8. Cấu trúc của luận văn
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ
2.5.1. Những mặt mạnh
Mơ hình tổ chức can thiệp sớm cho TTK tại các trung tâm chuyên biệt là mơ hình giáo chun biệt kết hợp can thiệp cá nhân cho TTK. Đây là mơ hình trung tâm đã lựa chọn đƣợc thực hiện chuyên sâu trong công tác hỗ trợ, trợ giúp đối tƣợng TTK trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Với mô hình này, TTK khi đến với trung tâm sẽ đƣợc chẩn đoán, tiếp nhận vào theo học theo chƣơng trình giáo dục chun biệt cho TTK và có kết hợp một số biện pháp can thiệp.
Mơ hình giáo dục chuyên biệt cho TTK mà các trung tâm tổ chức đã và đang đạt đƣợc những hiệu quả cao, đi đầu trong toàn tỉnh về giáo dục cho
69
TTK. Kết quả của quá trình can thiệp giáo dục đƣợc thể hiện ở chỗ, là hằng năm các trung tâm đã đƣa các em ra hòa nhập ở các trƣờng mầm non, tiểu học đạt hiệu quả cao. Số lƣợng trẻ tự kỉ đến với trung tâm để theo học đều có tiến bộ rõ rệt, từ việc dạy đƣợc nói cho các trẻ tự kỉ mức độ nặng cho đến những trẻ đã có thể hịa nhập với xã hội và tham gia giáo dục hịa nhập phổ thơng với các trẻ bình thƣờng.
Hiện nay, cơng tác quản lí hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ tại trung tâm đã và đang có nhiều biện pháp, nhiều hoạt động hỗ trợ nhằm tác động đến giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục về nâng cao chất lƣợng giáo dục. Nhờ đó mà ý thức trách nhiệm trong hoạt động giáo dục trẻ tự kỉ của giáo viên cũng đƣợc nâng cao.
2.5.2. Những mặt hạn chế
Các trung tâm đang thực hiện quá nhiều mảng chun mơn khác nhau, mà bản thân nhà quản lí cũng chƣa có nhiều kinh nghiệm trong quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ, dẫn đến chƣa có sự giám sát, kiểm tra kịp thời trong việc triển khai các nội dung hoạt động sao cho đạt hiệu quả.
Các chế độ chính sách của Nhà nƣớc về giáo dục TTK cịn mang tính chung chung, mập mờ, gây khó khăn trong việc thực hiện các chế độ ƣu đãi đối với CBQL-GV đang trực tiếp giảng dạy cho đối tƣợng trẻ tự kỉ.
Với đội ngũ GV can thiệp với lực lƣợng còn mỏng, đa phần còn trẻ và thiếu kinh nghiệm trong hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ, đa số GV từ các ngành khác chuyển qua chƣa đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức kĩ năng giáo dục đặc biệt. Điều này gây ra những trở ngại cho cơng tác quản lí của CBQL trong việc sắp xếp, bố trí lực lƣợng sao cho phù hợp với từng vị trí nhiệm vụ khác nhau, gây khó khăn trong việc triển khai các nội dung hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỉ.
thiệp sớn cho trẻ tự kỉ cịn rời rạc, chƣa có sự thống nhất chung giữa các bên gây nên khó khăn trong việc huy động các lực lƣợng khi cần.
Với những hạn chế về một số điều kiện và cơ sở vật chất, Lãnh đạo trung tâm cũng cịn gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch nhằm xây dựng và phát triển công tác CTS cho TTK tại đây.
2.5.3. Nguyên nhân tồn tại hạn chế
Các trung tâm chuyên biệt hiện nay trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi là những đơn vị cịn khá non trẻ cơng tác CTS cho TTK. Và các trung tâm cũng đang thực hiện nhiều mảng khác nhau, vừa là lĩnh vực mới mẻ vừa đảm nhận nhiều mảng công tác khác nhau, nên vấn đề đặt ra là tìm các giải pháp hữu hiệu nhất trong cách quản lí giúp giảm khối lƣợng cơng việc mà vẫn đảm bảo tính hiệu quả trong cơng tác can thiệp sớm.
