Củng cố quan hệ song phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 38 - 45)

ỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM Ấ NỘ

2.1.1. Củng cố quan hệ song phương

Thập niên thứ hai thế kỷ XXI, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, đặc biệt là xu thế quốc tế hóa và khu vực hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao nói riêng vẫn được duy trì và phát triển đi vào chiều sâu, có những bước phát triển mới, bền vững hơn. Trong giai đoạn mới, quan hệ Việt Nam và Ấn Độ không ngừng được củng cố và tăng cường qua các chuyến thăm, làm việc của lãnh đạo cấp cao cũng như các đoàn đại biểu của các bộ, ban ngành hai nước. Những chuyến thăm này được coi là những mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển quan hệ giữa hai quốc gia.

Mở đầu là chuyến viếng thăm của Thủ tướng N. Modi đến Việt Nam từ ngày 02 đến ngày 03/9/2016 trên đường tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh G20. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ trong vòng 15 năm đã cho thấy rõ rằng: “New Delhi khơng cịn do dự khi mở rộng sự hiệ diện của mình ở vùng ngoại vi của Trung Quốc. Chính phủ N. Modi không giấu mong muốn đóng một vai trị quyết đốn hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chính bản thân Thủ tướng N. Modi đã khẳng định rằng Ấn Độ sẽ là một mỏ neo cho hịa bình, thịnh vượng và ổn định ở châu Á, châu Phi. Vì thế khơng có gì ngạc nhiên khi Ấn Độ sẽ tiếp cận với nhiều tham vọng hơn ở Việt Nam” [20; tr.3]. Thủ tướng N. Modi đã có nhiều hoạt động tại Hà Nội như: hội đàm với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, chứng kiến lễ ký kết 12 văn kiện hợp tác giữa hai nước; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; đến đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, đặt vòng

hoa và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, thăm nhà sàn Bác Hồ và đến thăm chùa Quán Sứ tại Hà Nội [10; tr.1-2].

Nhận định về chuyến thăm này, tờ Vnexpress cho rằng: “Chuyến thăm của Thủ tướng Ấn Độ dự kiến mang lại nhiều hỗ trợ về quân sự cho Việt Nam, báo hiệu sự hiện diện lớn hơn của Delhi ở Đông Nam Á” [49]. Theo tờ Thanh Niên, chuyến thăm của Thủ tướng N. Modi “mang nhiều ý nghĩa quan trọng cho quan hệ song phương cũng như các giá trị khác trong khu vực” [32]. Về phía Ấn Độ, các tờ báo nổi tiếng như The Hindu, The Times of India,

The Indian Express, Hindustan Times, The Economic Times và The Diplomat… cũng có bài viết về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng N.

Modi. Theo The Diplomat, Ấn Độ được dự đoán sẽ xuất khẩu một loạt thiết bị quân sự cho Việt Nam, bao gồm ngư lôi chống ngầm Varunastra và tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos [48]. Tờ The Economic Times nhận xét, việc

Thủ tướng N. Modi chọn đến thăm Việt Nam trước khi sang thăm Trung Quốc có ý nghĩa biểu tượng, báo hiệu sự hiện diện chiến lược ngày càng tăng của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á [52].

Báo chí Trung Quốc cũng đưa tin về chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ N. Modi. Tờ Global Times cho rằng chuyến thăm là một phần trong sự thay đổi rõ rệt trong chính sách của Ấn Độ đối với vấn đề Biển Đông, chuyến thăm đặc biệt quan trọng vì nó diễn ra trong bối cảnh Tòa Trọng tài Quốc tế vừa bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đơng [30].

Có thể nói, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi đã đem lại những kết quả nổi bật: hai bên đã ra Tuyên bố chung, 12 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực đã được kí kết, bao gồm: Hiệp định khung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Ấn Độ về hợp tác khai thác và sử dụng vũ trụ cho mục đích hịa bình; Nghị định thư giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Ấn Độ về việc kỷ niệm “Năm Hữu nghị 2017”; Nghị định thư sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Bản ghi nhớ về hợp tác y tế; Bản ghi nhớ về

Hợp tác công nghệ thông tin; Bản ghi nhớ về hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Hội đồng Ấn Độ về các vấn đề quốc tế; Bản ghi nhớ về hợp tác an ninh mạng; Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và đánh giá chất lượng; Thỏa thuận kỹ thuật về trao đổi thông tin hàng hải phi quân sự; Thỏa thuận về việc xây dựng hạ tầng thông tin cho việc đào tạo Công nghệ thông tin chất lượng cao; Hợp đồng về cung cấp tàu tuần tra cao tốc.

