Nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm

3.2.1. Nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt

tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

3.2.1. Nâng cao nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Nhƣ ở Chƣơng II đã phân tích, đa số phụ huynh có nhận thức vẫn cịn hạn chế về tầm quan trọng trong vấn đề thực hiện hoạt động CTS cho TTK. Do nhận thức chƣa đúng đã tạo ra nhiều trở ngại cho công tác tổ chức của nhà

quản lí, cũng nhƣ cơng tác phối hợp thực hiện hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỉ. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của phụ huynh là vấn đề cấp thiết để khắc phục những bất cập và tạo tiền đề cho triển khai các biện pháp tiếp theo.

Biện pháp này nhằm nâng cao nhận thức đầy đủ về hoạt động can thiệp chuyên biệt cho trẻ tự kỉ, giúp PH hiểu đúng vai trị, nhiệm vụ và vị trí của mình trong cơng tác can thiệp cho trẻ tự kỉ ở trung tâm cũng nhƣ ở gia đình.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức tiến hành

- Trung tâm cần thực hiện tuyên truyền, chuyên đề, tập huấn quán triệt đến các PH đầy đủ nội dung và ý nghĩa của hoạt động can thiệp chuyên biệt cho trẻ tự kỉ. Có thể thực hiện thơng qua hình thức sau:

+ Tổ chức các buổi thảo luận, chuyên đề về hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ tại trung tâm. Nội dung thảo luận có thể là những hạn chế tồn tại hay mắc phải trong quá trình can thiệp của PH tại gia đình, trao đổi cùng nhau để giao lƣu kinh nghiệm trong hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỉ.

+ Tổ chức các hội thảo khoa học, những buổi thuyết trình mời các chuyên gia am hiểu sâu về can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ nhằm trao đổi và học tập kinh nghiệm. Qua hội thảo, các PH hiểu rõ hơn về hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ.

+ Giao cho bộ phận văn thƣ thƣờng xuyên cập nhật lên website của trung tâm những bài viết về can thiệp trẻ tự kỉ của những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lí can thiệp, giáo viên, các cơ sở can thiệp chuyên biệt. Phổ biến thông tin hoặc đƣa tin về các hoạt động liên quan của trung tâm về can thiệp cho trẻ tự kỉ lên website của trung tâm.

+ Sơ kết, tổng kết hàng năm để đánh giá chất lƣợng, hiệu quả của công tác can thiệp cho trẻ tự kỉ và thơng báo tới tồn thể CBQL-GV-PH của trung tâm.

79

quả những kiến thức, kĩ năng can thiệp cho PH khi can thiệp trẻ tại gia đình.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp này thực hiện thành cơng và đạt đƣợc hiệu quả cao thì cần có đƣợc sự quan tâm và điều kiện cụ thể là:

- Giám đốc trung tâm phải xây dựng kế hoạch nâng cao nhận thức cho PH một cách chi tiết, cụ thể, có thời gian hạn định;

- Trung tâm cần phải đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác tập huấn, hội thảo, tuyên truyền;

- Để phƣơng pháp đƣợc thực hiện tốt thì cần có những nguồn lực đầu tƣ đúng mức, phân bổ nguồn tài chính phục vụ cho cơng tác tuyên truyền, tập huấn, hội thảo;

- PH phải là những ngƣời nhận thức rõ vị trí, vai trị và nhiệm vụ của mình trong quá trình thực hiện hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỉ; để từ có ý thức cao trong việc học tập nâng cao nhận thức, kĩ năng về chăm sóc- can thiệp TTK;

- Bên cạnh đó, để có đƣợc một nhận thức đúng đắn, là công tác phổ biến cần đƣợc thực hiện liên tục và thƣờng xuyên.

