Kết cấu truyện lồng trong truyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật dị biệt trong sáng tác của nguyễn nhật ánh (Trang 82 - 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Kết cấu truyện lồng trong truyện

Trong quá trình tổ chức, sắp xếp cốt truyện, tác giả dùng thủ thuật lồng và ghép các truyện khác nhau về dung lượng, vai trò, vị trí, thời điểm xuất hiện của nó trong truyện lớn để tạo thành một cốt truyện kép, có kết cấu chặt cứng, bền vững. Đây là một kiểu kết cấu hiện đại, là kết quả của quá trình tìm tòi và sáng tạo nghệ thuật. Cũng có thể nói, đây là cách kết cấu có thể mang

đến những hiệu quả nghệ thuật lớn nhất, bất ngờ nhất trong các cách kết cấu. Cốt truyện được lồng ghép bởi các truyện nhỏ với nhau nhưng không hề rời rạc mà luôn có tính nhất quán từ đầu đến cuối nhằm thực hiện mục đích quan trọng của tác giả - giáo huấn, giáo dục. Đó là điểm tích cực nhất, là ưu thế mà chỉ có nó mới có thể tạo ra được đối với nhà văn nào biết sử dụng nó một cách tốt nhất.

Trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, những tác phẩm có kết cấu truyện lồng trong truyện quả thật chiếm một số lượng không hề nhỏ. Đây là kiểu kết cấu tương đối mới mẻ đối với truyện truyền thống ở Việt Nam. Ở kiểu kết cấu này, hai câu chuyện trong một truyện không những không tách rời mà còn được chêm xen vào nhau một cách linh hoạt, tạo ra ấn tượng về sự chân thực của câu chuyện được kể, nhờ đó, tạo sự sinh động, hấp dẫn cho truyện, hơn nữa, kéo độc giả lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn.

Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng là cuốn sách kể về cuộc sống của năm

chú chó với năm tính cách khác nhau, cùng sống chung dưới mái nhà của ba, mẹ, chị Ni và anh Nghé. Câu chuyện với năm chương, được kể ở ngôi thứ nhất, là của chú chó Batô – một trong năm chú chó xuất hiện trong tác phẩm này. Trong mỗi chương, mỗi nhân vật xuất hiện với những nét tính cách khác nhau, một câu chuyện khác nhau, đan lồng vào nhau. Nhưng chung quy lại, tất cả đều nằm trong một câu chuyện lớn - câu chuyện mà Batô đang kể. Mỗi chú chó hiện lên đều có những miêu tả rõ ràng để nhận diện, với những nét cá tính không thể nhầm lẫn với nhau. Suku là chú chó đực duy nhất, rất đáng yêu và có tật hay cắn bậy. Haili lại là chú chó thâu tóm mọi quyền lực trong nhà, uyển chuyển, điệu đà. Êmê lại là chú chó không khỏe nhất, không có hàm răng sắc nhất, nhưng lại là chú chó bình đẳng nhất. Pig lại thuộc giống chó săn, nhưng những kí ức bị tổn thương từ thời thơ ấu khiến chú chó có cái tai

cụp nhút nhát, nhưng khi cần lại không quản nguy hiểm để “giải cứu” cho những chú chó khác. Còn Batô, theo cảm nhận của bạn đọc, lại là chú chó trưởng thành nhất, không có ngoại hình đặc biệt, nhưng lại đóng vai trò quan trọng, như một mắt xích kết nối những chú chó trong nhà lại với nhau. Dù có những tính cách khác nhau, dù có tham vọng và ước muốn, nhưng những chú chó đều là “chó một nhà”, hễ bất cứ ai bị bắt nạt thì những con còn lại sẽ xông ra và liều mạng bảo vệ. Qua những câu chuyện riêng của từng chú chó, chúng học được rằng, mỗi thành viên trong gia đình hãy bao dung cho khuyết điểm của người khác, vì họ mới chính là người thân của mình, là người sẽ bảo vệ và yêu thương mình hết mực, thậm chí bằng cả tính mạng của họ.

