Tăng cường các hoạt động thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 71 - 74)

11 Dẫn theo Báo Công thương online: “Thúc đẩy tầm nhìn mới cho nơng nghiệp: Xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác Việt Nam Ấn Độ”.

2.3.2. Tăng cường các hoạt động thực tiễn

Để cụ thể hóa nhận thức chung, hai nước thường xuyên trao đổi các phái đồn quốc phịng cấp cao và các tàu chiến hải quân Ấn Độ cũng thường xuyên đỗ lại tại các cảng của Việt Nam. Tiêu biểu như sự kiện khinh hạm tàng hình tên lửa dẫn đường INS Satpura và tàu hộ vệ tên lửa dẫn đường INS Kirch cập Cảng quốc tế Cam Ranh (tháng 5/2016) [16; tr.72]. Cùng với đó Hải quân Ấn Độ tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Các tàu chiến của Ấn Độ nhiều lần thực hiện các chuyến thăm đến Cảng Đà Nẵng (24/10/2016), Cam Ranh (30/05/2016),… Trong những chuyến thăm này, tàu hải quân Ấn Độ triển khai nhiều hoạt động giao lưu, kết hợp diễn tập với các tàu hải quân Việt Nam bao gồm các khoa mục như: liên lạc thơng tin, tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển... Việt Nam đã gửi tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng tham gia lễ duyệt Hạm hải quân quốc tế tại ngoài khơi bờ biển Visakhapatnam (04-08/02/2016). Theo Reuters, chính Thủ tướng N. Modi đã chỉ đạo cho công ty BrahMos Aerospace đẩy nhanh việc cung cấp tên lửa BrahMos cho Việt Nam vào cuối năm 2016 [59]. BrahMos được xem là một trong những loại tên lửa hành trình nguy hiểm nhất trên thế giới, điểm ưu việt so với các loại tên lửa khác là tốc độ siêu thanh và độ chính xác. Tên lửa BrahMos có thể phóng từ trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, bệ phóng dưới mặt đất [45]. Ấn Độ và Việt Nam bắt đầu tiến hành đàm phán việc bán tên lửa phịng khơng Akash do Ấn Độ sản xuất cho Việt Nam [42]. Nếu được Ấn Độ cung cấp loại tên lửa này, Việt Nam sẽ nâng cao sức mạnh phòng thủ khiến bất cứ một quốc gia nào cũng phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi dùng địn tấn cơng phủ đầu đối với Việt Nam. Đây là một động thái cho thấy chiều sâu và cường độ gia tăng trong quan hệ quốc phòng - an ninh Việt Nam và Ấn Độ.

Tháng 3/2018, Ấn Độ đã tổ chức cuộc tập trận hải quân mang tên Milan

Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines và Việt Nam. Việt Nam cử đại diện tham gia cuộc diễn tập hải quân này nhằm mục đích chống khủng bố ở khu vực Ấn Độ Dương. Ngày 21/5/2018, nhân dịp Hạm đội Hải quân Ấn Độ đến Đông Nam Á, ba tàu hải quân Ấn Độ đã ghé thăm Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) để tiến hành diễn tập hải quân chung với Hải quân Việt Nam. Ba tàu chiến này (tàu khu trục lớp Shivalik INS Sahyadri, tàu chở dầu hạm đội

Deepak INS Shakti và tàu ngầm tàng hình lớp Kamorta chống Kammara) đã “dừng chân” ở Việt Nam 5 ngày, mang theo 913 sĩ quan và thủy thủ. Cuộc

diễn tập nhằm tăng cường hợp tác quân sự và hàng hải, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hải quân hai nước để duy trì an ninh và ổn định trong khu vực. Tháng 6/2018, Ấn Độ cử tàu chiến đến thăm Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh [9; tr.76]. Đến tháng 10/2018, lần đầu tiên trong lịch sử, một tàu thuộc lực lượng cảnh sát biển Việt Nam đã tới thăm Ấn Độ. Tại đây, con tàu này đã tiến hành một cuộc diễn tập chung với Hải quân Ấn Độ ngoài khơi ven biển Chennai để huấn luyện về các chiến thuật an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và thực thi pháp luật trên biển [9; tr.76].