3.2.2. Quản lí đổi mới về nội dung, phương pháp và hình thức trong hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ

3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Để nâng cao hiệu quả hoạt động can thiệp và quản lí hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ thì Giám đốc trung tâm cần phải tiếp cận, đổi mới nội, phƣơng pháp và hình thức hoạt động can thiệp sớm, làm sao bắt kịp và thừa hƣởng các thành tựu khoa học tiên tiến trong vấn đề can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ hiện nay. Nhằm mục đích mang lại hiệu quả tốt nhất trong công tác giáo dục trẻ tự kỉ, giúp các em sớm có thể hịa nhập cộng đồng.

Để đáp ứng yêu cầu của việc nâng cao chất lƣợng can thiệp chuyên biệt cho trẻ tự kỉ tại Trung tâm, thì việc đổi mới và hồn thiện mơ hình hoạt động

can thiệp trẻ tự kỉ là một việc rất quan trọng và cần thiết. Tập trung vào vấn đề phát triển năng lực của trẻ hơn chỉ là tập trung dạy trẻ trở thành “con vẹt” máy móc, rập khn theo những yêu cầu của GV; mà các em sẽ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động thiết thực mang tính thực tiễn nhiều hơn là học lí thuyết sn. Xác định hƣớng đi đúng trong quản lí giúp cho trung tâm thực hiện xuyên suốt, chuyên sâu vào hƣớng đã xác định chứ khơng hịa trộn thiếu rõ ràng trong các hoạt động cho trẻ tự kỉ.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức tiến hành

- Nhà quản lí cần đổi mới về nội, phƣơng pháp và hình thức trong hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ, với những nội dung sau:

+ Thiết lập các quy trình một cách khoa học, logic, tránh tình trạng bỏ sót hoặc thiếu các bƣớc quan trọng trong quy trình hoạt động can thiệp sớm. Mỗi bƣớc là đều có vai trọng quan trọng góp phần vào sự thành cơng của hoạt động can thiệp cho TTK.

+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho trẻ: Đặt ra các tình huống thực tế thơng qua tranh ảnh, đồ vật thật,... cho trẻ quan sát, sờ, cầm nắm, giải quyết vấn đề theo suy nghĩ của mình, khơng nên dạy trẻ theo kiểu rập khn sẵn có.

+ Tăng cƣờng sự phối hợp, hợp tác trong quá trình dạy học: Đặc trƣng của TTK là hạn chế kĩ năng tƣơng tác xã hội, mà cái gì trẻ hạn chế thì ngƣời GV cần chú trọng và xoáy sâu vào những hạn chế ấy, giúp trẻ ngày một tiến bộ hơn.

+ Cập nhật liên tục về các PP mới có chứng cứ khoa học rõ ràng, thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, chuyên đề,... và áp dụng linh hoạt vào quá trình can thiệp cho trẻ sao cho đạt hiệu quả tốt nhất, vì khơng có PP nào là hồn hảo, là có thể chữa khỏi tất cả các triệu chứng của TTK.

81

vật thật,...là nguồn để trẻ có thể khai thác, phát triển kiến thức kĩ năng mới.

+ Đổi mới hình thức hoạt động đa dạng trong hoạt động can thiệp cho TTK, không chỉ sử dụng khƣ khƣ một hoạt động cho tất cả các nội dung, nhƣ vậy sẽ dễ gây nhàm chán ở trẻ. Tăng cƣờng các hoạt động trải nghiệm, phát triển kĩ năng nhƣ: tổ chức dã ngoại, đi siêu thị, giao lƣu văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức hoạt động vào các ngày lễ trong năm,...

+ Cán bộ quản lí cần có sự chuẩn bị chu toàn cho vấn đề đổi mới nội dung, PP và hình thức hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ tại Trung tâm. Hàng năm cần thực hiện báo cáo sơ kết, tổng kết về cơng tác quản lí việc đổi mới. Nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá mức độ hồn thành của kế hoạch đề ra, tránh tình trạng dàn trải cơng việc, không rõ ràng.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp này có thể thực hiện một cách thuận lợi thì:

- Nhà quản lí xây dựng nên một môi trƣờng năng động, sáng tạo và luôn sẵn sàng đổi mới trong các nội dung, PP và hình thức CTS cho TTK.