Xuyên suốt tác phẩm là giọng văn nhẹ nhàng, tha thiết, nhiều đoạn như tâm tình, nhưng khi đọc, bạn đọc sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc: sẽ bật cười trước những miêu tả dí dỏm của Batô về ngôn ngữ của loài chó; một chút khó chịu thoáng qua khi đọc đến những “thói hư tật xấu” của từng chú chó; và nghẹn ngào xúc động khi cùng với gia đình chị Ni và những chú chó quay quần bên Pig khi biết rằng Pig có thể rời xa cuộc đời này bất kì lúc nào… Từng câu chuyện, từng lời kể của Batô đều nhẹ nhàng, bình thản, nhưng rất giàu hình ảnh và cảm xúc khiến bất cứ ai cũng xao động, đặc biệt là đối với những ai yêu thương, và từng xem một con vật như một thành viên trong gia đình.

Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, những con vật tự nói về cuộc sống

của mình, thông qua chú chó Batô, nhưng đọc nó, bạn đọc sẽ rút ra cho mình được nhiều bài học trong cuộc sống, và quan trọng hơn cả, đó là bài học biết yêu thương đồng loại của mình, và biết yêu thương cả những điểm khác biệt của họ.

khía cạnh khác nhau, từ đó những phẩm chất, tính cách cũng được bộc lộ một cách tự nhiên. Thông qua đó, phần nào hướng cho các em thiếu nhi nói riêng cũng như người đọc nói chung đến việc nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống. Mặt khác, sự đan cài hai hay nhiều câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo nên sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho những nhân vật dị biệt (nhất là thế giới nội tâm của họ) được xem xét, nhìn nhận dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn. Đây chính là thế mạnh của kết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại.

Tiểu kết chương 3

Nhìn từ phương thức thể hiện, các nhân vật dị biệt trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh được xây dựng với nhiều cách tân về nghệ thuật. Để làm nổi bật chân dung và tính cách nhân vật dị biệt trong sáng tác của mình, tác giả đã sử dụng triệt để các thủ pháp nghệ thuật, từ giọng điệu hồn nhiên, tinh nghịch đến giọng điệu triết lý, suy tư; từ diễn trình vận động cốt truyện đến nghệ thuật tạo tình huống truyện; từ tổ chức kết cấu cốt truyện tuyến tính đến kết cấu cốt truyện lồng trong truyện. Qua đó, các nhân vật dị biệt hiện lên một cách sinh động, với đầy đủ những nét tính cách chân thật nhất.

KẾT LUẬN

1. Trong dòng văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Nhật Ánh là cái tên nổi bật với rất nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi. Ông tạo riêng cho mình một chiếc thuyền độc đáo, băng qua mọi thác ghềnh của thời gian, đưa độc giả mọi lứa tuổi trởi về với khung trời bình yên của những ngày thơ bé. Những tác phẩm của ông nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc, không chỉ bạn đọc nhỏ tuổi mà còn với cả những độc giả đã đến tuổi trưởng thành. Với văn học thiếu nhi Việt Nam, Nguyễn Nhật Ánh như một “thương hiệu” lớn được đảm bảo bằng nhiều giải thưởng, nhiều kỉ lục về số lượng tác phẩm xuất bản và tái bản. Trong hơn ba mươi năm cầm bút viết cho thiếu nhi với hơn một trăm tác phẩm, Nguyễn Nhật Ánh là nhà văn thiếu nhi đương đại hiếm hoi xuất hiện nhiều trong các đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đại học, học viên cao học. Ông như một “hiện tượng tác giả” đặc biệt nhất. Trong sáng tác của mình, ông đề cập đến nhiều kiểu nhân vật khác nhau, với những nét tính cách khác nhau. Và kiểu nhân vật dị biệt xuất hiện trong các sáng tác của ông như một làn gió mới, thổi bay những quan niệm cũ kĩ, gò bó về con người trong cuộc sống.