Hiện nay chƣa có những chủ trƣơng, chính sách quan tâm thỏa đáng đến giáo dục TTK, do đó đối tƣợng TTK gặp khó khăn trong vấn đề làm giấy chứng nhận khuyết tật tại các địa phƣơng; Chƣa có nhiều những cơ sở về tài liệu hay những hƣớng dẫn cụ thể về quản lí giáo dục TTK nên việc tổ chức quản lí vẫn cịn rất nhiều hạn chế vì cịn mang tính chất “mị mẫm”.
Đội ngũ nhân lực còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động can thiệp cho TTK cũng nhƣ chƣa giúp tham mƣu đƣợc nhiều cho Giám đốc trung tâm trong công tác quản lí và tổ chức mơ hình can thiệp cho TTK. Đa số GV hiện đang công tác ở các trung tâm là các GV ngoài ngành khác chuyển đến, chƣa có nhiều kiến thức cũng kinh nghiệm trong vấn đề can thiệp cho TTK.
Giám đốc trung tâm cũng chƣa có nhiều kinh nghiệm trong quản lí giáo dục cho TTK, và với trách nhiệm chung cho rất nhiều công tác khác của trung tâm nên việc sát sao chuyên sâu trong quản lí một lĩnh vực là can thiệp cho TTK là khó có thể thực hiện mà chỉ có thể ở một mức độ nhất định.
71
tâm chuyên biệt còn kém, chƣa chủ động trong việc giữ mối liên hệ giữa các tổ chức đơn vị; cịn thụ động trong việc xử lí một số văn bản từ cấp trên đƣa xuống dẫn đến sự chậm trễ trong khâu quản lí.
Chƣa có hoạch định chiến lƣợc cho việc cải thiện và hoàn thiện cơ sở vật chất – trang thiết bị tại đơn vị, nguồn chi chƣa phân bổ hợp lí, lúc cần để tổ chức hoạt động thì khơng có gây trở ngại cho việc tổ chức triển khai.
Kết luận chƣơng 2
Từ những cơ sở lí luận, chúng tôi đi vào nghiên cứu thực tiễn cơng tác quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi. Trong chƣơng 2, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng và kết quả khảo sát đã cho thấy:
Về nhận thức của phụ huynh:
Hội chứng rối loạn phổ tự kỉ là một hội chứng phức tạp, ngay các nhà khoa học vẫn chƣa thể tìm ra nguyên nhân và các phụ huynh hiện nay vẫn chƣa thể chấp nhận thực tế đây là hội chứng mà phụ huynh phải chuẩn bị tâm thế tốt nhất để đồng hành cùng con trong các chặng đƣờng tiếp theo. Hầu hết phụ huynh chƣa có nhận thức đúng về can thiệp cho TTK. Các PP can thiệp cho trẻ tự kỉ hiện nay khá nhiều, khơng có PP nào là vạn năng có thể cải thiện tất cả các mặt hạn chế cho trẻ, do đó gây nên hoang mang ở hầu hết phụ huynh có con tự kỉ. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lí là làm sao khai mở nhận thức cho PH cả về kiến thức, kĩ năng can thiệp để cùng đồng hành với con.
Về thực trạng hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ.
Hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm đƣợc thực hiện theo một mơ hình xuyên suốt đảm bảo tính chuyên biệt về mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp và quy trình dành cho trẻ tự kỉ. Các cán bộ, giáo viên phối hợp cùng nhau và phối hợp cùng với gia đình trẻ trong mọi hoạt động giáo dục cho trẻ ngay khi ở trung tâm hay là khi ở nhà. Đã và đang có những thành tựu đánh dấu sự hiệu quả, chất lƣợng trong hoạt động giáo dục chuyên biệt tại trung tâm nói chung và hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ nói riêng.
Về thực trạng quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ.
Đứng trƣớc những thách thức về mơ hình giáo dục chun biệt cịn rất mới mẻ dành cho trẻ tự kỉ. Lãnh đạo trung tâm đã có những đột phá trong việc xây
73
dựng và phát triển mơ hình can thiệp cho trẻ tự kỉ cho trung tâm. Nhƣng với những khó khăn về mọi mặt trong quản lí bởi các yếu tố chủ quan và khách quan đã khiến cho công tác quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại trung tâm vẫn cịn nhiều khó khăn. Bởi vậy, muốn thực hiện cơng tác này đạt hiệu quả tối ƣu thì địi hỏi phải có những hoạch định mang tính chiến lƣợc, chỉ đạo, đổi mới về hoạt động giáo dục và quản lí hoạt động giáo dục.
