởng kinh tế năng động mở ra nhiều cơ hội giao thương và đầu tư của cả hai bên. Những sợi dây gắn kết về lịch sử và văn hóa lâu đời của chúng ta sẽ là nền tảng thuận lợi để tiếp tục thúc đẩy quan hệ bền chặt trong hiện tại và tương lai. ASEAN đánh giá cao vai trị, vị thế và khuyến khích Ấn Độ tiếp tục tham gia đóng góp tích cực vào các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác và xây dựng lịng tin ở khu vực thơng qua các khn khổ do ASEAN chủ trì và dẫn dắt, tiếp tục tạo thêm động lực cho hợp tác Ấn Độ - ASEAN trong thời gian tới [26].

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng tích cực thúc đẩy hợp tác sông Mekong - sơng Hằng (MGC) nhằm củng cố tình hữu nghị, đồn kết giữa các nước lưu vực sông Mekong. Ấn Độ tập trung vào các chương trình giáo dục cho các nước thành viên Mekong thông qua Quỹ học bổng Mekong - Ganga (MGC), thúc đẩy các dự án lớn bằng quỹ Dự án hiệu quả nhanh MGC. Trong giai đoạn vừa qua, chương trình học bổng MGC đã cấp hơn 900 suất học bổng mỗi năm cho các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam; Quỹ Dự án hiệu quả nhanh MGC đã tài trợ 26 dự án của của các nước Mekong. Trong Hội nghị Cấp cao MGC lần thứ 8, tổ chức vào tháng 8/2017, các thành viên đã nhất trí mở rộng thêm lĩnh vực hợp tác gồm: Phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ (MSMEs); tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh MSMEs toàn cầu dự kiến; Tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp MGC; nghiên cứu triển khai hợp tác về y tế, đặc biệt là trong phịng chống bệnh sốt rét. Bên cạnh đó, Ấn Độ

cũng thành lập Quỹ triển khai các Dự án nhỏ với các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam, với ngân sách hàng năm là 1 triệu USD do nước này tài trợ. Những hoạt động tích cực này của Ấn Độ trong cơ chế đa phương đã góp phần củng cố thêm hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh có nhiều biến động phức tạp [4; tr.4].

2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

2.2.1. Về thương mại song phương

Được xây dựng dựa trên mối quan hệ truyền thống và sự tin cậy đã có giữa hai nước trong nhiều thập kỷ, quan hệ Ấn Độ - Việt Nam đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ dưới thời Thủ tướng N. Modi. Với việc nâng cấp Chính sách hướng Đơng thành Hành động hướng Đông vào năm 2014, Ấn Độ đã tăng cường gắn kết với châu Á - Thái Bình Dương nói chung và Đơng Nam Á nói riêng. Thủ tướng N. Modi coi Việt Nam là một trụ cột quan trọng và mạnh mẽ trong Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ. Quan trọng hơn, dựa trên nền tảng truyền thống trong chính sách đối ngoại Ấn Độ, quan hệ song phương trên lĩnh vực kinh tế giữa Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục phát triển trên cơ sở những lợi ích chung.

Ấn Độ là quốc gia có quy mơ dân số khổng lồ, cùng với hệ thống chính trị ổn định và tiềm lực quân sự ngày càng lớn tạo điều kiện trở thành một thị trường hấp dẫn đầy tiềm năng. Ngoài ra, sự trỗi dậy mạnh mẽ kể từ thế kỷ XXI của Ấn Độ với mức tăng trưởng kinh tế vào hàng nhanh nhất thế giới, những thành tựu trong việc điều chỉnh chính sách đối ngoại đã góp phần chuyển dịch trọng tâm bàn cờ địa - chính trị thế giới đã khiến Việt Nam và các nước ASEAN dần thay đổi nhận thức về đối tác quan trọng này. Tăng cường hợp tác kinh tế song phương với Ấn Độ đã mang lại nhiều bước tiến mới có lợi trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của Việt Nam [1; tr.15].

Trong năm 2018 đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ Đối tác Chiến lược Tồn diện Việt Nam - Ấn Độ, cụ thể hóa trên việc hợp tác song phương kinh tế thông qua các chuyến thăm cấp lãnh đạo giữa hai nhà nước. Tháng

3/2018 Chủ tịch nước Trần Đại Quang sang thăm Ấn Độ. Trong chuyến thăm, hai bên đã ký kết ba văn kiện quan trọng: Bản ghi nhớ về Hợp tác Kinh tế và Thương mại nhằm thiết lập khuôn khổ cho việc thúc đẩy kinh tế và thương mại; Kế hoạch Hành động giai đoạn 2018 - 2022 (Work Plan 2018 - 2022) giữa Hội đồng Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ (ICAR) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác trong chuyển giao công nghệ và trao đổi các chuyến thăm lẫn nhau của chuyên gia công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và liên quan [11; tr.1].

Chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang tạo động lực mới hợp tác kinh tế giữa hai nước. Trong chuyến thăm này, tháp tùng Chủ tịch nước có một đồn khoảng hơn 100 quan chức cấp cao và một phái đoàn doanh nhân hùng hậu. Sự tham gia của phái đoàn doanh nhân thể hiện tầm quan trọng về mặt kinh tế của chuyến thăm. Việc ký kết Bản ghi nhớ về Hợp tác Kinh tế và Thương mại nhân chuyến thăm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa hai nước. Trong Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn

Độ, hai bên cũng khẳng định quan hệ kinh tế, thương mại là mục tiêu quan

trọng, thành tố cốt lõi của quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện7. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã tham dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ, có sự tham dự của hơn 350 doanh nghiệp, với hơn 200 doanh nghiệp Ấn Độ đến từ những lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh như cơng nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, bất động sản, may mặc và da giày. Phát biểu tại Diễn đàn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: “Việt Nam luôn đặt trọng tâm hàng đầu trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện với Ấn Độ, nhất là với cộng đồng doanh nghiệp Ấn Độ trong tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mơ hình tăng trưởng, hướng tới phát triển bền vững và bao trùm”8. Tại Diễn đàn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chứng kiến lễ trao biên bản hợp tác đầu tư cảng biển và thành lập liên doanh kho trung chuyển than giữa Tập đoàn Vissai và Tập đoàn Tata của Ấn Độ; thỏa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 52 - 57)