Nhân vật dị biệ t dạng “phó bả n người”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật dị biệt trong sáng tác của nguyễn nhật ánh (Trang 47 - 50)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Nhân vật dị biệ t dạng “phó bả n người”

“Phó bản người” là kiểu nhân vật “cận người”, “gần giống người”, là những nhân vật có nhân hình dị biệt ở dạng con người chưa hoàn thiện, với sự thiếu hụt về con người, hoặc là những con người kì quặc. Nhân vật dạng “phó bản - người” giống như những nhân vật mang “sai lỗi” của tạo hóa, họ tồn tại trong thế giới con người, mang dáng hình của con người nhưng lại có những khiếm khuyết về ngoại hình hoặc có ngoại hình lạ thường. Tuy nhiên, giữa hai kiểu nhân vật này có một điểm khác nhau cơ bản, đó là “tính người”. Nếu như những nhân vật dị biệt mang “sai lỗi” của tạo hóa là những con người với đầy đủ nhân tính, tâm hồn và cảm xúc rất - con - người, thì người lại, những nhân vật dị biệt dạng “phó bản - người” lại là những nhân vật mang lại cho bạn đọc một cảm giác rất mơ hồ về con người. Họ như vừa rất gần với con người, vừa lại rất xa lạ với con người.

Trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, thằng Dưa là một nhân vật nhỏ, chỉ xuất hiện qua vài dòng giới thiệu, nhưng lại là một nhân vật quan trọng trong tác phẩm. Với thân người bất thường, thằng Dưa được miêu tả là một đứa trẻ “quặt quẹo”, được xác định là “bị bịnh còi…”, “mười hai tuổi nhưng trông nó đẹt như đứa bé tám, chín tuổi, ra đường luôn bị bạn bè cốc đầu đá đít.” [16;225]. Thằng Dưa với vẻ ngoài còi đẹt, tưởng chừng như vô dụng ấy lại là một nhân tố không thể thiếu trong chuyện tình của chú Đàn và chị Vinh, nhờ nó mà thầy Nhãn mới thấy được tình yêu thực sự của một con người không chỉ nằm ở vẻ bề ngoài. Cũng nhờ sự nhanh nhẩu

của mình, thằng Dưa giống như “một thiên sứ báo tin vui” khi nó báo cho ông Tám Tàng và những đứa trẻ con sống trong ngôi làng nghèo: “Con Nhi tỉnh lại rồi, bác ơi!” [16; 370].

Quỳnh trong Thằng quỷ nhỏ, vì mang đặc điểm ngoại hình kì dị nên “đa số bạn bè trong lớp đều gọi Quỳnh là “thằng quỷ nhỏ”. Quỳnh “có hai vành tai to khác thường và cái mũi to cũng không kém. Cái mũi đã to lại còn đỏ ửng, mồ hôi lấm tấm”. Đôi tai kì dị ấy to, và có thể ve vẩy như cái quạt… Với tất cả những đặc điểm bên ngoài hiện lên rõ ràng trên khuôn mặt của nhật vật nên trở thành những khiếm khuyết không thể che giấu, nó trở thành những dấu hiệu thường trực để nhận biết về nhân vật. Và mặc nhiên, Quỳnh luôn bị đem ra làm trò cười cho cả lớp. “Anh quen bị xem là một tên hề,… chuyên đóng vai kẻ gây cười cho đám đông. Mỗi lúc như thế, “thằng quỷ nhỏ mím môi lại và ngay lập tức, vành tai anh khẽ ve vẩy như cánh bướm...”. Bạn bè thường xúm quanh anh chỉ để trêu chọc hoặc bắt anh trổ những trò lạ. Bạn gái cũng vậy. Họ xem anh như những trò tiêu khiển… Những lúc ấy, họ cười với anh, họ vỗ tay, thậm chí hò reo tán thưởng anh nhưng chẳng bao giờ họ trò chuyện với anh. Khi những trò khỉ của anh chấm dứt, họ vội vàng lảng đi chỗ khác như những khán giả nôn nóng về nhà… Và anh, anh hiểu tất cả những điều đó” [4, 24].