Tiếp đó, tháng 4/2019, lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ đã cử một tàu đến thăm Cảng Đà Nẵng đáp lễ. Trong khuôn khổ chuyến thăm của Hải quân Ấn Độ (2019), Hải quân Ấn Độ và Việt Nam tiến hành tổ chức đợt diễn tập chung kéo dài 4 ngày ngoài khơi Vịnh Cam Ranh. Cuộc diễn tập bắt đầu từ ngày 13/4-17/4/2019 nhằm tăng cường hợp tác hai bên. Cuộc diễn tập thường niên với sự tham gia của 2 tàu hải quân Ấn Độ Kolkata và Shakti nằm trong chuỗi các hoạt động đang diễn ra của Hải quân Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á. Việc tập trận hàng hải song phương sẽ giúp tăng cường mối quan hệ hàng hải Việt Nam - Ấn Độ trở nên sâu sắc hơn [9; tr.77]. Có thể nhận thấy, tiềm năng hợp tác lớn về quân sự quốc phòng giữa hai nước dựa trên những nền tảng đặc biệt sau: (1) niềm tin chiến lược, trong sáng được thử thách trong suốt chiều dài lịch sử; (2) sức mạnh quân sự của Ấn Độ đang ngày một gia

tăng; (3) nhu cầu mở rộng mạng lưới kết nối quốc phòng của hai nước; (4) áp lực an ninh Trung Quốc ngày càng gia tăng đối với cả Việt Nam và Ấn Độ.

Tháng 12/2020, Hải quân Ấn Độ đã tham gia “cuộc tập trận qua lại” với Hải quân Việt Nam tại Biển Đông như một phần trong nỗ lực thúc đẩy hợp tác hàng hải giữa hai nước. Cả hai nước đều tham gia UNSC và đang làm việc chung để thực hiện các mục tiêu chung. Sự phối hợp giữa hai bên là rất quan trọng để nâng cao các vấn đề an ninh ở Biển Đông và tác động của các đập trên sông Mekong và Brahmaputra của Trung Quốc. Ngoài ra, cả hai đều phải thúc ép việc thực thi Phán quyết PCA, mà Trung Quốc đã bác bỏ vì phản ánh sự coi thường của họ đối với luật pháp và các cơ quan quốc tế. Giờ đây, cả hai phải thúc đẩy nhiều hơn để lôi kéo các quốc gia khác tham gia vào việc duy trì hịa bình, ổn định và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Trong vấn đề Biển Đơng, Việt Nam và Ấn Độ chia sẻ nhận thức chung về an ninh và tầm quan trọng của hịa bình, an ninh và thịnh vượng tại vùng biển này. Hai nước nhất trí đảm bảo an ninh, an tồn và tự do hàng hải ở Biển Đơng; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hịa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982 và DOC 2002. Trong cuộc gặp giữa Tổng thống Pranab Mukherjee và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hà Nội năm 2014, hai bên mong muốn và quyết tâm duy trì hịa bình, ổn định, tăng trưởng và thịnh vượng ở châu Á, trong đó khẳng định: “Việt Nam và Ấn Độ nhất trí tự do hàng hải ở Biển Đông không thể bị cản trở và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và giải quyết các tranh chấp thơng qua các biện pháp hịa bình phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế” [65]. Quan điểm này tiếp tục được tái khẳng định trong Tuyên bố chung vào tháng 9/2016 và bổ sung “kêu gọi các quốc gia có liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hịa bình và khơng sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không có các hoạt động gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp…” [43].

Bên cạnh đó, nhìn nhận trong biến chuyển của bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một trong những khu vực nhập khẩu nhiều vũ

khí nhất trên tồn thế giới, và xu hướng này vẫn tiếp tục gia tăng. Năm 2019, chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ đạt 71,1 tỷ USD, tăng xấp xỉ 6,8% so với năm 2018. Trong khi đó, khu vực Đơng Nam Á cũng ghi nhận sự gia tăng chi tiêu quân sự với tỷ lệ gia tăng 4,2% trong năm 2019, lên mức 40,5 tỷ USD. Cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á - Thái Bình Dương càng cho thấy rõ một thực tế là khu vực này đang phải đối phó với nhiều nguy cơ về an ninh, nhất là khi Trung Quốc đang ngày càng ráo riết triển khai các hoạt động quân sự trên vùng biển tranh chấp. Ấn Độ dưới thời Thủ tướng N. Modi, đã dần thay đổi trong cách tiếp cận với các vấn đề khu vực, thể hiện một quốc gia chủ động và có tiếng nói hơn. Ấn Độ cùng với Mỹ đưa ra “tầm nhìn chiến lược” chung cho khu vực, trong đó ủng hộ tự do hàng hải trên Biển Đông. Điều này gián tiếp gửi tới Trung Quốc thông điệp rằng hợp tác quốc phòng Ấn Độ - Việt Nam thời gian tới vì thế cũng sẽ tiếp tục được thúc đẩy, với vai trị chủ động hỗ trợ của Ấn Độ, thơng qua các hoạt động như: trao đổi các đoàn quân sự, tham vấn quốc phòng, trao đổi kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên ngành, hỗ trợ đào tạo sĩ quan, nâng cấp các hình thức diễn tập, tập trận chung, hợp tác cơng nghiệp quốc phịng, Ấn Độ bán tên lửa siêu thanh Brahmos cho Việt Nam... [4; tr.8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 71 - 74)