Khái niệm quản lí giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Khái niệm quản lí giáo dục

"Quản lí là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [14].

Nếu xem quản lí là một thuộc tính bất biến, nội tại của mọi hoạt động xã hội, thì quản lí giáo dục cùng là một thuộc tính tất yếu của mọi hoạt động giáo dục có mục đích.

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lí giáo dục, song thƣờng ngƣời ta đƣa ra quan niệm quản lí giáo dục theo hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và vi mô.

a. Quản lí cấp vĩ mô

Quản lí vĩ mô tƣơng ứng với khái niệm về quản lí một nền giáo dục (hệ thống giáo dục) và quản lí vi mô tƣơng ứng với khái niệm về quản lí một nhà trƣờng.

Ở cấp độ vĩ mô, quản lí giáo dục được hiểu là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí vào hệ thống giáo dục quốc dân nhằm huy động và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia [14].

15

phối hợp các lực lƣợng xã hội nhằm làm cho toàn bộ hệ thống giáo dục vận hành theo đƣờng lối nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện có chất lƣợng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra. Chủ thể quản lí điều khiển các thành tố trong hệ thống quản lí thông qua hoạt động của các tổ chức thành viên trong hệ thống đó.

Tính chất chỉ huy - chấp hành là đặc trƣng nổi trội trong quan hệ quản lí. Tuy nhiên, chủ thể quản lí và đối tƣợng quản lí đều có mục đích chung.

Quản lí giáo dục có nhiệm vụ tạo ra và duy trì một môi trƣờng thuận lợi để mỗi cá nhân có thể hoạt động đạt đƣợc hiệu quả cao trong quá trình đạt đến mục đích chung.

b. Ở cấp độ vi mô

"Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí vào hệ thống tổ chức giáo dục của nhà trường nhằm điều khiển các thành tố trong hệ thống phối hợp hoạt động theo đúng chức năng, đúng kế hoạch, đảm bảo cho quá trình giáo dục đạt được mục đích, mục tiêu đã xác định với hiệu quả cao nhất" [14].

Tiếp cận theo góc độ điều khiển học, có thể hiểu quá trình quản lí giáo dục là hoạt động tổ chức và điều khiển quá trình giáo dục nhằm thực hiện có hiệu quả mục đích, mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng.

Theo khái niệm trên, quá trình quản lí giáo dục được hiểu như một quá trình vận động của các thành tố có mối quan hệ tương tác lẫn nhau trong hệ thống tổ chức của nhà trường. Hệ thống đó bao gồm các thành tố cơ bản là: chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, nội dung, phương pháp quản lí, mục tiêu quản lí. Các thành tố đó luôn vận động trong mối liên hệ tƣơng tác lẫn nhau, đồng thời diễn ra trong sự chi phối, tác động qua lại với môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội xung quanh.

1.2.5. Khái niệm quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ.

Từ những định nghĩa trên, có thể hiểu hoạt động CTS cho TTK đƣợc hiểu là quá trình tác động có mục đích của đội ngũ quản lí lên các đối tƣợng quản lí TTK ở các trung tâm nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động can thiệp cho TTK trên cơ sở tối ƣu hóa các nguồn lực.

Trong hoạt động can thiệp cho TTK có nhiều khía cạnh cần quan tâm, đó là nội dung chƣơng trình can thiệp, PP can thiệp, hình thức can thiệp, các lực lƣợng tham gia can thiệp… Vì vậy công tác quản lí hoạt động can thiệp cho TTK cần tiến hành một cách đồng nhất trên tất cả các lĩnh vực nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)