2. Bằng vốn sống và trải nghiệm của mình, Nguyễn Nhật Ánh mang đến cho bạn đọc các tiếp cận đời sống một cách toàn diện hơn, có cái nhìn con người đa diện, và nhân văn hơn qua các nhân vật dị biệt. Nếu A. Saint – Exuperu là người có biệt tài khơi gợi những triết lí sâu xa từ những câu chuyện nhỏ bé, thì Nguyễn Nhật Ánh lại là người biết cách biến những bi kịch trong cuộc đời mỗi người thành một nụ cười dịu nhẹ. Văn chương của ông mang đầy những nỗi buồn của những người bạn khác biệt về thân phận, địa vị, và cả những khác biệt trên hình hài. Đặc biệt, nhà văn hướng ngòi bút của mình đến những con người mang những nét dị biệt cả về ngoại

hình lẫn tính cách, tâm lí. Nguyễn Nhật Ánh quan niệm nhà văn viết cho thiếu nhi đồng thời cũng là một nhà giáo dục. Cùng với ý thức tự đổi mới trước dòng chảy văn học thời kì Đổi mới và Hội nhập, ông mang đến cho các em những trang văn mới mẻ, nhưng chân thực và trong sáng. Vượt lên trên văn học truyền thống, ông để những cái dị thường, biệt lập được chấp nhận, được công nhận, chứ không phải là sự xa lánh, biệt lập. Để độc giả sau khi đọc tác phẩm, một lúc nào đó trong cuộc sống thường nhật bộn bề của mình, họ bắt gặp một kẻ dị thường giữa đám đông, họ sẽ nhớ ra câu chuyện đã đọc từ thuở ấu thơ, để rồi nhìn nhận họ như những người bình thường khác trong cuộc sống.

3. Để xây dựng thành công nhân vật dị biệt, Nguyễn Nhật Ánh chọn cho mình một hình thức nghệ thuật độc đáo, thể hiện một cách phù hợp nhất nội dung tác phẩm. Ông vận dụng linh hoạt các thủ pháp nghệ thuật, lựa chọn và sắp đặt các chi tiết một cách sáng tạo. Bằng giọng điệu linh hoạt; cốt truyện chân thực, thuyết phục; và tổ chức kết cấu hợp lí trong việc xây dựng nhân vật dị biệt, Nguyễn Nhật Ánh đã hoàn toàn chinh phục bạn đọc nhiều lứa tuổi. Mỗi nhân vật hiện lên đều có tên tuổi rõ ràng, được tác giả miêu tả một cách chi tiết cả về hình dáng bên ngoài lẫn nội tâm, tính cách bên trong. Bằng sự thay đổi về cách nhìn nhận con người, mỗi nhân vật hiện lên hoàn toàn mới lạ, không ai giống ai, nhưng lại không hề xa lạ, lại mang đầy tính nhân văn. Với việc miêu tả hàng loạt các nhân vật dị biệt trong các sáng tác của mình, Nguyễn Nhật Ánh dường như muốn cho người đọc hiểu thêm về sự khác lạ chiều sâu bí ẩn trong tâm lí con người, những nhân vật ấy khơi gợi lên trong lòng độc giả sự cảm thông, chia sẻ, cùng cách nhìn nhận con người trên nhiều phương diện trong cuộc sống. Điều đó làm nên chiều sâu, góc cạnh và tính đa diện cho tác phẩm. Cũng từ đó, hình thành cho trẻ thơ những trải nghiệm đa dạng của cảm xúc, từ đó làm rộng rãi và sâu sắc hơn cho tâm hồn

của các em. Đây là một trong những đóng góp quan trọng của Nguyễn Nhật Ánh trong văn học thiếu nhi nói riêng, và văn học Việt Nam nói chung.

