Khuyến nghị với ảng, Nhà nước cho quan hệ ối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam Ấn ộ phát triển tốt đẹp trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 104 - 109)

NHẬN XÉT QUAN HỆ ỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM ẤN Ộ

3.4.Khuyến nghị với ảng, Nhà nước cho quan hệ ối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam Ấn ộ phát triển tốt đẹp trong thời gian tớ

Trong gần 20 năm qua, kể từ thời điểm hai nước Việt Nam - Ấn Độ thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược (năm 2007) và nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện (năm 2016) phát triển cho đến nay, quan hệ giữa hai đã đạt được những tiến triển nhanh chóng. Tuy vậy, vẫn cịn nhiều vấn đề và

tiềm năng chưa được khai phá để phát triển hơn nữa quan hệ này. Trong thời gian tới, hai nước cần phải cùng nhau tiếp tục nỗ lực để quan hệ song phương đạt được những phát triển thực chất và sâu sắc hơn. Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, Việt Nam cần chú ý một số điểm sau:

Về tư duy chiến lược, Ấn Độ là một nước lớn ở khu vực và thế giới với

nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Để tiếp tục hợp tác cùng có lợi, lâu dài, cần xác định những lợi ích hữu hình cho cả hai phía. Chính sách của Việt Nam cần phải “linh hoạt tối đa” để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình, đồng thời chú ý đến sự cạnh tranh Hoa Kỳ - Trung Quốc hiện nay có tác động rất lớn tới tình hình khu vực. Trong khi đó, tính “thực dụng” trong chính sách đối ngoại của các nước hiện nay thể hiện rất rõ ràng. Vì vậy, Việt Nam cần phải có sự thay đổi trong nhận thức, linh hoạt trong hành động để xử lý một cách có hiệu quả và thiết thực trong quan hệ với Ấn Độ.

Về quan hệ chính trị, việc xây dựng lòng tin chiến lược giữa hai nước,

đặc biệt là giới lãnh đạo và hoạch định chính sách cấp cao cần phải tiếp tục được tăng cường hơn nữa. Lòng tin giữa hai bên trong suốt những chặng đường đã qua ít nhiều cịn thử thách bởi những tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực hiện nay. Vậy nên, những điểm đồng về lợi ích chiến lược bền lâu cần phải tiếp tục được đề cao hơn nữa trong thời gian tới. Điều cần lưu ý là khi có xung đột lợi ích chính trị - đối ngoại giữa Việt Nam, Ấn Độ và các nước lớn, thì cả Ấn Độ và Việt Nam phải cân nhắc để đảm bảo hài hịa chính sách cân bằng các nước lớn và thường là lợi ích với các nước lớn được ưu tiên hơn. Quan hệ giữa Việt Nam với các nước Nam Á (trừ Ấn Độ) còn hạn chế do độ gắn kết về kinh tế và chính trị yếu. Trong khi đó, ASEAN ngày càng đóng vai trị quan trọng với Ấn Độ cả về chiến lược, chính trị, an ninh, kinh tế. Hay nói cách khác, Ấn Độ cần ASEAN hơn là Việt Nam cần Nam Á. Do đó, việc Việt Nam hỗ trợ Ấn Độ thâm nhập sâu hơn vào ASEAN chính là một trong những địn bẩy quan trọng để Ấn Độ “có đi có lại” với Việt Nam về các vấn đề khác.

Hơn thế nữa, Việt Nam cần thúc đẩy quan hệ với Ấn Độ một cách khéo léo, linh hoạt để tác động vào quan hệ Việt - Trung theo hướng có lợi nhất cho Việt Nam và không để Ấn Độ và Trung Quốc thỏa hiệp các vấn đề khơng có lợi cho lợi ích của Việt Nam. Việt Nam cần trao đổi với Ấn Độ kinh nghiệm của Việt Nam trong quan hệ với Trung Quốc về một số lĩnh vực mà Ấn Độ quan tâm và Việt Nam thấy không quá nhạy cảm (như kinh nghiệm đàm phán biên giới). Khi Trung Quốc có động thái gia tăng hoạt động mạnh tại Biển Đơng, Việt Nam cần có biện pháp tăng cường hơn nữa sự hiện diện của hải quân Ấn Độ. Đặc biệt trong hợp tác ASEAN và các cơ chế liên quan (ARF, EAS), Việt Nam cần chủ động nâng cao hơn nữa vai trò của Ấn Độ để tạo cân bằng giữa các nước lớn.

