6. Cấu trúc luận văn
3.3.1. Kết cấu cốt truyện tuyến tính
Kết cấu cốt truyện theo trật tự tuyến tính là cách tổ chức, sắp xếp các thành phần cốt truyện theo trật tự trước sau và theo sự vận động đi lên của thời gian. Các sự kiện, các thành phần cốt truyện tiếp nối nhau, móc xích vào nhau và quan hệ mật thiết với nhau, theo kiểu cái trước xuất hiện để làm tiền đề cho cái sau, cái sau ra đời là bởi cái trước, từ cái trước, và là hệ quả của cái trước. Đây là cách kết cấu cốt truyện truyền thống, phổ biến nhất trong xây dựng tác phẩm văn học.
thường là thời gian hiện tại, từ hiện tại đi đến tương lai. Từ thời điểm hiện tại, cốt truyện sẽ được phát triển theo tuyến tính. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là tác phẩm có cốt truyện như vậy. Tác phẩm với 81 phần với phần mở đầu là “Hoa tay”, kể về việc chú Đàn xem hoa tay cho anh em Thiều. Sau đó là hàng loạt các nhân vật xuất hiện, mỗi nhân vật là một câu chuyện riêng, được tác giả đánh số rõ ràng, từ câu chuyện về chú Đàn, chị Vinh, thằng Tường, con Mận, con Xin, thằng Sơn, thằng Dưa, ông Năm Ve, ông Tám Tàng, con Nhi… và kết thúc với phần 81 – “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”. Diễn biến câu chuyện được kể theo trình tự thời gian, từ hiện tại tới tương lai, một cách trật tự. Bên cạnh những nhân vật khác, thì ở đầu câu chuyện, chú Đàn thích chị Vinh, nhưng không dám nói, chỉ “đứng ở gốc cây phượng trước nhà chị Vinh thổi acmonica suốt đêm”. Nhưng sau đó cả tháng trời, chú không còn thổi kèn dưới gôc cây phượng nữa, là vì “Chú bảo chị Vinh đã mê chú, chú không cần phản khản cổ “gặm bắp nướng” hằng đêm nữa”. Chị Vinh mê chú Đàn không chỉ nhờ tiếng kèn, mà chị mê chú vì những bức thư tình nồng nàn của chú. Thế nhưng oái ăm thay, thầy Nhãn lại không ủng hộ mối tình này, thầy “xách con roi mây đi lùng sục chú Đàn và chị Vinh”, khiến hai người trốn biệt. Để chị Vinh phải tìm cách nhắn thằng Dưa bịa ra câu chuyện chị bị nước cuốn. Và trong hiện tại, Thiều ngồi nghĩ ngợi vẩn vơ, nó mộng mơ về một tương lai xa xôi, ở đó những điều tốt đẹp đã xảy đến: “Tôi cũng nói luôn là khả năng chú Đàn và chị Vinh quay về làng là rất cao, tôi cũng đang thấp thỏm mong chờ ngày gặp lại hai người mà tôi đặc biệt yêu mến đó. Thằng Tường có lẽ mong chờ điều đó còn hơn cả tôi, nhưng nếu tính thêm thầy Nhãn và bà nội tôi nữa thì thằng Tường tụt xuống hàng thứ ba” [16, 371 – 372].
Ước mơ về một tương lai tươi sáng cho tất cả mọi người, trong đó có chú Đàn, có thằng Dưa, có ông Năm Ve, có Nhi của Thiều như một lời khẳng định về số phận tương lai của các nhân vật. Dù họ là ai, dù có khác biệt với
những người bình thường khác như thế nào, tất cả họ đều cần một cuộc sống bình yên, một kết thúc có hậu cho cuộc đời mình. Đó là giá trị nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm qua tác phẩm. Qua đó, cũng thấy được cái nhìn sâu sắc, nhân đạo, đầy cảm thông của ông trước cuộc đời, đặc biệt là với những số phận bất hạnh.
