Nhật vật dị biệ t dạng “sai lỗi” của tạo hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật dị biệt trong sáng tác của nguyễn nhật ánh (Trang 39 - 47)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Nhật vật dị biệ t dạng “sai lỗi” của tạo hóa

Kiểu nhân vật dị biệt dạng “sai lỗi” này chúng ta từng bắt gặp rất nhiều trong sáng tác của các nhà văn trong và ngoài nước, trong đó, có nhà văn Nam Cao. Trong sáng tác trước Cách mạng, Nam Cao hay viết về vẻ bề ngoài của con người để từ đó khai thác hoàn cảnh, tính cách và số phận của nhân vật. Với hiện thực đói nghèo đi sâu vào từng làng quê Việt Nam, do vậy hình dáng con người trong các sáng tác của Nam Cao từ người lớn cho đến trẻ nhỏ đều gầy gò ốm yếu và có phần xấu xí, nhếch nhác. Nhưng đằng sau hình dáng

xấu xí ấy lại là những số phận khác nhau và những phẩm chất tốt đẹp bị khuất lấp. Viết về những nhân vật có số phận không may mắn, Nam Cao đặt ngòi bút của mình vào những con người chịu nhiều thiệt thòi ngay từ chính vẻ ngoài của mình. Họ không may mắn được trời phú cho một hình dáng mà khi người khác nhìn phải trằm trồ ngợi khen. Thậm chí họ cũng không có được một khuôn mặt bình thường như những con người bình thường khác trong xã hội. Ngược lại, họ lại mang trên mình những nét “sai lỗi” của tạo hóa: “sai lỗi” ở gương mặt xấu xí “ma chê quỷ hờn”, “sai lỗi” ở vóc dáng “phục phịch”. Nhưng qua những nét “sai lỗi” đó, Nam Cao đi sâu khai thác về bi kịch cuộc sống của họ. Ông lí giải nguyên nhân tại sao họ lại ra nông nỗi như vậy để nói lên nỗi thống khổ của người nông dân và qua đó thấy được tiếng nói cảm thông đối với những người là nạn nhân trong xã hội lúc bấy giờ. Sinh ra ai cũng mong mình có được một khuôn mặt bình thường như những người khác trong xã hội, nhất là người phụ nữ. Nhưng những nhân vật của Nam Cao lại có không ít những người mang một vẻ ngoài thiệt thòi như Thị Nở, mụ Lợi, Nhi, hay Lang Rận... Tất cả những nhân vật này đều có chung một điểm là vô cùng xấu, xấu đến mức khi nhìn những khuôn mặt ấy người ta lại liên tưởng đến những con vật, thậm chí là những con quỷ. Dù họ có hiền lành, tốt bụng đến đâu, khi nhìn thấy họ, cảm giác đầu tiên của người đối diện luôn là khiếp sợ, và né tránh. Tất cả những nhân vật ấy, đều có chung một số phận là bất hạnh ngay từ chính vẻ ngoài của mình.

Tất cả những nhân vật mang ngoại hình xấu xí trong các sáng tác của Nam Cao đều là những con người bất hạnh từ ngay chính vẻ bề ngoài của mình, nhưng họ luôn mang trong mình những khao khát được sẻ chia, được yêu thương vì họ đơn thuần vẫn là những con người. Đi miêu tả những bộ mặt xấu xí của nhân vật: Thị Nở, Chí Phèo, Mụ Lợi, Nhi…, Nam Cao không miêu tả với thái độ mỉa mai hay cười nhạo họ mà đó chính là sự cảm thông chia sẻ của nhà văn đối với những nhân vật này. Đồng thời ông muốn nhấn mạnh đến

những phẩm chất tốt đẹp bên trong con người mới chính là giá trị đích thực tạo nên một con người.