4. Đề tài luận văn Nhân vật dị biệt trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh được chúng tôi nghiên cứu với mong muốn tìm hiểu các nhân vật trong truyện Nguyễn Nhật Ánh, đặc biệt là các nhân vật dị biệt. Qua đó, phần nào tìm ra những đóng góp mới của ông đối với nền văn học nước nhà, đồng thời khẳng định quan niệm và tư tưởng thẩm mĩ của văn học thiếu nhi trong thời kì đổi mới và hội nhập. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn, người viết có ý thức nhưng chưa giải quyết triệt để hết, nếu có thêm điều kiện và thời gian, tôi mong muốn có thể khảo sát, nghiên cứu thêm ở những tác phẩm khác để có thể giải quyết triệt để vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Nhật Ánh (1982), Trước vòng chung kết, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh [2]. Nguyễn Nhật Ánh (1984) Thành phố tháng tư (in chung với Lê Thị

Kim), NXB Măng non, TP. Hồ Chí Minh.

[3]. Nguyễn Nhật Ánh (2002) Hạ đỏ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[4]. Nguyễn Nhật Ánh (2002), Thằng quỷ nhỏ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [5]. Nguyễn Nhật Ánh (2006) Kính vạn hoa, tập 1, NXB Kim Đồng, Hà Nội. [6]. Nguyễn Nhật Ánh (2006), Kính vạn hoa, tập 2, NXB Kim Đồng, Hà Nội. [7]. Nguyễn Nhật Ánh (2006), Kính vạn hoa, tập 3, NXB Kim Đồng, Hà Nội. [8]. Nguyễn Nhật Ánh (2006), Kính vạn hoa, tập 4, NXB Kim Đồng, Hà Nội. [9]. Nguyễn Nhật Ánh (2006), Kính vạn hoa, tập 5, NXB Kim Đồng, Hà Nội. [10]. Nguyễn Nhật Ánh (2007), Chuyện xứ Lang Biang, NXB Trẻ, TP. Hồ

Chí Minh.

[11]. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[12]. Nguyễn Nhật Ánh (2009), Đảo mộng mơ, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [13]. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Cô gái đến từ hôm qua, NXB Trẻ, TP. Hồ

Chí Minh.

[14]. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Kính vạn hoa, tập 6, NXB Kim Đồng, Hà Nội. [15]. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Mắt biếc, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[16]. Nguyễn Nhật Ánh (2010), Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[17]. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Ngồi khóc trên cây, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [18]. Nguyễn Nhật Ánh (2014), Chúc một ngày tốt lành, NXB Trẻ, TP. Hồ

Chí Minh.

[19]. Nguyễn Nhật Ánh (tái bản 2014), Chuyện cổ tích dành cho người lớn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[20]. Nguyễn Nhật Ánh (2015), Tôi là Bê tô, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [21]. Nguyễn Nhật Ánh (tái bản 2015), Trước vòng chung kết, NXB Trẻ, TP.

Hồ Chí Minh.

[22]. Nguyễn Nhật Ánh (2016), Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[23]. Nguyễn Nhật Ánh (tái bản 2017), Những cô em gái, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[24].Nguyễn Nhật Ánh (tái bản 2017), Quán Gò đi lên, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[25]. Nguyễn Nhật Ánh (tái bản 2018), Bàn có năm chỗ ngồi, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh

[26]. Nguyễn Nhật Ánh (tái bản 2018), Phòng trọ ba người, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[27]. Nguyễn Nhật Ánh (2018), Cảm ơn người lớn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [28]. Thái Phan Vàng Anh (2013), “Nguyễn Nhật Ánh, người kể chuyện của

thiếu nhi”, Tạp chí Nghiên cứu sáng tác phê bình văn hóa, văn học nghệ thuật, (số187), tr. 2-5.

[29]. Lê Huy Bắc (2015), “Nguyễn Nhật Ánh và truyện thiếu nhi”, Nguyễn Nhật

Ánh hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.39-49.