Việt Nam cần ủng hộ Ấn Độ tích cực hơn đối với những mối quan tâm lớn của Ấn Độ về chính trị, đối ngoại như: bầu vào Ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, phấn đấu gia nhập APEC, ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), duy trì vai trị lãnh đạo của Ấn Độ tại NAM, tham gia rộng và sâu hơn vào hợp tác trong khuôn khổ ASEAN, nâng cao vai trị hiệu quả hợp tác MGC (khơng để hợp tác GMS với Trung Quốc làm nòng cốt lấn át MGC). Hai bên cần thông tin cho nhau và phối hợp chặt chẽ về lập trường trong các khn khổ hợp tác nói trên, kể cả các vấn đề về hịa bình và an ninh khu vực, thế giới.

Về hợp tác kinh tế, Việt Nam cần nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ

thống tiềm năng, sự phát triển của Ấn Độ, từ đó xác định chính xác những lĩnh vực cần thúc đẩy hợp tác giữa hai nước để khai thác một cách có hiệu quả các cơ hội do Chính sách Hành động hướng Đơng đem lại. Có thể thành lập một nhóm nghiên cứu đa ngành để giúp chính phủ trong việc hoạch định chính sách cụ thể. Thực hiện các biện pháp khuyến khích xuất khẩu sang Ấn Độ nhằm giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thương mại hiện nay. Giữ vững ổn định về chính trị, tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn, tiến hành các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam trong

lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như cơng nghệ thơng tin, năng lượng, dầu khí, luyện kim, khai khống, y tế…

Về quốc phòng - an ninh, hai bên cần có những bước đi mạnh mẽ và

thực chất hơn nữa để cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai nước. Hai bên cần tăng cường các trao đổi và hợp tác, như tiếp xúc cấp cao giữa giới hoạch định chính sách chiến lược, trao đổi thông tin, các cuộc diễn tập hải quân, cứu hộ cứu nạn và hỗ trợ nhân đạo song phương và đa phương... Việt Nam có thể cho phép Ấn Độ có quyền tiếp cận lớn hơn đối với các cơ sở dịch vụ hậu cần hải quân, nhất là Cảng Cam Ranh. Trong khi đó, Ấn Độ cũng nên tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực giám sát hàng hải. Tuy nhiên, Việt Nam cần thận trọng trong những lĩnh vực hợp tác nhạy cảm, có khả năng gây ra sự nghi kỵ từ phía Trung Quốc, làm ảnh hưởng đến quan hệ Việt - Trung.

Cuối cùng, các giao lưu, tiếp xúc giữa người dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, cần được thúc đẩy để tạo nên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau cao hơn, bởi thế hệ trẻ chính là những người sẽ dẫn dắt quan hệ giữa hai nước trong tương lai. Các chương trình trao đổi học giả, sinh viên, văn nghệ sĩ... có thể là những ưu tiên cần thực hiện.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở đánh giá toàn diện về những thành tựu và hạn chế trong quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ giai đoạn 2016 - 2020, có thể khẳng định rằng: Việt Nam ngày càng coi trọng vị thế và vai trò của Ấn Độ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Ấn Độ tiếp tục coi trọng vai trò của Việt Nam trong chính sách đối ngoại của mình. Vị thế của hai nước ngày càng tăng và cả hai đều có nhu cầu hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Chính vì vậy, việc mở rộng và nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới cũng như sự hợp tác chặt chẽ trên các diễn đàn đa phương càng giúp quan hệ giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực thêm bền chặt.

Có thể khẳng định rằng, quan hệ giữa hai nước đã đạt được những bước tiến lớn trong những năm qua và có triển vọng phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian gian tới. Quan hệ Việt - Ấn có một nền tảng vững chắc từ những mối liên hệ lịch sử văn hóa, được lãnh đạo hai bên vun đắp và củng cố qua các thời kỳ. Hai bên có sự tin cậy chính trị, là đối tác quan trọng của nhau trong khu vực và trên thế giới. Tiềm năng hợp tác giữa hai bên rất lớn trong bối cảnh cả hai đang là hai nền kinh tế phát triển năng động, thuộc hàng nhanh nhất thế giới và đều đang tích cực cải cách mở cửa, tận dụng các cơ hội trong chuỗi giá trị toàn cầu. Vậy nên, những thành tựu và hạn chế trong quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên các lĩnh vực trong giai đoạn vừa qua là cơ sở để khẳng định rằng, mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện này là tất yếu và tiếp tục được đẩy mạnh trong những thập niên tiếp theo của thế kỷ XXI.

KẾT LUẬN

Từ những nghiên cứu trên đây, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 104 - 109)