Trong lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 63 - 65)

11 Dẫn theo Báo Công thương online: “Thúc đẩy tầm nhìn mới cho nơng nghiệp: Xây dựng và tăng cường quan hệ đối tác Việt Nam Ấn Độ”.

2.2.2. Trong lĩnh vực đầu tư

Vị trí chiến lược của Việt Nam gần các trung tâm sản xuất hiện có, vị trí thuận lợi trong việc tiếp cận các thị trường Đông Nam Á khác và cách tiếp cận chủ động mở cửa thị trường ra thế giới đã giúp Việt Nam trở thành một

địa điểm sản xuất và tìm nguồn cung ứng hấp dẫn. Tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng tồn cầu có khả năng tăng cường quan hệ Ấn Độ - Việt Nam hơn nữa, nhất là từ khi hai nước nâng quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Trong năm 2017, Ấn Độ đã cam kết đầu tư 44 dự án mới với tổng trị giá 157 triệu USD ở Việt Nam. Năm 2018, các công ty Ấn Độ đã đầu tư gần 800 triệu USD vào Việt Nam, đặt Ấn Độ ở vị trí thứ 27 trong số 125 quốc gia đầu tư vào Việt Nam [69]. Tính đến năm 2019, Ấn Độ có 255 dự án hợp lệ với tổng vốn đầu tư là 922,34 triệu USD, đứng thứ 26 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nếu tính cả những dự án đầu tư được chuyển qua các nước thứ 3, thì đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam ước tính khoảng 1,9 tỷ USD, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực như: năng lượng, thăm dị khống sản, chế biến nơng sản, đường, chè, sản xuất cà phê, hóa chất nông nghiệp, công nghệ thông tin và linh kiện ô tô. Cùng thời điểm, Việt Nam mới chỉ có 6 dự án đầu tư vào Ấn Độ với tổng vốn đầu tư khoảng 28,55 triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực dược phẩm, cơng nghệ thơng tin, hóa chất và vật liệu xây dựng [4; tr.5-6].

Đến năm 2020, Ấn Độ ước tính đã đầu tư gần 2 tỷ USD vào Việt Nam bao gồm cả nguồn vốn được chuyển qua các quốc gia khác. Hơn 200 dự án đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực bao gồm năng lượng, thăm dị khống sản, hóa chất nơng nghiệp, sản xuất đường, chè, cà phê, công nghệ thông tin và linh kiện ô tô [68]. Một số doanh nghiệp lớn của Ấn Độ như Adani Group, Mahindra, cơng ty hóa chất SRF và tập đoàn năng lượng tái tạo khổng lồ Suzlon đã thể hiện sự quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam. Hay như Tập đồn cơng nghệ thơng tin Tata Coffee của Ấn Độ gần đây đã khánh thành nhà máy sản xuất cà phê đơng khơ 5.000 MTPA của họ tại tỉnh Bình Dương của Việt Nam vào năm 2019. Sản phẩm cà phê trị giá 50 triệu USD này được đưa vào hoạt động trong vòng 19 tháng sau lễ động thổ. Một ví dụ khác là Tập đồn Cơng nghệ HCL đang xem xét thành lập một

trung tâm công nghệ trị giá 650 triệu USD tại Việt Nam và có kế hoạch tuyển dụng và đào tạo hơn 10.000 kỹ sư trong vòng 5 năm tới. Theo Cục Đầu tư nước ngồi của Việt Nam, tính đến tháng 12/2020, Ấn Độ có gần 300 dự án tại Việt Nam trị giá gần 900 triệu USD. Còn theo báo cáo của Standard Chartered về các cơ hội thương mại, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ có tiềm năng tăng 10% hàng năm, tương đương khoảng 633 triệu USD. Dự báo tăng trưởng này chủ yếu tập trung vào xuất khẩu hàng hóa (53%) và dịch vụ (46%) [68]. Tính đến năm 2020, Việt Nam có 06 dự án đầu tư tại Ấn Độ với số vốn đầu tư ước tính 28,55 triệu USD chủ yếu trong các lĩnh vực dược phẩm, cơng nghệ thơng tin, hóa chất và vật liệu xây dựng [81].

Việc tăng cường đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam vừa đúng vào thời điểm Việt Nam thực hiện “Định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng

cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030”, đồng

thời cũng phù hợp với khả năng của Ấn Độ trong các nhóm ngành có lợi thế của Việt Nam như: khai khoáng, dệt may, da giày, năng lượng, y tế - dược phẩm, công nghiệp phụ trợ, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng ô tô, máy nông nghiệp và công nghệ thông tin… Điều này đã đưa tới một triển vọng vô cùng tươi sáng trong hợp tác đầu tư giữa Ấn Độ và Việt Nam [4; tr.7-8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ đối tác chiến lược toàn diện việt nam ấn độ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)