Diễn đàn hợp tác Á Âu, tên viết tắt tiếng Anh là ASEM (Asi a Europe Meeting), được chính thức thành lập tại Hội nghị Cấp cao Á Âu lần thứ nhất tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 3/1996 với 26 thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 48 - 52)

lập tại Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ nhất tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 3/1996 với 26 thành viên sáng lập: 10 nước châu Á (Brunei, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Philippines, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore và Việt Nam); 15 nước thành viên liên minh châu Âu (Ireland, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Italia, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển) và Ủy ban châu Âu (EC).

viên được triển khai trong các hoạt động kể từ năm 1950. Đây là minh chứng cho sự cam kết của Ấn Độ khơng chỉ trong việc duy trì hịa bình và hịa hợp trên thế giới mà còn niềm tin vào Hiến chương Liên hợp quốc [72]. Bên cạnh đó, tại các diễn đàn, Việt Nam cùng các nước lớn khác như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Brazil bày tỏ sự ủng hộ đối với Ấn Độ sẽ trở thành một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi cơ quan này cải tổ. Sự ủng hộ này cùng với quyết tâm cao của Ấn Độ khi Thủ tướng Narendra Modi tái cử (năm 2019) nhất định sẽ có triển vọng trong thời gian tới. Việt Nam tin rằng, Ấn Độ hoàn toàn xứng đáng ở cương vị ấy, bởi lẽ đây là một quốc gia khơng chỉ có số dân lớn thứ hai trên thế giới, một nền dân chủ lớn nhất thế giới, mà Ấn Độ là một trong những nước đóng góp lớn nhất cho lực lượng gìn giữ hịa bình của Liên hợp quốc. Đây là những cơ sở quan trọng cho việc Ấn Độ hiện thực hóa mục tiêu của mình trong thời gian tới

Mặt khác, những thay đổi tình hình quốc tế và khu vực, nhất là cạnh tranh chiến lược giữa các quốc gia trong nhiều vấn đề: thương mại, năng lượng, tài nguyên, lợi ích ảnh hưởng tại các khu vực địa - chiến lược quan trọng ngày càng phức tạp, khó lường, thậm chí những hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông… đã tác động mạnh tới quan hệ chính trị - ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ. Trên quan điểm đồng thuận nguyên tắc giải quyết các vấn đề theo hướng hịa bình, tơn trọng luật pháp quốc tế cũng như Hiến chương Liên hợp quốc, Việt Nam và Ấn Độ vừa hòa mình vào dịng chảy chung, vừa phối hợp với nhau hiệu quả trên nhiều diễn đàn. Qua đó, hai nước cùng chia sẻ quan điểm trên nhiều vấn đề chính trị, an ninh khu vực và quốc tế, phối hợp chặt chẽ với các quốc gia khác, nhất là các nước đang phát triển trong Phong trào Không liên kết (Non-Aligned Movement - NAM), được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Là một trong những nước sáng lập Phong trào Không liên kết, thập niên thứ hai thế kỷ XXI, khi bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thay đổi, Việt Nam - Ấn Độ tích cực chia sẻ quan điểm coi Phong trào Không liên kết

vẫn là cơ chế đa phương quan trọng. Việt Nam đánh giá cao vai trị hàng đầu và những đóng góp của Ấn Độ đối với Phong trào Không liên kết trong quá khứ lẫn thực tại, cùng chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ. Quan điểm của Việt Nam, Ấn Độ và tập hợp phần đông các nước đang phát triển tại Liên hợp quốc đều hướng sự phát triển cũng như vai trò của Phong trào Không liên kết đối với quan hệ quốc tế và trật tự kinh tế thế giới mới cơng bằng, an ninh, đối phó với các thách thức mới của thời đại.

Tháng 9/2016, trong khuôn khổ của Hội nghị Cấp cao NAM lần thứ 17 được tổ chức tại Venezuela, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã nhấn mạnh tới vai trò của diễn đàn chỉ có thể mạnh nhất khi tất cả các quốc gia thành viên thống nhất, hành động với một tiếng nói trên cơ sở các nguyên tắc và mục tiêu chung. Bởi thế, những diễn biến phức tạp trong tình hình quốc tế và khu vực, bao gồm những thách thức lớn hiện nay đối với hịa bình, an ninh, khủng bố quốc tế, biến đổi khí hậu và suy thối mơi trường trên thế giới sẽ không thể giải quyết nếu mỗi quốc gia chỉ hành động đơn phương. Các quốc gia thành viên NAM cần tập trung vào việc tăng cường sự thống nhất, duy trì các nguyên tắc sáng lập, bao gồm nguyên tắc giải quyết tranh chấp hịa bình theo luật pháp quốc tế, thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu với nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm với sự khác biệt, tổ chức thúc đẩy Nam - Nam, hợp tác ba bên, liên khu vực và tiểu vùng, và đảm bảo rằng các cơ chế quản trị toàn cầu phải dân chủ hơn, ngang bằng với các quốc gia NAM [67]. Với quan điểm này của Việt Nam tại Hội nghị đã nhận được sự đồng thuận và đánh giá cao bởi các nước tham dự, đặc biệt là Ấn Độ, Venezuela, Indonesia, Ai Cập. Đến tháng 5/2020, giữa đại dịch Covid-19, Hội nghị Thượng đỉnh Phong trào Khơng liên kết lần thứ 19 dưới hình thức trực tuyến đã diễn ra. Việt Nam cùng các quốc gia tham dự đều chia sẻ những tác động trên mọi phương diện của thế giới của đại dịch Covid-19. Thủ tướng N. Modi đã nhận định: “Covid-19 đã cho chúng ta thấy những hạn chế của hệ thống quốc tế hiện có. Trong thế giới hậu Covid, chúng ta cần một khn mẫu mới về tồn cầu hóa dựa trên sự cơng bằng, bình đẳng