Cũng như Nam Cao, trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, nhân vật có nhân hình dị biệt hiện lên với những đặc điểm ngoại hình kì dị. Đó là kết quả do “sai lỗi” của tạo hóa trong quá trình hình thành con người. Những “sai lỗi” này là hữu hình, dễ dàng nhìn thấy, và có thể nhận ra ngay khi tiếp xúc. Họ là những “sản phẩm lỗi của tạo hóa”, được tạo ra bởi chung một nguyên nhân cơ bản là do sự sáng tạo vội vàng của tạo hóa, là những “sản phẩm” không tốt, là những sản phẩm bị lỗi, nhưng nó vẫn hiện hữu trong cuộc sống con người. Trong những nhân vật ấy, mỗi người lại mang một kiểu sai lỗi khác nhau, và trong mỗi người, ai cũng có những khó khăn, nỗi khổ riêng, không ai giống ai. Do sự không may mắn của số phận, họ phải mang hình hài khác biệt, dị thường, phải sống trong cái nhìn tò mò, hay thậm chí là sự xa lánh, ghẻ lạnh của mọi người.

Tuy nhiên, dù mang hình hài khác biệt, dị thường do những “sai lỗi” của tạo hóa, nhưng tất cả họ đều hiện lên với những vẻ đẹp riêng. Những dị biệt về nhân hình chỉ như một đặc điểm nhận dạng sự khác biệt của họ so với số đông còn lại, chứ không phải là đặc điểm để kết luận về nhân tính thấp kém. Vì vậy, song song với những đặc điểm dị biệt về ngoại hình của họ, những nhân vật này luôn được tác giả khai thác triệt để những vẻ đẹp rất - con - người. Hầu hết họ đều mang trong mình những sức sống và nghị lực phi thường, cả sự phấn đấu không mệt mỏi.

Đó là những nhân vật bị “sai lỗi” ở chân, họ đi lại rất khó khăn hoặc không thể đi lại được. Như Bảy trong Bàn có năm chỗ ngồi, “chân phải của Bảy bị tật từ nhỏ, cái chân cong vòng ra đằng sau một cách bất thường. Khi đi lại, nó phải dùng hai cây gỗ làm gậy chống…”[25;9]. Hay Mẫn trong Phòng

trọ ba người, sinh ra trong một gia đình nghèo ở dưới quê, “… Mẫn có tật ở

Nhưng ông ngoại Mẫn, vốn là một thầy thuốc giỏi, đã cứu được Mẫn. Cơn bạo bệnh đi qua nhưng từ đó chân trái của Mẫn bị biến tướng, nó teo lại chỉ bằng cẳng tay. Vì vậy, dáng đi của Mẫn không được bình thường mặc dù từ lâu rồi Mẫn đã quen với khuyết tật của mình và hầu như anh không hề ý thức về sự có mặt của nó” [26;25].

Bên cạnh những nhân vật có dạng “sai lỗi” ở chân là những nhân vật có dạng “sai lỗi” ở tay. Đó là ông Năm Ve có sáu ngón tay trên mỗi bàn tay, là chú Đàn cụt một tay. “Tay phải của chú cụt tới tận khuỷu, lúc chú đi ngoài đường một ống tay áo phất phơ như tay áo thằng bù nhìn giữ dưa” [16; 22 -

23] (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh). Những sai lỗi của tạo hóa còn được thể

hiện qua những nhân vật có lỗi ở các giác quan. Hoa trong Mười lăm ngọn nến bị câm bẩm sinh, “miệng lắp bắp không thành tiếng”, chỉ biết “ú ớ chỉ tay vào miệng, vào tai, đầu lắc qua lắc lại”. Cô bé Thơ Hoa trong Kính vạn hoa

không nhìn thấy gì do bị mù hai mắt. Đó còn là Hồng Hà trong Những cô em gái, “mắc tật nói lắp”, khi giới thiệu bản thân, chỉ lắp bắp “Tao tên Hồng… Hồng… Hà” [23;9].