- Giám đốc Trung tâm ban hành các quy định rõ ràng, chặt chẽ về các nội dung cần đổi mới; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chiến lƣợc phù hợp cho hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ.

- Cần nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên về can thiệp trẻ tự kỉ để cùng chung tay trong xây dựng và hoàn thiện. Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dƣỡng, trao dồi kiến thức kĩ năng, tự tìm tịi khám phá về các tri thức mới trong công tác can thiệp sớm đối với đội ngũ CBQL-GV.

3.2.3. Tổ chức triển khai hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ giáo viên về kỹ năng thực hiện hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ

3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ thì yếu tố trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBQL-GV là rất quan trọng. Giáo viên cần có

khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng vào can thiệp chuyên biệt từng trẻ tự kỉ cụ thể. Giáo viên có chun mơn, nghiệp vụ tốt sẽ giúp cho trẻ tự kỉ cải thiện một cách toàn diện, giúp các em đƣợc tiến triển tốt cả về thể chất và tinh thần. CBQL-GV khi đƣợc bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ tốt sẽ biết cách:

- Chủ động lập kế hoạch cho hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ đƣợc phân công nhiệm vụ.

- Nâng cao hiệu quả trong hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ.

- Có đƣợc kiến thức chun sâu, hình thành kĩ năng giảng dạy và biết cách xử lí các tình huống sƣ phạm trong quá trình can thiệp trẻ tự kỉ.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của PH, cộng đồng xã hội

Để đáp ứng yêu cầu của việc nâng cao chất lƣợng can thiệp cho trẻ tự kỉ tại trung tâm, thì việc tăng cƣờng bồi dƣỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ thƣờng xuyên đối với giáo viên là một việc làm rất cần thiết.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Nhà quản lí xây dựng kế hoạch và thông qua kế hoạch định hƣớng tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ cho GV can thiệp trƣớc toàn thể CBQL-GV của trung tâm.

Phân công, cử luân phiên những CBQL-GV đi tập huấn về can thiệp trẻ tự kỉ thƣờng xuyên nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL-GV. Sau mỗi đợt tập huấn, bồi dƣỡng cần tổ chức đánh giá hiệu quả để rút kinh nghiệm, hồn thiện nội dung. Trung tâm có thể tổ chức các buổi phổ biến kiến thức và kinh nghiệm giữa các GV đã đƣợc tập huấn với các GV chƣa có kinh nghiệm. Thƣờng xuyên tổ chức, phân công các buổi dự giờ và dự giờ mẫu để các GV có thể đƣợc thực hành và đúc rút thêm kinh nghiệm. Cuối buổi dự giờ, nên có nhận xét để GV có thể khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt đã thực hiện tốt.

83

nhóm lớp, can thiệp cá nhân để trao đổi, chia sẻ về các PP can thiệp chuyên biệt; thống nhất cách vận dụng, triển khai cho phù hợp với điều kiện thực tế của trung tâm.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp này có thể thực hiện một cách thuận lợi thì:

- CBQL cần xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dƣỡng cho GV một cách cụ thể, có thời gian nhất định;

- CBQL-GV đƣợc cử tập huấn, bồi dƣỡng cần nâng cao trách nhiệm ý thức cá nhân trong việc tích lũy kiến thức, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm trong hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ.

- Trung tâm cần có những chính sách hỗ trợ tốt nhất về kinh phí và các phụ cấp khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho CBQL-GV của trung tâm đƣợc tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngồi ra, trung tâm cần có những quan tâm xây dựng thƣ viện tài liệu phục vụ tốt về tài liệu nghiên cứu nhằm hỗ trợ cho việc nâng cao kĩ năng nghề nghiệp cho đội ngũ GV của trung tâm.