Nhân vật Quỳnh hiện lên với vẻ gọt đẽo sơ sài của tạo hóa là vậy, nhưng ẩn sâu bên trong là chất ngọc của một tâm hồn trong sạch. Với vẻ ngoài kì dị, những tưởng Quỳnh sẽ mặc cảm, tự ti, bị bạn bè xa lánh…, nhưng không, trong những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, tạo hóa dường như luôn công bằng với con người. Quỳnh có những điểm mạnh riêng của mình mà không phải người bạn bình thường nào trong lớp cũng làm được như “là một học sinh giỏi”; là một người con ngoan, là một người anh tốt bụng, gần gũi

với những đứa trẻ con hàng xóm; lại có nhiều tài vặt. Quỳnh làm mộc rất khéo, những bàn, ghế, bảng trong lớp bị hỏng, Quỳnh đều cặm cụi sửa lại hết. Cái tài đó của Quỳnh khiến bạn bè trong lớp phải thốt lên nể phục: “nó đóng đinh mới tài làm sao… nó mà làm nghề mộc thì không ai hơn nổi…”. Với bản tính tốt bụng, hiền lành, khéo léo, lại chăm chỉ, không lạ khi bọn trẻ con trong xóm luôn yêu quý và giành tình cảm đặc biệt cho anh. Chúng kéo đến chơi rất đông, nhưng cũng hay “làm phiền” anh. Anh luôn vui vẻ, bình thản giúp đỡ bọn trẻ, và xem chúng như những đứa em ruột thịt của mình. Tất cả những thứ anh có thể làm được anh đều làm nếu bọn chúng cần. Có thể là khâu lại cho bọn chúng cái túi xách, dạy chúng cách làm thợ mộc, sửa búp bê, sửa giày… Vẻ bề ngòai của Quỳnh có vẻ như không là vấn đề gì đối với bọn trẻ trong xóm, hơn thế, chúng còn quý mến, và cảm phục anh. Ngược lại, khi đứng trước bọn trẻ, Quỳnh cảm thấy mình nhanh nhẹn và tự tin hơn. Nhân vật Quỳnh khiến cho người đọc liên tưởng dến Quasimodo trong tác phẩm

Nhà thờ Đức bà Pari của Victo Hugo – một thằng gù bất hạnh, xấu xí, mồ

côi, khốn khổ được người ta đưa về nhà thờ nuôi dưỡng và trở thành người đánh chuông cho nhà thờ. Một thằng gù sống hoang dại, trơ lì, tưởng chừng như đã bị đánh cắp trái tim. Vậy mà thằng gù xấu xa ấy đã biết yêu, và yêu một cách say đắm, cuồng nhiệt. Tình yêu ấy là một tình yêu câm lặng, tuyệt vọng, nhưng chính nhờ nó mà tâm hồn Quasimodo được cứu rỗi, để hắn biết yêu, biết khóc, biết hận thù, để được sống với những cảm xúc của một con người thật sự.

Những nhân vật được xây dựng ở dạng “phó bản - người” như Quỳnh, hay Quasimodo, họ như những kẻ lạc loài ở thế giới con người. Bằng việc xây dựng ngoại hình kì dị của nhân vật, tác giả đã mang đến cho người đọc những ấn tượng về sự khác lạ và bí ẩn ẩn sâu bên trong mỗi nhân vật, và mặc nhiên,

những bí ẩn đó đã khơi dậy trong lòng độc giả những tò mò, và cuốn họ vào trong cuộc hành trình kiếm tìm phần ẩn chìm đó, để giải mã những ẩn số, và hơn hết, từ đó, bạn đọc thay đổi dần những tư duy quen thuộc về nhân vật. Nhìn chung, qua những nhân vật được xây dựng bằng ngoại hình kì dị nói chung và ở dạng phó bản – người nói riêng, nhà văn đã mang đến cho người đọc ấn tượng về những cái khác lạ. Chính những cái khác lạ đó đã kích thích sự tò mò trong lòng bạn đọc sự tò mò, muốn khám phá. Nhưng hơn hết, nó phần nào giúp bạn đọc thay đổi tư duy trong cách nhìn nhận nhân vật cũng như nhìn nhận con người và cuộc sống: không nên đánh giá một con người qua vẻ bề ngoài của họ.

Dù nhân vật được xây dựng ở dạng nào, họ đều được nhà văn xây dựng ở những đặc điểm ngoại hình kì quái, để từ đó thể hiện những giá trị tư tưởng về nhân vật, về thân phận con người. Qua đó, người đọc có thể thấy, dù con người có mang thân phận của những kẻ lạc loài, kiến người ta nghi ngờ về con người trong họ, dù trong họ có những cái kì dị, bất thường, họ vẫn là những con người hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp. Đó là cách Nguyễn Nhật Ánh đánh giá về mối quan hệ biện chứng trong con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật dị biệt trong sáng tác của nguyễn nhật ánh (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)