Với nhân vật Nhi (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh), xuất hiện với trạng thái điên, nhưng em hiện lên thật đẹp trong mắt Tường: “Công chúa xinh đẹp lắm, anh Hai. Công chúa mặc áo đầm xanh, tay phồng, có tua ren màu hồng. Mái tóc cô cũng thắc nơ hồng. Trên cổ có đeo một xâu chuỗi ngọc màu tím nữa” [16;308] và trong mắt Thiều: “Công chúa, một nàng công chúa xinh đẹp đột ngột hiện ra từ đâu đó giữa nghĩa trang và đang chạy như bay về phía nhà tôi trên đôi hài nhỏ nhắn. Trông cô như đang lướt đi trên cỏ, những tua ren kim tuyến trên tay áo và chuỗi ngọc trên cổ lấp lánh trong nắng mai nhìn từ xa tựa như những ngôi sao đang di chuyển giữa ban ngày” [16;318].

Bên cạnh con người, động vật cũng là tuyến nhân vật được Nguyễn Nhật Ánh khai thác triệt để. Đó là Pig (Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng) -

“con chó hiền lành, thậm chí rụt rè”, “là đứa yếu bóng vía nhất trong bọn”. Suốt một tháng trời bị Suku bắt nạt, Pig sợ đến cụp tai. “Từ tháng thứ hai trở đi, nó chỉ vểnh được tai trái. Tai phải xụi lơ, không bao giờ trở thành bình thường được nữa và nó bị cả nhà trêu là con Tai Cụp” [22; 115].

Những nhân vật mang dị biệt do những “sai lỗi” của tạo hóa đều hiện lên với những vẻ đẹp bản thể của mình. Những dị biệt về ngoại hình chỉ là một đặc điểm nhận dạng sự khác biệt của họ so với những người khác chứ không phải là đặc điểm để quy chụp về nhân tính thấp kém. Vì thế, các nhân vật loại này đều được tác giả khai thác cả những vẻ đẹp “rất người” song song với những đặc điểm dị biệt về ngoại hình của họ. Mặc dù bị câm bẩm sinh, không nghe và không nói được nhưng bé Hoa (Mười lăm ngọn nến) là một cô bé “trắng trẻo, xinh xắn với đôi mắt to và mớ tóc đen nhánh phủ sau vai”. Khi nhận được những món quà nhỏ do Tần tặng, Hoa thể hiện niềm vui sướng của mình bằng nụ cười chúm chím và khuôn mặt rạng rỡ: “Con nhỏ mân mê cái hộp viết trên tay, xoay qua xoay lại không biết bao nhiêu lần”. Những món quà của Tần làm Hoa rất vui và đó như là nguồn động viên, khuyến khích cô, tiếp thêm sức mạnh cho cô bước qua những rào cản, mặc cảm. Những món quà dù nhỏ bé ấy đã gợi lên trong lòng Hoa một sự biết ơn. Hoa luôn mong chờ có dịp để đáp lại tấm lòng đó. Là những người xa lạ, nhưng Hoa đã dần trở nên thân thiết với nhóm bạn của Tần, như sứ giả mang đến niềm vui ngập tràn cho Tần trong ngày sinh nhật. Một đêm sinh nhật với mười lăm ngọn nến lung linh cháy sáng - tượng trưng cho một tình bạn trong sáng, hồn nhiên và chân thành.

