Nội dung hoạt động tổ chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 29 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Nội dung hoạt động tổ chuyên môn

Căn cứ vào quy mô phát triển và nhiệm vụ của nhà trường, Hiệu trưởng quyết định thành lập các TCM để hoàn thiện bộ máy của nhà trường theo Điều lệ trường trung học.

TCM là đơn vị quản lý hành chính nhỏ nhất của nhà trường. Đứng đầu các tổ là tổ trưởng, giúp việc cho tổ trưởng là tổ phó. Tổ trưởng và tổ phó do Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm.

* Hoạt động của TCM trong trường học bao gồm:

- Hoạt động giảng dạy của giáo viên theo phân phối chương trình;

- Hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực học tập của học sinh khá giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém theo kế hoạch của nhà trường;

- Hoạt động tự học, bồi dưỡng theo chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên; - Hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm.

Ngoài các hoạt động trên, các thành viên trong tổ chuyên môn còn tham gia các công tác đoàn thể khác như: Công tác Công đoàn, công tác Đoàn thanh niên, công tác chủ nhiệm...

1.3.3. Nghiên cứu bài học và sinh hoạt Tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

1.3.3.1. Nghiên cứu bài học

Thuật ngữ “nghiên cứu bài học” có nguồn gốc trong lịch sử giáo dục Nhật Bản, từ thời Meiji (1868 - 1912), nó được xem như một biện pháp để nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên thông qua nghiên cứu, cải tiến từng bài học cụ thể. Cho đến nay, nghiên cứu bài học (NCBH) là một mô hình phát triển nghề nghiệp của giáo viên được sử dụng rộng rãi tại các trường học Nhật Bản, đã được giới thiệu ở nhiều quốc gia khác nhau như Mỹ, Đức, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Indonesia…

Ở Việt Nam, mô hình NCBH được đưa vào vận dụng thí điểm đầu tiên ở một số trường Tiểu học thuộc tỉnh Bắc Giang từ năm học 2006 - 2007 qua dự án “Nâng cao năng lực bồi dưỡng giáo viên theo cụm và quản lý nhà trường”

của tổ chức JICA - Nhật Bản; Tháng 3 năm 2013, Vụ Giáo dục Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị về Đổi mới sinh hoạt chuyên môn (SHCM) theo NCBH; Tháng 8 năm 2012, Bộ GD&ĐT triển khai

tập huấn cho CBQL về “Quản lý hoạt động đổi mới Phương pháp dạy học và

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trường THCS”, trong đó có đề cập đến vấn đề đổi mới sinh hoạt TCM theo hướng NCBH; Tháng 8 năm 2013, Bộ GD&ĐT triển khai tập huấn cho CBQL, TTCM của các Sở GD&ĐT về Hướng dẫn SHCM theo NCBH.

Việc triển khai mô hình NCBH đã được Bộ GD&ĐT tiếp tục chỉ đạo trong nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 và những năm tiếp theo. Trong Công

văn số: 4325/BGDĐT-GDTrH,ngày 01 tháng 9 năm 2016 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2016 - 2017 của Bộ GD&ĐT chỉ rõ: Các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; Tăng cường tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn trong trường và cụm trường về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá thông qua nghiên cứu bài học.

Nhiều tác giả đã nghiên cứu và đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về NCBH, tuy nhiên các định nghĩa có những điểm giống nhau và có thể hiểu: NCBH là quá trình GV cùng nhau nghiên cứu, học hỏi thực tế. Hoạt động này có kế hoạch, thực hiện thường xuyên, thông qua những bài học, môn học ở lớp nhằm nâng cao năng lực chuyên môn - nghiệp vụ gắn với đảm bảo cơ hội học tập và nâng cao chất lượng, hiệu quả việc học của từng học sinh.

1.3.3.2. Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học

Thực tế hiện nay, có rất nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ SHCM theo NCBH.

Theo Vũ Thị Sơn: “SHCM theo NCBH như một hình thức SHCM lấy

nghiên cứu, cải tiến thực tiễn làm phương tiện để tạo ra môi trường cho các giáo viên học tập từ chính quá trình cùng quan sát, phân tích và suy ngẫm về những cái diễn ra trong những giờ học thực” [33, tr.20].

SHCM theo NCBH là hoạt động GV cùng nhau học tập từ thực tế việc học của HS. Ở đó, GV cùng nhau thiết kế kế hoạch dạy học, cùng nhau dự giờ, quan sát, suy ngẫm và chia sẻ (tập trung chủ yếu vào việc học của học sinh) bài học. Đồng thời đưa ra những nhận xét về sự tác động của lời giảng, các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra có ảnh hưởng đến việc học của HS. Trên cơ sở đó, GV được chia sẻ, học tập lẫn nhau, rút kinh nghiệm và điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học vào bài học một cách hiệu quả.

SHCM theo NCBH là hoạt động sinh hoạt chuyên môn mà ở đó GV tập trung phân tích các vấn đề liên quan đến người học trong một bài học như: HS học bài học này như thế nào? HS đang gặp khó khăn gì khi học bài này? Nội dung và phương pháp dạy học trong bài này có phù hợp, có gây được hứng thú cho HS không? Kết quả học tập của HS có được cải thiện không? Cần điều chỉnh gì và điều chỉnh như thế nào?

Từ các quan điểm trên có thể thấy, khái niệm SHCM theo NCBH được hiểu một cách khá thống nhất, đó là:

SHCM theo NCBH không tập trung vào việc đánh giá giờ học, xếp loại giáo viên mà nhằm khuyến khích GV tìm ra nguyên nhân tại sao HS chưa đạt được kết quả như mong muốn và có biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học, tạo cơ hội cho HS được tham gia vào quá trình học tập; giúp GV chủ động điều chỉnh nội dung, PPDH phù hợp với đối tượng HS của lớp, của trường mình.

SHCM theo NCBH tạo ra cơ hội cho tất cả GV nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm và phát huy khả năng sáng tạo trong việc áp dụng các PPDH thông qua việc dự giờ, trao đổi, thảo luận, chia sẻ sau dự giờ.

1.4. Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường Trung hoc phổ thông

1.4.1. Vai trò của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn

Tại khoản 1, Điều 54 Luật giáo dục ghi rõ: “Hiệu trưởng là người chịu

trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. Ở Khoản 1, Điều 58 Luật giáo dục cũng

nêu rõ nhà trường có nhiệm vụ: “Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động

giáo dục khác theo mục tiêu chương trình giáo dục”.

Điều đó có nghĩa là quản lý nhà trường chủ yếu là quản lý hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục khác. Để làm tốt nhiệm vụ quản lý, Hiệu trưởng phải là người am hiểu chương trình các môn học, nắm vững phương pháp đặc trưng của từng bộ môn, thường xuyên cập nhật những văn bản hướng dẫn, chỉ

đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa, nội dung phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là thường xuyên cập nhật kiến thức và thành tựu khoa học về đổi mới PPDH, về khoa học giáo dục để chỉ đạo việc học tập phù hợp với điều kiện nhà trường. Hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức, chỉ đạo TCM thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của TCM, từ đó thúc đẩy quá trình dạy và học trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)