NHẬN XÉT QUAN HỆ ỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM ẤN Ộ
3.3. Triển vọng quan hệ ối Tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam Ấn ộ trong thời gian tớ
Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trong bối cảnh mới sẽ không tránh khỏi khó khăn, thách thức từ bên trong lẫn bên ngoài, nhưng mối quan hệ ấy cũng có nhiều thuận lợi và cơ hội để phát triển. Bề dày mối quan hệ, những khó khăn, thách thức đã vượt qua cũng như những thành tựu đạt được, chúng ta có cơ sở vững chắc để tin rằng mối quan hệ Việt Nam và Ấn Độ sẽ tận dụng mọi cơ hội và vượt qua thử thách để ngày càng gặt hái nhiều “quả ngọt”, tốt đẹp hơn. Có thể nhận thấy cơ sở cho triển vọng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao trong thời gian tới như sau:
Một là, những thành tựu to lớn trong lịch sử quan hệ hữu nghị hợp tác
giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng như gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, kinh nghiệm trong quá trình hợp tác là hành trang cần thiết để hai nước tiếp tục phát triển quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao thời gian tới.
Hai là, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn
lợi ích song trùng. Cả hai quốc gia đều nằm ở châu Á - một châu lục năng động của thế giới với nhiều cơ chế hợp tác song phương và đa phương tích cực, hiệu quả. Bên cạnh đó, Việt Nam có vị trí quan trọng đối với chính sách của Ấn Độ ở Đơng Nam Á và châu Á nói chung; Ấn Độ có vị trí quan trọng trong q trình Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới. Do vậy, đây là cơ sở cần thiết cho việc phối hợp với nhau giữa hai nước trên các diễn đàn quốc tế đa phương trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường.
Ba là, hai nước còn nhiều tiềm năng để phát triển hợp tác (Ấn Độ là
cường quốc đang trỗi dậy ở châu lục, dân số đông, tài nguyên phong phú, cách không xa Việt Nam...; trong khi Việt Nam đang đổi mới thành công hơn 30 năm, chính trị ổn định, dân số trẻ, nằm ở vị trí địa - chiến lược quan trọng khu vực Đơng Nam Á...). Cả hai nước đều tích cực hội nhập khu vực và thế giới, đóng vai trị quan trọng trong các diễn đàn quốc tế đa phương và đang tận dụng các cơ hội trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Bốn là, lãnh đạo hai nước Việt Nam - Ấn Độ có quyết tâm cao để đẩy
mạnh quan hệ. Đã có nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp tác được ký kết với cơ chế hợp tác rõ ràng, tạo khung pháp lý vững chắc cho quan hệ giữa hai nước.
Từ thực tiễn quan hệ hai nước Việt Nam - Ấn Độ trong giai đoạn 2016 - 2020 cùng với những biến đổi nhanh chóng của tình hình quốc tế và khu vực hiện nay, chúng tôi mạnh dạn đưa ra nhận định chủ quan về triển vọng quan hệ hai nước trong thời gian tới:
Thứ nhất, với quan hệ truyền thống hữu nghị lâu đời, những thành tựu
to lớn mà hai nước đạt được, nhất là trong gần 20 năm trở lại đây, triển vọng về sự hợp tác giữa Việt Nam - Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ngày càng phát triển có chiều sâu và bền vững. Quan trọng hơn, trong việc thực hiện đường lối đối ngoại của Việt Nam, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh: “Kiên trì đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; đẩy mạnh đưa quan hệ với các đối tác, đặc biệt là đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, tăng cường đan xen lợi ích [2;
tr.153]. Với quan điểm này, chắc chắn Ấn Độ sẽ tiếp tục là một vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian tới.
Thứ hai, hai nước có những điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa, quan
điểm trong nhiều vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới như hịa bình, an ninh, hợp tác phát triển. Hơn nữa, sự tương đồng trong những thách thức mà cả hai nước phải đối mặt dẫn tới sự hội tụ về lợi ích, đặc biệt là lợi ích chiến lược [69]. Chính sách Hành động hướng Đơng được nâng cấp từ Chính sách hướng Đơng trên cơ sở tiếp cận khu vực Đông Nam Á là một trong những điều chỉnh quan trọng trong chính sách ngoại giao của Ấn Độ và Việt Nam là một trụ cột trong chính sách này. Do vậy, trong thời gian tới, hai nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ hơn thông qua nhiều kênh, diễn đàn và cơ chế hợp tác mới cũng như đang hiện có. Điều đó khơng chỉ mang lại thịnh vượng cho nhân dân hai nước mà cịn phục vụ cho lợi ích chiến lược của mỗi bên trong việc góp phần nâng cao vai trị, mở rộng cơ hội hợp tác và phát triển lẫn nhau trong khu vực.