Là một cô gái bị mù cả hai mắt suốt ngày chỉ gắn bó loanh quanh với căn phòng nhỏ, Thơ Hoa (Kính vạn hoa) mang trong mình một nghị lực sống phi thường. Cô kể về ước mơ của mình – một ước mơ rất giản dị _ “ao ước được đi đây đi đó để thưởng thức những cảnh đẹp khắp nơi… cũng thích ra

sân xem bóng đá, vào rạp xem phim…”. Khi được tặng một chiếc “kính vạn hoa”, Thơ Hoa đã nhìn thấy “những bông hoa trong trí tưởng tượng của mình…đã trông thấy hàng nghìn bông hoa rực rỡ và đúng là không bông hoa nào giống bông hoa nào”. Những bông hoa như tiếp thêm nghị lực, mang lại niềm vui, niềm tin về cuộc sống tươi đẹp cho cô bé, “Thơ Hoa nói về những bông hoa tưởng tượng kia một cách say sưa, chân thành và trong khi cô nói, chúng tôi nhìn thấy nụ cười dịu dàng phảng phất trên môi cô, và rõ ràng trên gương mặt trắng trẻo của cô lúc này đang bừng lên một thứ ánh sáng vui tươi nom vô cùng rạng rỡ”.

Tuy bị tật nói lắp nhưng ở Hồng Hà (Những cô em gái) lại toát nên những nét tinh anh và nghị lực bởi “mái tóc dợn sóng, mặt xương xương trông khá đẹp trai”. Trong lớp, Hồng Hà “lúc nào cũng đứng thứ nhì”; “Nhưng Hồng Hà không hề ghen tị với tôi”; “là một cuốn từ điển sống”, với trí nhớ siêu việt, có thể “thuộc ḷng nguyên cả cuốn từ điển Pháp Việt dày cộm, không sót một từ”, “chính nhờ nó mà trí tưởng tượng của tôi tha hồ bay bổng. Hồng Hà đã thu phục sự ngưỡng mộ của tất cả các bạn, sự yêu quý và trân trọng của các thầy cô. Nhưng không vì vậy mà Hồng Hà tỏ ra kiêu ngạo mà ngược lại nó là “đứa bạn tốt”, “không thèm cạnh tranh với tôi”, “sẵn lòng làm cuốn từ điển sống cho tôi “tra cứu” bất cứ lúc nào” [23;39 – 40].

Bảy (Bàn có năm chỗ ngồi) dù chân bị dị tật khác thường, dù đi lại khó khăn nhưng lại là một cậu học trò thông minh, nhanh nhẹn, cẩn thận, thích đọc sách và “lúc nào cũng cười giỡn đủ trò”. Bảy là người học giỏi “bài tập toán của nó hết 9 lại 10, không bao giờ bị điểm 8” [25;10]. Bảy cũng là người thích đọc truyện, nhất là những câu chuyện li kì, hồi hộp. Do vậy, ở trường các bạn gọi là Bảy điệp viên. Những bài văn của Bảy hay bị ảnh hưởng từ những truyện điệp viên”: “chớp một cái”, nghe bắt đứng tim”. Với bạn bè, Bảy là người bạn tốt và hiền lành. Bảy không nhận sự đặc cách miễn việc của

mọi người dành cho mình “Bảy đi học buổi sáng, còn buổi chiều phải vừa ngồi bán kẹo vừa trông hai đứa em cho má”. Đến lớp, Bảy cũng tham gia trực sinh như bao bạn khác “Bảy cà nhắc đi vô, chổi cặp dưới nách… Bảy vẫn tham gia quét lớp và khiêng dọn bàn ghế” [25;46]. Bảy cũng tham gia trồng cây cho vườn trường, hàng rào bảo vệ cây cũng thuộc loại “chiến” qua bàn tay chăm sóc khéo léo của Bảy. Với nhân vật Bảy, người đọc có thể thấy tạo hóa như công bằng hơn khi lấy đi của Bảy sự nhanh nhẹn của đôi chân nhưng lại bù đắp cho em sự thông minh, nhanh nhẹn trong tư duy, trí tuệ.