Mặc dù còn có rất nhiều khó khăn, hạn chế trong thực tiễn hoạt can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm nhƣng các CBQL-GV, cộng tác viên can thiệp cho trẻ tự kỉ đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều để mang lại những hiệu quả, thành tựu nhƣ ngày hơm nay. Và để có đƣợc những hiệu quả đó thì Giám đốc trung tâm cũng đã thể hiện rõ hiệu quả tích cực trong cơng tác quản lí hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỉ.
Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp cho cơng tác quản lí và thực hiện hoạt can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm chuyên biệt nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả trong can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ.
CHƢƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ TỰ KỈ TẠI CÁC TRUNG TÂM CHUYÊN BIỆT
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích
Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích của hoạt động can thiệp là nguyên tắc yêu cầu hoạt động can thiệp bắt buộc phải có mục đích và phải đƣợc định hƣớng theo mục đích ấy trong suốt q trình hoạt động can thiệp diễn ra.
Để đạt đƣợc mục đích đặt ra đối với hoạt động can thiệp tại trung tâm cần có hoạt động quản lí. Quản lí là một khoa học và phải đảm bảo 4 chức năng chính là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Vận dụng khoa học quản lí vào hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỉ để quản lí tốt hoạt động này địi hỏi ngƣời quản lí phải đồng thời nắm vững kỹ năng quản lí và kỹ năng về can thiệp trẻ tự kỉ.
Những biện pháp đƣợc đề xuất cần đảm bảo tính khoa học, sự vận dụng sáng tạo những lí luận cơ bản về hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ và về quản lí, các lí luận đó là cơ sở để luận giải tính hợp lí của các biện pháp. Đáp ứng đƣợc nguyên tắc này hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ sẽ đạt đƣợc các yêu cầu đặt ra đó là đảm bảo hiệu quả trong suốt quá trình can thiệp chuyên biệt cho trẻ tự kỉ.
Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Xác định đúng đối tƣợng của hoạt động can thiệp là trẻ tự kỉ. Từ đó xây dựng mục đích cho việc quản lí hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ.
- Trên cơ sở mục đích hƣớng đến của hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ, nhà quản lí phải xác định tổng quan toàn bộ hoạt động can thiệp tại cơ sở can thiệp chuyên biệt.
75
- Xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động can thiệp, quản lí và kiểm tra giám sát quá trình thực hiện để đạt đƣợc mục đích đề ra.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện
Là hệ thống các quy tắc cần đƣợc thực hiện trong quá trình đƣa ra biện pháp quản lí hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ nhằm đảm bảo kết quả trẻ tự kỉ đạt đƣợc, phản ánh đƣợc sự tiến triển trong can thiệp chuyên biệt, hiệu quả trị liệu tâm lí và can thiệp.
Những quy tắc đảm bảo tính tồn diện:
- Nội dung biện pháp cần bao quát đƣợc toàn bộ nội dung trọng tâm.
- Phƣơng thức triển khai phải đa dạng, nhiều lựa chọn phù hợp với tính chuyên biệt của trẻ tự kỉ.
- Mục tiêu hƣớng tới của biện pháp quản lí hoạt động can thiệp bao quát nhiều loại kiến thức, kỹ năng và các mức độ nhận thức.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc này đòi hỏi trong quá trình q trình quản lí hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ cần nắm vững về đối tƣợng trẻ tự kỉ, nắm vững cơ sở khoa học, kỹ thuật, văn hoá khi kết hợp hai điều kiện:
a) Kiến thức về trẻ tự kỉ là những điểm có hệ thống, quan trọng và then chốt hơn cả.
b) Kiến thức đó đó phải đƣợc vận dụng trong thực tiễn để thực hiện nhiệm vụ can thiệp trẻ tự kỉ. Thơng qua đó mà giúp cho cơ sở can thiệp chuyên biệt thực hiện có hiệu quả hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ, giúp cho trẻ tự kỉ có thể hịa nhập cộng đồng, xã hội.