Việc ký kết những văn kiện hợp tác nêu trên một mặt củng cố mối quan hệ truyền thống vững mạnh giữa hai nước thông qua quyết định về “Năm Hữu nghị 2017”, mặt khác thúc đẩy và mở rộng hợp tác trên những lĩnh vực mới như hợp tác về khai thác và sử dụng vũ trụ cho mục đích hồ bình, hợp tác về an ninh mạng, trao đổi thông tin hàng hải phi quân sự, hợp tác xây dựng hạ tầng thông tin cho việc đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao…[10; tr.2]

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Modi rõ ràng có tác động tích cực đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nổi bật ở lĩnh vực hợp tác chính trị - ngoại giao, từ đó tiếp tục củng cố, tăng cường, phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử, đi từ quan hệ Đối tác Chiến lược (2007), Việt Nam và Ấn Độ đã trở thành Đối tác Chiến lược Toàn diện (tháng 9/2016) của nhau. Nhận định về điều này, Thủ tướng N. Modi nhấn mạnh: “Quyết định nâng cấp nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược lên quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện đã nắm bắt được nội dung và con đường của sự hợp tác của chúng ta trong tương lai. Điều đó sẽ cung cấp một hướng đi mới, xung lực mới và chất liệu mới cho sự hợp tác song phương. Nỗ lực của chúng ta sẽ góp phần mang lại ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực này” [53]. Điều này chứng tỏ, Ấn Độ luôn coi trọng quan hệ với Việt Nam và Việt Nam là trụ cột của Chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ. Việt Nam cũng tái khẳng định sự ủng hộ nhất quán đối với Ấn Độ trong việc triển khai chính sách này. Trong chuyến thăm, việc hai bên lấy năm 2017 là “Năm Hữu Nghị Việt Nam - Ấn Độ” để kỷ niệm

45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ (01/1972 - 01/2017) và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (7/2007 - 7/2017) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức nhiều sự kiện, góp phần thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên [10; tr.3].

Mặt khác, chuyến thăm Việt Nam trước khi sang Trung Quốc để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của nhóm G20, Thủ tướng N. Modi muốn gửi đến phía Trung Quốc thơng điệp rằng, Ấn Độ rất coi trọng quan hệ đối với Việt Nam, đồng thời cũng đang thể hiện vai trị của một nước lớn trong khu vực. Vì vậy, sự phát triển trong quan hệ của Ấn Độ với Việt Nam cần được nhìn nhận như là kết quả của sự tăng trưởng về sức mạnh hải quân của Ấn Độ cũng như sự can dự chủ động, nhất quán của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á, và không chỉ đơn thuần là sự phản ứng lại sức mạnh hải quân ngày càng tăng của Trung Quốc. Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ cần được nhìn nhận như là kết quả của một quá trình phát triển mối quan hệ tiên tiến qua nhiều năm [10; tr.7-8].

Tiếp đó, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Ấn Độ và Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ tại New Delhi, tối ngày 24/01/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội kiến với Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind và tiếp các tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu của Ấn Độ. Tại buổi hội kiến với Tổng thống Ram Nath Kovind, hoan nghênh Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc và Đồn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam sang dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm 25 năm quan hệ đối tác ASEAN - Ấn Độ; cảm ơn Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhận lời làm khách mời chính trong Lễ kỷ niệm lần thứ 69 Ngày Cộng hòa Ấn Độ, Tổng thống Ram Nath Kovind đánh giá cao vai trò điều phối của Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ ASEAN - Ấn Độ. Tổng thống Ấn Độ nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của mối quan hệ hữu nghị truyền thống Ấn Độ - Việt Nam đã được cố Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng, hai nước cần tiếp tục vun đắp; khẳng định coi Việt Nam là một trụ cột

quan trọng trong Chính sách Hành động hướng Đơng của Ấn Độ; khẳng định trong cương vị mới, sẽ nỗ lực tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trên nền tảng các kết quả đạt được giữa hai nước sau hơn 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao [60].

Trong khi đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Tổng thống Ram Nath Kovind được nhân dân Ấn Độ bầu vào vị trí quan trọng, bày tỏ tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Tổng thống, Ấn Độ sẽ giành được nhiều thành tựu quan trọng trong thời gian tới, đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc trong khu vực, với vai trò và vị thế ngày càng cao ở khu vực và quốc tế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của đất nước và nhân dân Ấn Độ đã dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ đặc biệt với các bạn bè truyền thống, trong đó có Ấn Độ.

Hai bên khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau trong các khuôn khổ đa phương, đồng thời nhất trí tiếp tục duy trì đều đặn các chuyến thăm cấp cao và các cấp, trên các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, địa phương và giao lưu nhân dân; thúc đẩy trụ cột hợp tác quốc phòng - an ninh hiệu quả và thực chất hơn nữa; tạo thuận lợi hơn cho hợp tác kinh tế, thương mại và đề ra các biện pháp đột phá để đạt mục tiêu kim ngạch 15 tỷ USD vào năm 2020; Ấn Độ tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và cung cấp các gói hỗ trợ phát triển, tín dụng ưu đãi trên nhiều lĩnh vực.