Mẫn (Phòng trọ ba người) phải chịu thiệt thòi so với những người bạn cùng tuổi nhưng luôn có ý chí và học giỏi. “Mẫn có tật ở chân, đi lại khó khăn”. Sau khi hết phổ thông, Mẫn thi đậu vào đại học Bách khoa. “Sau khi xác định sự tật nguyền của mình là một run rủi bình thường mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải, anh tìm cách quên nó đi và cố thích nghi với hoàn cảnh. Dứt bỏ những suy nghĩ vẩn vơ và vô bổ, anh vùi đầu vào sách vở và coi học vấn là con đường tiến thân đúng đắn và hoàn toàn có thể bù đắp cho những khuyết tật khác của con người. Từ đó, Mẫn sống cởi mở hơn ... Chẳng bao lâu, Mẫn trở lại là một con người lạc quan, vui vẻ. Anh sống hòa nhập với môi trường chung quanh một cách dễ dàng, thoải mái” [26;32]. Mẫn đã quen với dị tật ở chân của mình và chấp nhận nó như một điều hiển nhiên “lúc nào cũng thoải mái, vui vẻ, hồn nhiên” bởi sự chan hòa, chia sẻ của hai bạn cùng phòng trọ. Theo cảm nhận của bố Thu Thảo, Mẫn là người “khiêm tốn và lễ phép” còn Thu Thảo cảm nhận Mẫn là “Một người anh tử tế và tận tụy”. Ở anh luôn toát lên sự tin cậy từ vẻ ngoại hình khiếm khuyết đến tâm hồn mộc mạc, chân thành.

Với dị tật sáu ngón tay ở mỗi bàn tay nhưng ông Năm Ve (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh) lại là một người sống rất hiền lành, là một người cha thương con vô điều kiện. Ông “suốt ngày lang thang các bờ bãi để bắt cóc đem về tẩm bổ cho thằng con quặt quẹo”. Đặc biệt là chú Đàn bị cụt một cánh

tay nhưng trong mắt bọn trẻ con trong làng, nhất là anh em Thiều, chú Đàn là một người “thổi acmonica tuyệt hay”. Chú Đàn còn kể chuyện ma rất hấp dẫn làm cho anh em Tường mặc dù đã nghe đi nghe lại mà vẫn mê. Chỉ còn một cánh tay, những tưởng chú Đàn sẽ bị xa lánh, sẽ sống cuộc đời đơn độc. Nhưng không, với đức tính cần cù, chịu khó, cùng với sự lạc quan, chân thành và tài viết thư tình nồng nàn cùng tiếng kèn amonica bay bướm, chú Đàn đã có được tình cảm của chị Vinh. Hình ảnh chú Đàn, ông Năm Ve hiện lên trong tác phẩm là những người có dị tật ở bàn tay nhưng không làm cho bọn trẻ con trong xóm thấy khiếp sợ, ngược lại, những đứa trẻ còn gần gũi để nghe kể chuyện, nghe thổi kèn và đặc biệt hơn, bọn trẻ còn tự nguyện làm “cánh tay” đắc lực của họ để phụ giúp việc.

Cả con Pig, dù có tật ở tai, nhưng nó rất hiền, “nó không bao giờ giành ăn với bọn tôi. Không phải là nó không muốn mà là nó không dám. Nó chỉ “có thói quen ngồi trước hiên nhà, nhìn cuộc đời qua cánh cổng gỗ… ngày nào nó cũng ngồi chết gí một chỗ mê mẩn ngắm phố phường” [22;121]. Batô nhận định: “Ngắm phố, với con Pig cũng là một cách hưởng thụ cuộc sống” [22;123] chứ không chạy nhảy, cắn nhau, giành ăn… như những con chó khác. Hay như lời mẹ chị Ni thì “Pig là con chó anh hùng!” vì “Hôm đó nếu không có con Pig chống cự, mấy con chó nhà mình chắc không đứa nào sống sót” [22;191].

Mặc dù cùng xây dựng hình tượng nhân vật dị biệt với những bất thường về nhân hình do những “sai lỗi” của tạo hóa, nhưng những nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật dị biệt trong sáng tác của nguyễn nhật ánh (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)