[30]. Phạm Thị Bền (2005), Thế giới trẻ thơ qua cách nhìn của Nguyễn Nhật Ánh trong bộ truyện Kính vạn hoa, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành văn học Việt Nam, Trường đại học sư phạm Hà Nội. [31]. Nam Cao (tái bản 2013), Đôi mắt, NXB Văn học, Hà Nội.

[32]. Nam Cao (tái bản 2014), Chí Phèo, NXB Văn học, Hà Nội.

[33]. Phan Cự Đệ (2008), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb. Giáo dục Việt Nam. [34]. Hoàng Hương Giang (2011), Cảm hứng hướng về tuổi thơ trong truyện

ngành Văn học Việt Nam, trường Đại học Vinh.

[35]. Phạm Thị Hằng, (2015), “Nhân vật dị biệt trong sáng tác Nguyễn Nhật Ánh”, Nguyễn Nhật Ánh hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 75-94.

[36]. Nguyễn Thị Thúy Hằng, (2013), Thế giới trẻ thơ trong truyện Nguyễn

Nhật Ánh, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn

học Việt Nam, Trường đại học Quy Nhơn.

[37]. Tô Hoài (tái bản 2014), Dế Mèn phiêu lưu ký, NXB Kim Đồng, Hà Nội. [38]. Nguyên Hồng (1985), Những ngày thơ ấu, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội [39]. Vân Hồng (2015), “Kính vạn hoa – phép lạ giữa đời thường”, Nguyễn Nhật

Ánh trong mắt đồng nghiệp, NXB, TP. Hồ Chí Minh, tr. 40 – 43.

[40]. Văn Hồng (2015), “Nguyễn Nhật Ánh - một mình một chợ”, Nguyễn Nhật

Ánh trong mắt đồng nghiệp, NXB, TP. Hồ Chí Minh, tr. 79 – 85.

[41]. Victor Huygo (2010), Nhà thờ đức bà Pari, Nhị Ca dịch, NXB. Văn học, Hà Nội.

[42]. Lê Nhật Ký (2015), “Nguyễn Nhật Ánh giữa cuộc chiến không cân sức”,

Nguyễn Nhật Ánh, hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà

Nội, tr. 101-108

[43]. Lê Phương Liên, (2009), Viết cho thiếu nhi là viết cho tương lai, https://vietnamdatnuoctoiyeu.com/showthread.php?t=2281&langid= 2, ngày 24/7.

[44]. Phương Lựu (chủ biên) (2003), Lý luận văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [45]. Lã Thị Bắc Lý (2000), Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975, NXB Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

[46]. Lã Thị Bắc Lý (2012), Văn học thiếu nhi Việt Nam từ đầu đổi mới,

[47]. Lã Thị Bắc Lý (2015), “Nguyễn Nhật Ánh người giữ lửa cho văn học thiếu nhi”, Nguyễn Nhật Ánh hiệp sĩ của tuổi thơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 14-28.

[48]. Lã Thị Bắc Lý (2017), Cảm nhận về văn học thiếu nhi Việt Nam đầu thế kỉ XXI, http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/cam-nhan-ve-van-hoc- thieu-nhi-viet-nam-dau-the-ky-xxi-1503153653.html,ngày 18/6. [49]. Lã Thị Bắc Lý (2018), “Nhân vật dị biệt trong văn học thiếu nhi thời kỳ

đổi mới và hội nhập”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học – Nghệ thuật, số 12, 2018, tr. 37 – 42.

[50]. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của

nhà văn, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

[51]. Nhiều tác giả (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, Hà Nội. [52]. Nhiều tác giả (2014), Nguyễn Nhật Ánh và tôi (Nguyễn Minh Nhụt, Lê

Hoàng Anh biên soạn), NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

[53]. Nhiều tác giả (2015), Nguyễn Nhật Ánh hiệp sĩ của tuổi thơ (Lã Thị Bắc Lý, Văn Giá tổ chức bản thảo), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật dị biệt trong sáng tác của nguyễn nhật ánh (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)