Đáp lại tình cảm và sự chân thành từ phía Ấn Độ, từ ngày 04 đến ngày 06/3/2018, chuyến thăm của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cùng phu nhân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Ấn Độ đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ. Đây là lần thứ tư một Chủ tịch nước Việt Nam sang thăm Ấn Độ, kể từ chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1958), tiếp đó là Chủ tịch Trần Đức Lương (năm 1999) và Chủ

tịch Trương Tấn Sang (năm 2011). Điều đặc biệt là chuyến thăm này diễn ra chỉ hơn một tháng sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến Ấn Độ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Ấn Độ - ASEAN và dự Lễ Kỷ niệm Ngày Cộng hòa Ấn Độ (ngày 26/01/2018). Điều này tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh khu vực và thế giới thay đổi liên tục và sự trỗi dậy của nhân tố Trung Quốc, đúng như nhấn mạnh bởi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: “Chủ tịch Trần Đại Quang và đồn lãnh đạo cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới Ấn Độ để cùng Chính phủ và nhân dân Ấn Độ mở ra một chương mới trong hợp tác vì lợi ích hai nước, cùng đóng góp cho hịa bình, ổn định và phát triển chung cho khu vực và thế giới [11; tr.1].

Chuyến thăm tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương trong quan hệ đối ngoại hai nước. Chưa bao giờ quan hệ song phương có lịch trình dày đặc những chuyến thăm cấp cao như trong 3 - 4 năm gần đây: tháng 9/2014, Tổng thống Pranab Mukherjee thăm Việt Nam; tháng 9/2016, Thủ tướng Narendra Modi thăm Việt Nam; tháng 01/2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Ấn Độ; tháng 03/2018 Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Ấn Độ. Tại cuộc hội đàm với Thủ tướng N. Modi, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ. Thủ tướng N. Modi cũng khẳng định Ấn Độ sẽ tiếp tục đẩy mạnh Chính sách Hành động hướng Đơng nhằm tăng cường hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương - châu Á - Thái Bình Dương trong đó Việt Nam có vai trị then chốt và vị trí ưu tiên trong chính sách này [75].

Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, thể hiện qua lịch trình dày đặc những chuyến thăm của lãnh đạo hai nước trong những năm gần đây và nhất là chuyến thăm Ấn Độ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang cần được xem xét không chỉ trong bề dày lịch sử mối quan hệ của hai bên, động lực nội tại của mỗi nước, mà cịn cần được đặt trong bối cảnh địa chính trị thay đổi liên tục ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trong thời

gian gần đây, vai trò của Trung Quốc tại các nước láng giềng của Ấn Độ (như trong khủng hoảng chính trị ở Maldives và sự kiện Doklam ở Bhutan) làm cho giới lãnh đạo Ấn Độ phải “đau đầu”. Chính vì vậy, sự phát triển nhanh chóng của quan hệ giữa Ấn Độ với Việt Nam - một nước láng giềng của Trung Quốc có thể được xem như là một động thái nhằm cân bằng và cạnh tranh ảnh hưởng giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở khu vực không gian chiến lược của nhau [11; tr.5].

Theo GS. Harsh V. Pant, chuyên gia về quan hệ quốc tế và an ninh châu Á của Quỹ Nghiên cứu Người Quan sát Ấn Độ (ORF), rõ ràng, Việt Nam đang ngày càng trở thành trung tâm trong Chính sách Hành động phía Đơng của Ấn Độ [76]. Chính quyền của Thủ tướng N. Modi ngày càng bộc lộ rõ mong muốn có vai trị mạnh mẽ hơn ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo đó:

“Sự quan tâm của Ấn Độ đối với Việt Nam diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Mối quan tâm của Ấn Độ đối với Việt Nam nằm ở lĩnh vực quốc phòng. Ấn Độ mong muốn xây dựng mối quan hệ với những quốc gia như Việt Nam để những nước này có thể thực hiện vai trị như những điểm gây áp lực đối với Trung Quốc”… “nếu Trung Quốc mong muốn mở rộng sự hiện diện ở Nam Á và Ấn Độ Dương, thì Ấn Độ cũng có thể làm điều tương tự ở khu vực Đông Á. Nếu Trung Quốc có thể có quan hệ đối tác chiến lược với Pakistan và phớt lờ những lo ngại của Ấn Độ, thì Ấn Độ cũng có thể phát triển quan hệ mạnh mẽ với các quốc gia ở ngoại vi của Trung Quốc như Việt Nam mà không cho phép Trung Quốc có quyền phủ quyết những mối quan hệ đó” [11; tr.5-6]. Có thể nói, việc Ấn Độ dành sự tiếp đón trọng thị đối với hai lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam trong vòng hơn một tháng chứng tỏ Ấn Độ đã sẵn sàng hành động không do dự trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc. Mặc dù vậy, sự tăng trưởng nhanh chóng của quan hệ Việt Nam - Ấn Độ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 38 - 45)