3.2.4. Tăng cường phối hợp giữa trung tâm, gia đình và xã hội trong hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỉ

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp

Hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỉ cần đƣợc thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh và điều kiện. Đội ngũ giáo dục thực hiện hoạt động can thiệp cho TTK khá đa dạng, bao gồm: CBQL, CB tâm lí, giáo viên can thiệp, PH,… Việc phối hợp giữa trung tâm, gia đình và xã hội là một vấn đề quan trọng; trong đó sự phối hợp giữa trung tâm và xã hội chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về chứng tự kỉ, biết cách chấp nhận, nhìn nhận đúng đắn về TTK. Quan trọng nhất vẫn là sự phối hợp giữa trung tâm và gia đình trẻ, vì thời gian trẻ ở cùng với gia đình cũng khá nhiều. Vì vậy, việc

phối hợp giữa trung tâm và gia đình trong hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ sẽ tạo vòng tròn gắn kết giúp phụ huynh có thể quản lí và cùng tham gia vào q trình can thiệp cho trẻ tự kỉ. Đồng thời, phụ huynh cùng với trung tâm có thể tìm ra những phƣơng pháp tối ƣu nhất để can thiệp cho con mình.

Trung tâm khuyến khích sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh nhằm theo sát, cùng thực hiện q trình can thiệp trẻ tự kỉ. Ngồi ra, sự chia sẻ về hồn cảnh gia đình; điều kiện sinh hoạt của trẻ tự kỉ tại gia đình cũng là cách trung tâm và các phụ huynh tạo lên tiếng nói chung trong mong muốn giúp đỡ can thiệp cho các trẻ tự kỉ với kỳ vọng đƣa các em phần nào hòa nhập đƣợc với cộng đồng.

Sự gắn kết giữa trung tâm và các tổ chức, đơn vị ngoài xã hội cũng là cơ sở thu hút những điều kiện, hỗ trợ từ bên ngoài dành cho hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ tại trung tâm.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch một cách đồng bộ, thống nhất giữa các bộ phận, đƣa nội dung kế hoạch thực hiện đến ngƣời thực hiện cần căn cứ vào năng lực mà phân công một cách phù hợp.

- Thƣờng xuyên tổ chức các buổi họp phụ huynh và cán bộ, giáo viên chuyên trách của trung tâm. Trong buổi họp, trung tâm có thể tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức của phụ huynh về hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ.

- Thƣờng xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ tự kỉ qua sổ theo dõi, báo cáo đánh giá, điện thoại, Zalo,,…

- Tổ chức thu thông tin phản hồi của phụ huynh đánh giá về hiệu quả hoạt động can thiệp trẻ tự kỉ là con mình qua phiếu điều tra, phỏng vấn,…

- Thành lập câu lạc bộ của các bậc phụ huynh và giáo viên nhằm tƣ vấn cho phụ huynh về can thiệp trẻ tự kỉ.

85

mục đích tuyên truyền, giải đáp cho phụ huynh những thắc mắc về can thiệp trẻ tự kỉ.

- Chia sẻ về kiến thức về chứng tự kỉ và kinh nghiệm can thiệp trẻ tự kỉ tại cộng đồng dân cƣ.

- Cung cấp những thơng tin chính xác về kết quả từng giai đoạn can thiệp của trẻ đến phụ huynh. Giúp phụ huynh có thể cùng can thiệp, điều chỉnh quá trình can thiệp cho trẻ tự kỉ.

- Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị chia sẻ, tuyên truyền, phổ biến và kêu gọi sự chung tay góp sức của cộng đồng xã hội trong cơng tác can thiệp trẻ tự kỉ.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Nhà quản lí có chỉ đạo và hƣớng dẫn cụ thể trong việc hình thành sự phối hợp giữa trung tâm và phụ huynh trẻ tự kỉ.

- Khi thực hiện các biện pháp này, trung tâm rất cần đến những giáo viên có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ tại các trung tâm chuyên biệt trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)