và nhân văn” [40]. Quan điểm này của Ấn Độ nhận được sự đồng thuận của nhiều quốc gia tham dự trong việc tái cấu trúc chức năng và mục đích của các tổ chức sau đại dịch hướng tới những lợi ích thiết thức và nhân văn hơn.

Đặc biệt, khi Trung Quốc có tham vọng lớn tại Biển Đông, với quan điểm: “Nếu Trung Quốc muốn mở rộng sự hiện diện tại Nam Á và Ấn Độ Dương, thì theo suy nghĩ của New Delhi, Ấn Độ cũng có thể làm điều tương tự ở Đơng Á. Và nếu Trung Quốc có thể có một quan hệ Đối tác chiến lược với Pakistan mà bỏ qua mối quan tâm của Ấn Độ, thì Ấn Độ có thể phát triển mối quan hệ mạnh mẽ với các quốc gia như Việt Nam về ngoại vi của Trung Quốc” [35] thì rõ ràng đây là tiếng nói đầy trọng lượng của Ấn Độ trong quan hệ với Việt Nam từ bối cảnh sự leo thang của Trung Quốc. Nó chứng tỏ sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ theo luật pháp quốc tế, tuân thủ nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia hiện nay mà Ấn Độ là nước tiên phong cam kết thực hiện. Ấn Độ và Việt Nam đều có lợi ích địa - chính trị ở Biển Đơng. Vì thế, Ấn Độ và Việt Nam phối hợp hợp tác, kêu gọi các bên tn thủ có trách nhiệm, tơn trọng các chuẩn mực luật pháp quốc tế, trong đó có Cơng ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

2.1.2.2. Hợp tác trong khuôn khổ ASEAN

Việt Nam và Ấn Độ luôn là những đối tác quan trọng, hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ có hiệu quả trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau, cùng có lợi. Khẳng định coi trọng ASEAN là một tổ chức khu vực quan trọng và có nhiều uy tín trong việc thúc đẩy, duy trì hịa bình, ổn định, an ninh, Ấn Độ tiếp tục hợp tác cho các nỗ lực và mục tiêu của ASEAN nhằm thu hẹp khoảng cách, tăng cường kết nối giữa các nước ASEAN với Ấn Độ. Quan trọng hơn, trong khn khổ diễn đàn này, tính đa dạng và đan xen của các cơ chế hợp tác giúp Việt Nam và Ấn Độ tiếp tục tăng cường hơn nữa vai trị của mình nhằm tạo thế cân bằng chiến lược giữa các nước lớn, nhất là khi hai nước nâng cấp quan hệ thành Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2016.

Việc điều chỉnh từ Chính sách hướng Đơng sang Hành động phía Đơng vào năm 2014 của Thủ tướng N. Modi đã thể hiện sự chủ động của Ấn Độ trong việc khẳng định vai trò lớn hơn của nước này với vị thế của một cường quốc khu vực. Hiện nay, New Delhi đã thể hiện thái độ khá rõ ràng trong các vấn đề khu vực như: vấn đề Biển Đông6, và gia tăng hợp tác với ASEAN. Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng đã từng khẳng định rằng: “Chúng tôi trong ASEAN hoan nghênh sự tham gia và cam kết của Ấn Độ với ASEAN với các biện pháp cụ thể. Chúng tơi muốn nhìn thấy sự hiện diện nhiều hơn của Ấn Độ trong khu vực Đơng Nam Á, khơng chỉ về mặt chính trị mà cịn cả về kinh tế”. Việt Nam đã ln tích cực ủng hộ Ấn Độ trong việc mở rộng quan hệ với ASEAN, đồng thời tham gia tích cực vào các lĩnh vực hợp tác giữa ASEAN và Ấn Độ, nhằm củng cố vững chắc hơn vai trò của Ấn Độ trong cấu trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trung tâm ASEAN - Ấn Độ được thành lập năm 2013 là một cơ chế quan trọng trong việc thực hiện kết nối ASEAN - Ấn Độ trên các lĩnh vực, cũng như hỗ trợ cho quá trình đẩy mạnh hơn nữa hợp tác Việt Nam - Ấn Độ hiện nay [4; tr.4].

Tháng 9/2016, Hội nghị Cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 14 được tổ chức tại Vientiane (Lào). Ấn Độ đánh giá cao các nước thành viên ASEAN về việc thành lập Cộng đồng ASEAN và nhắc lại sự ủng hộ của mình đối với những nỗ lực của ASEAN trong việc thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Các nhà lãnh đạo ASEAN đánh giá cao Ấn Độ tiếp tục ủng hộ sự thống nhất và trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang phát triển, bao gồm sự tham gia tích cực của Ấn Độ và đóng góp tích cực cho các các cơ chế như: Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM Plus) [77].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 48 - 52)