6. Cấu trúc luận văn
3.1.1. Giọng điệu hồn nhiên, tinh nghịch
Trong cuộc sống, giọng điệu được hiểu như lời nói, như giọng nói của mỗi người, phản ánh được thái độ, tư tưởng, tình cảm, cách đánh giá nhất định. Còn trong văn học, giọng điệu có vai trò rất lớn trong việc xây dựng tính cách nhân vật cũng như phong cách nhà văn. Đặc biệt, qua giọng điệu của những nhân vật dị biệt, tác giả cho người đọc thấy rõ quan điểm, tư tưởng, cách nhìn, cách cảm của nhà văn đối với những nhân vật của mình.
Những nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh có một giọng điệu riêng làm nên phong cách trong những trang văn của mình, đó là giọng điệu hồn nhiên, tinh nghịch, hài hước, hóm hỉnh. Cái hay của giọng điệu này là tạo ra được tiếng cười sảng khoái, hồn nhiên qua cách sử dụng những khẩu ngữ, những tình huống, những biện pháp so sánh của tác giả. Nhờ đó, người đọc có được những phút giây thư giãn, bên cạnh đó còn giảm đi sự nhàm chán, rời rạc trong truyện. Trong mỗi trang văn của mình, ông đều tạo cảm
giác hồn nhiên, vui vẻ, hài hước, rất phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi mới lớn. Và qua đó, người đọc cũng dễ dàng thấy được sự ngộ nghĩnh, đáng yêu trong suy nghĩ, và hành động của nhân vật.
Những nhân vật dị biệt trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh, đôi khi xuất hiện trên những trang văn với giọng điệu hài hước, hồn nhiên, tinh nghịch khiến độc giả nhiều lần không khỏi bật cười. Chính sự hồn nhiên, tinh nghịch và hài hước ấy đã gây hứng thú, tạo tiếng cười cho người đọc, giúp người đọc xa rời những toan tính, vụ lợi, trở về với sự hồn nhiên, trong trẻo của tuổi thơ. Cũng có thể nhận thấy rằng, chính giọng điệu hồn nhiên, hóm hỉnh, hài hước giúp nhà văn thể hiện được một cách rõ nét nhất thế giới xung quanh các em, ðể có thể thấy, ẩn sau những con ngýời mang những khác biệt về hình hài, họ vẫn là những nhân vật rất đời thường, rất “người”. Nhân vật Hoa trong Mười lăm ngọn nến là một trong những nhân vật như thế. Dù không nói được, nhưng người đọc bắt gặp được hình ảnh một cô bé hồn nhiên, ngây thơ, trong trẻo, qua cuộc hội thoại trên giấy ngắn ngủi giữa em và bộ ba Quý Ròm, Tiểu Long, Hạnh. Hay Hồng Hà trong Những cô em gái đã vô cùng lém lỉnh: “Mày… mày… thông minh lắm”, khi Khoa phát hiện ra tên của mình chỉ có một chữ “Hồng” chứ không phải hai chữ “Hồng”. Hay để trêu người bạn cùng bàn của mình: “Mày… mày đang thương con nhỏ nào phải không?”. Khi Khoa không nhận, bảo Hồng Hà “Bậy!” anh vẫn không chịu nhận là mình “bậy” mà hỏi hàng loạt những câu hỏi dò xét: “Em… em thằng Đông Anh hở?”; “Em… em thằng Bội hở?”; “Hay... hay em thằng Diên?”; “A, vậy… vậy là em thằng Minh Khôi rồi?”. Theo lời của Hồng Hà thì anh dò hỏi như vậy là để “tỏ tình giúp” bạn, để rồi sau khi bị chọc ngay điểm yếu, Hồng Hà lại bối rối cười: “Ờ há! Tao… tao quên béng mất chuyện đó”. Cũng có khi, anh nghịch ngợm, cười tít mắt so sánh khi nghe nhỏ Quyên trường Việt đẹp hơn em gái trường Tây: “Nhỏ Đinh
Lăng thua xa ngón… ngón chân út của nhỏ Quyên hở?” [23;121] khiến ai đọc xong cũng phải bật cười.