Với tác phẩm Thằng quỷ nhỏ cũng vậy. Quỳnh – một người bạn đặc biệt với biệt danh là “thằng quỷ nhỏ”, luôn bị bạn bè cùng lớp trêu chọc, bắt đem ra làm trò vui, chịu đủ trò ức hiếp nhưng chỉ có thể im lặng. Quỳnh một mình một chiến tuyến, chiến đấu với những người bạn trong lớp cho đến ngày gặp Nga – cô bạn cùng bàn mới chuyển đến. Nga hiền lành, dịu dàng, và là người duy nhất không những không chọc Quỳnh, mà còn bênh vực khi Quỳnh bị bắt nạt. Nga cảm thông với ngoại hình của Quỳnh. Điều đó làm anh ngạc nhiên, và sung sướng. Tình bạn ấy sẽ thật đẹp nếu không có sự xuất hiện của Luận và Khải. Luận là bạn cùng lớp, hay chọc ghẹo Quỳnh, bày trò phá Quỳnh. Khải là hàng xóm nhà Nga, đem lòng cảm mến cô bạn gần nhà nhưng Nga lại chẳng hề cảm kích. Trong khi đó, Quỳnh lại tặng Nga những thứ Nga thích nhờ Ngoạn - em trai của Nga. Cùng là yêu thầm nhưng một bên tặng những thứ Nga không thích, và một bên tặng những thứ Nga thích, khiến Nga ngày càng xa cách với Khải và thân với Quỳnh. Câu chuyện cứ thế diễn ra theo trình tự thời gian, một cách nhẹ nhàng mà không hề nhàm chán. Đọc Thằng quỷ nhỏ, độc giả có thể cảm nhận được sự trong sáng, chân thành của tình bạn tuổi học trò; để thấy mình trong đó; để cảm thông cho một nhân vật Quỳnh lớn lên trong nghèo khó nhưng nhân hậu, giỏi giang; để lắc đầu trách một Luận hiếu thắng, thích bày trò bắt nạt bạn bè. Để rồi đến cuối truyện, chúng ta sẽ gật gù hài lòng khi Luận biết xin lỗi, giúp đỡ, và gần gũi Quỳnh. Đọc xong Thằng quỷ nhỏ, hẳn ai trong chúng ta
cũng đều sẽ nhớ, trong mỗi lớp đều có một đối tượng kì lạ luôn bị bạn bè trêu chọc, như Quỳnh. Để rồi bàng hoàng nhận ra thế nào là vô tâm, là day dứt, là tội lỗi, dù là một cách vô tình. Cho đến cuối cùng, Luận biết được hoàn cảnh khó khăn của Quỳnh và kịp thời xin lỗi, kịp thời sửa sai. Nga cũng luôn tìm cách an ủi, động viên Quỳnh, dù cô chẳng thể đáp lại tình cảm thầm lặng của cậu. Nhưng suy cho cùng, họ đã kịp trao nhau tình bạn quý báu kịp thời, để không ai phải hối tiếc…
Ưu thế dễ thấy nhất của lối kết cấu cốt truyện này là trong quá trình tường thuật lạ những sự việc, sự kiện theo chiều đi lên của thời gian và logic thực tế khách quan, cốt truyện dễ tạo ra những kịch tính, những bất ngờ, câu chuyện được kể trở nên nhanh hơn, vừa gây tò mò, vừa kích thích, lôi cuốn, hấp dẫn người đọc. Nhờ vậy, chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm được nêu bật. Đồng thời, kiểu kết cấu cốt truyện này cũng rất phù hợp với diễn biến tâm lí đầy phức tạp của những nhân vật dị biệt, từ đó tính cách của nhân vật được bộc lộ đầy đủ hoàn chỉnh, trọn vẹn. Qua đó hướng tư duy trẻ em theo mạch truyện, bởi chính lối kết cấu và xây dựng cốt truyện này phù hợp với sự tiếp nhận ở lứa tuổi mới lớn, dễ dàng cho các em trong việc tiếp nhận tác phẩm. Hơn hết, kết cấu cốt truyện tuyến tính thích hợp để kích thích tư duy phát triển của độc giả nhỏ tuổi. Đây là một trong những thành công lớn trong việc xây dựng cốt truyện của Nguyễn Nhật Ánh.