Thứ ba, hai nước Việt Nam - Ấn Độ, có nhiều tiềm năng để phát triển
quan hệ hợp tác. Hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư, có nguồn nhân lực dồi dào và tài nguyên phong phú, khoảng cách địa lý không xa giữa hai nước. Việt Nam đóng vai trị quan trọng trong một ASEAN năng động, điều này sẽ bổ sung cho chiến lược của Ấn Độ trong Chính sách Hành động phía Đơng. Quan trọng hơn, thơng qua Việt Nam, Ấn Độ sẽ tìm kiếm những lợi ích quốc gia cốt lõi trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của mình [79]. Do vậy, trong thời gian tới, hai nước sẽ tận dụng những cơ hội được tạo ra từ những chiến lược và chính sách trên để thúc đẩy quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục phát triển.
Thứ tư, quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ là một
trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất ở châu Á bên cạnh quan hệ Ấn Độ - Nhật Bản. Trong khi đó, Việt Nam và Nhật Bản đã nâng cấp quan hệ song phương lên thành quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng vì Hịa
bình và Phồn vinh ở châu Á (năm 2014). Như vậy, sẽ có một khơng gian rộng lớn trong quan hệ ba bên Việt Nam - Ấn Độ - Nhật Bản kết hợp với nhau một mặt để tăng cường sự hiểu biết chung, hợp tác chiến lược, quốc phịng, thương mại vì hịa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Mặt khác, đây còn là cơ sở để tạo điều kiện cho quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ phát triển.
Thứ năm, bối cảnh quốc tế và khu vực tiếp tục phát triển có lợi cho mối
quan hệ của hai nước. Trong thời gian tới, tình hình thế giới và khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ khó đốn định. Tuy nhiên, xu hướng hịa bình, ổn định, hợp tác để cùng phát triển vẫn là xu hướng quyết định của thế giới và châu Á sẽ vẫn là trung tâm kinh tế thế giới. Mỗi nước giàu hay nghèo, phát triển hay đang phát triển đều phải tăng cường hợp tác và liên kết với nhau theo phương châm “Tôi bên cạnh bạn và bạn bên cạnh tôi” để cùng phát triển. Việt Nam và Ấn Độ không phải là ngoại lệ. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.
Thứ sáu, nhu cầu về hợp tác kinh tế giữa Ấn Độ và Việt Nam trong giai
đoạn tới là rất lớn, với Chính sách Hành động hướng Đơng, Việt Nam vẫn là quốc gia trọng tâm trong chính sách hợp tác về mặt kinh tế của Ấn Độ. Vấn đề kinh tế thông qua kết nối về cơ sở hạ tầng, trong lĩnh vực nông nghiệp, thể chế, kết nối số…. ln được thúc đẩy bởi chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp hai nước. Hơn nữa, Việt Nam và Ấn Độ có nhiều tiềm năng để phát triển quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế như: hai nước đều là thị trường lớn về thương mại và đầu tư; có nguồn nhân lực dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú; khoảng cách địa lý không xa giữa hai nước; Việt Nam được Ấn Độ xác định là “đòn bẩy” để Ấn Độ vươn ra mở rộng với các nước trong khu vực; Việt Nam có hợp tác, thể chuyển giao những công nghệ hiện đại của Ấn Độ, như lĩnh vực nguyên tử, công nghệ thông tin, nông nghiệp…
Thứ bảy, quyết tâm mạnh mẽ của lãnh đạo và nhân dân hai nước trong
hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ trong phát triển kinh tế thông qua việc tăng cường xúc tiến thương mại, giảm thiểu các rào cản về cơ chế pháp lý, thuế, kỹ thuật, hạn chế các biện pháp phòng vệ thương mại và chính sách khơng có lợi cho xuất nhập khẩu, tăng cường kết nối các chuỗi sản xuất, duy trì sự ổn định của các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu; mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, mạng 5G, liên kết khởi nghiệp. Quan trọng hơn, những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức từ tình hình khu vực, thế giới cũng góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Ấn Độ tiếp tục phát triển. Đó là sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, thương mại - đầu tư quốc tế… Vì thế, việc củng cố, thắt chặt quan hệ kinh tế hai nước nhằm giúp mỗi nước đối phó một cách hiệu quả hơn với những thách thức, nguy cơ từ bên ngồi như: phịng chống tội phạm kinh tế, trốn thuế, buôn lậu, thiên tai, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, dịch bệnh…, góp phần gìn giữ hịa bình an ninh ở khu vực và trên thế giới.
Suy cho cùng, điều mang ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất là Việt Nam phải bằng mọi cách, mọi biện pháp, huy động mọi nguồn lực để trước hết gia tăng nội lực, sức mạnh quốc gia tổng hợp (cả “sức mạnh cứng” lẫn “sức mạnh mềm”), để sao cho phát huy tối đa mặt thuận lợi, tận dụng tối ưu những cơ hội, giảm thiểu những khó khăn, đẩy lùi những nguy cơ có thể đến từ quan hệ với Ấn Độ. Nói cách khác, chỉ có thể bằng hiệu quả hoạt động của các nhân tố chủ quan thì Việt Nam mới khắc phục được những khó khăn, đẩy lùi hoặc triệt tiêu được những nguy cơ và mới biến những cơ hội thuận lợi trong quan hệ với Ấn Độ thành hiện thực.
3.4. Khuyến nghị với ảng, Nhà nước cho quan hệ ối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn ộ phát triển tốt đẹp trong thời gian tới