Để thực hiện nguyên tắc này cần phải:
- Khi xây dựng giáo án can thiệp chuyên biệt cần lựa chọn nội dung phù hợp với biểu hiện và mức độ tự kỉ của trẻ, chuẩn bị cho trẻ có thể thích ứng nhanh và đáp ứng đƣợc nội dung bài học chuyên biệt.
- Về phƣơng pháp can thiệp chuyên biệt cần xây dựng phƣơng pháp trên từng trẻ tự kỉ khác nhau với những đặc điểm khác nhau.
- Về hình thức tổ chức can thiệp đối với trẻ chuyên biệt cần có sự tổ chức đặc thù và chuyên sâu nhằm thực hiện can thiệp chuyên biệt cho trẻ tự kỉ có hiệu quả.
3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính đồng bộ, kế thừa và hiệu quả
Đây là nguyên tắc phù hợp với mục tiêu quản lí, bao gồm hiệu quả can
thiệp, hiệu quả xã hội và hiệu quả của bản thân hoạt động quản lí. Có thể nói hiệu quả là thƣớc đo năng lực của ngƣời cán bộ quản lí can thiệp. Thực chất của nguyên tắc này là làm nhƣ thế nào để trong điều kiện nguồn lực nhất định, với thời gian cho phép, nhà quản lí có thể tạo ra nhiều kết quả có chất lƣợng, đạt mục tiêu can thiệp và mục tiêu quản lí nhƣ mong muốn.
Ngun tắc hiệu quả quản lí có quan hệ chặt chẽ với kết quả quản lí. Có thể một hoạt động quản lí nào đó là có kết quả nhƣng chƣa chắc đã có hiệu quả bởi tiêu tốn nhiều sức lực của không chỉ những nhà quản lí, mà cịn của giáo viên và ngƣời học.
Ngun tắc hiệu quả quản lí địi hỏi người lãnh đạo phải có hai phẩm chất sau:
- Thứ nhất, phải nắm vững nội dung, nguyên tắc, nắm vững diễn biến tình hình, diễn biến của đối tƣợng quản lí để từ đó sáng tạo, đề ra những biện pháp thích hợp.
- Thứ hai, phải có tầm nhìn xa và rộng. Hiệu quả của hoạt động quản lí khơng chỉ dừng lại, bó hẹp ở một bộ phận riêng biệt, mà phải trên quan điểm toàn diện, tổng thể, theo tác động dây chuyền. Điều này tránh cho nhà quản lí nhìn sự vật và sự phát triển của nó một cách thiển cận, chỉ nhìn thấy cục bộ mà khơng thấy tồn cục, chỉ thấy trƣớc mắt mả không thấy lâu dài. Điều này cũng bị chi phối bởi đặc trƣng của can thiệp, một hoạt động mà kết quả của nó xuất hiện sau một thời gian nhất định.
77
Nguyên tắc kết hợp hài hịa các lợi ích: lợi ích vừa là mục tiêu, vừa là động lực mạnh mẽ đối với con ngƣời. Điều cần chú ý nếu không kết hợp hài hịa đƣợc các lợi ích thì khơng thể có sự nhất trí về mục đích và hành động. Lợi ích có hai mặt: lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần. Can thiệp là hoạt động đƣợc tiến hành bởi những trí thức. Do đó khơng phải bao giờ họ cũng coi trọng lợi ích vật chất, ngƣợc lại những giá trị (kết quả hoạt động của họ đƣợc tổ chức và tập thể nhìn nhận, đánh giá cơng bằng...) lại là phần thƣởng tinh thần quý báu, nguồn động viên mạnh mẽ đối với họ.
Khi bắt đầu xây dựng và thực hiện một biện pháp nào đó cần tính đến điều kiện hiện tại để đảm bảo tính khả thi của biện pháp đó. Biệp pháp tiếp theo lại bắt đầu từ những điều kiện mới tốt hơn có đƣợc từ kết quả thực hiện các biện pháp trƣớc. Nhƣ vậy, kế thừa những gì sẵn có và kế thừa những gì tạo ra từ việc triển khai các biện pháp trƣớc đó thì tính khả thi của mỗi biện pháp sẽ