Hay thằng Dưa, mang vẻ ngoài còi đẹt, dù đã muời hai tuổi nhưng nhìn nhỏ xíu như đứa bé tám, chín tuổi. Nó nhỏ trong dáng hình, và cả trong suy nghĩ. Sợ bị giành mất chỗ ngồi, Dưa “gầm gừ”: “Tao xí chỗ trước, mày không được giành à nghe!”. Trong từng câu nói của mình, ở em đều toát lên sự hồn nhiên. Khi hai anh em Thiều và Tường dò hỏi chuyện của chị Vinh, dù được chị dặn không nói với ai, nhưng vô tình Dưa ngây ngô đã tiết lộ bí mật cho hai anh em Thiều:
- “Mày ra đây tao nói chuyện này hay lắm”. - “Chuyện gì vậy?” ...
- “Thì mày ra đây đi!”
- “Hai anh em mày định làm gì?” ...
- “Tao nói cho mày biết, em tao là “chim xanh” của chị Vinh và chú Đàn tao đó”.
- “Chim xanh?”
- “Chim xanh” là người đưa thư đặc biệt - Xưa nay chú Đàn tao và chị Vinh gửi thư cho nhau toàn do một tay thằng Tường… bất cứ bí mật gì chú Đàn cũng kể cho thằng Tường nghe hết á.”
- “Ờ há!”
- … “Mày khai thật đi! Tại sao mày bịa ra chuyện chị Vinh chết đuối?”
- “Tao nói tụi mày không được kể lại với ai đấy nhé!” [16;255 – 256].
hỏi nó được cho bao nhiêu để nói dối, Dưa trả lời nhẹ nhàng: “Tao giúp chị Vinh không phải vì tiền… Chị Vinh thương tao nhất. Tao cũng thương chị Vinh nhất” [16; 256]. Có thể thấy, dù có ngoại hình khác với bạn bè đồng trang lứa, dù luôn bị trêu chọc, nhưng cũng như bao nhiêu con người bình thường khác, em cũng biết yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ người khác. Và hơn hết, tận sâu bên trong tâm hồn, em cũng cần được yêu thương…
Theo Lã Thị Bắc Lý, nổi bật ở Nguyễn Nhật Ánh là tính dí dỏm, hài hước, lạc quan. Tính hài hước bắt nguồn từ thái độ lạc quan, nhẹ nhõm với cuộc đời: “Tôi quan niệm cuộc đời con người vốn éo le, chẳng việc gì mình phải bi kịch hóa nó thêm lần nữa. Nhìn mọi sự bằng con mắt hài hước, tôi cho rằng chúng ta sẽ thấy yêu đời hơn, vượt qua những nghịch cảnh cũng dễ dàng hơn...”. Có thể dễ hiểu lí do tại sao những nhân vật dù mang trong mình những dị biệt, mặc cảm nhưng tâm hồn họ lại lạc quan, lại nhẹ nhàng và an yên đến như vậy.
Tuy mang giọng điệu hồn nhiên, tinh nghịch, nhưng những nhân vật dị biệt trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh lại mang tính giáo dục rất cao. Đằng sau cô bé Hoa hồn nhiên là cả một nghị lực sống, cả một sự cố gắng không ngừng dù phải gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Hay đằng sau Hồng Hà, dù bị tật nói lắp bẩm sinh, là một người vô cùng giỏi, và để có được học lực giỏi, nhận được sự ngưỡng mộ của bạn bè, anh đã không ngừng cố gắng. Hơn hết, Hồng Hà còn là một người bạn rất chân tình, luôn giúp đỡ bạn bè mỗi khi cần. Nhờ vậy, những thông điệp giáo dục mà tác giả gửi gắm qua các nhân vật này dễ dàng đến với độc giả. Nguyễn Nhật Ánh viết bằng một cái nhìn âu yếm, bao dung, pha chút hóm hỉnh, khiến sự mộc mạc, chân thành của tình yêu đầu ngây thơ hiện hữu rõ nét trên trang sách. Và chính giọng điệu này, ngoài việc thể hiện tính cách nhân vật, cũng góp phần thể hiện sự hài hước, sáng tạo của tác giả.