Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 102 - 104)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.5. Đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn theo

hướng áp dụng mô hình NCBH

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Kiểm tra, đánh giá là chức năng quan trọng của công tác quản lý hoạt động TCM theo NCBH trong nhà trường. Việc tăng cường KTĐG hoạt động TCM theo NCBH có ý nghĩa rất lớn đối với quản lý nhà trường nói chung và công tác quản lý TCM nói riêng. Qua KTĐG, TTCM có thể xác định mức độ đạt được của mục tiêu cũng như hiệu quả của việc quản lý. Những nội dung, công việc gì đã làm tốt, những gì còn hạn chế, bất cập. Từ đó có thể có những tác động quản lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường mình.

Trong quá trình kiểm tra, đánh giá hoạt động TCM theo NCBH, người TTCM cũng cần xác định: KTĐG không nhằm xếp loại GV mà nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động TCM theo NCBH khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động TCM theo NCBH theo tiến trình thời gian trong năm học.

Thực hiện tốt kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động TCM theo NCBH và có điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo NCBH được diễn ra theo đúng kế hoạch, đúng quy trình.

Đánh giá hiệu quả của NCBH đối với việc nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo cho hoạt động TCM theo NCBH.

3.2.5.3. Cách tiến hành biện pháp

Các tiêu chí đánh giá đưa ra phải rõ ràng, cụ thể. Chẳng hạn như: Mỗi Tổ bộ môn phải có bao nhiêu buổi SHCM theo NCBH/tháng? Có bao nhiêu GV

đăng ký thiết kế bài dạy minh họa/học kỳ? Tránh những tiêu chí chung chung hay những tiêu chí quá khó mà trong quá trình SHCM theo NCBH không thể thực hiện được.

Đầu năm học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch, các tiêu chí đánh giá và công bố cho các TCM và GV. Trong đó có phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động của các TCM, cá nhân khác có liên quan đến quá trình kiểm tra. Mặt khác, GV cũng cần căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, đánh giá để có kế hoạch xây dựng kế hoạch bài dạy và tiến hành nghiên cứu bài học phù hợp với kế hoạch KTĐG đã được công bố.

Tổ chức kiểm tra đánh giá cần phối hợp chặt chẽ các hình thức kiểm tra giữa trực tiếp và gián tiếp, giữa thường xuyên và đột xuất… Khi có kết quả đánh giá cần thực hiện hành động điều chỉnh hoặc phát huy, hoặc uốn nắn, hoặc xử lý để cho quá trình thực hiện tiếp theo được tốt hơn.

Trong mỗi buổi SHCM theo NCBH, TTCM cần yêu cầu GV ghi chép một cách cẩn thận những vấn đề cơ bản trong quá trình nghiên cứu bài học. Đặc biệt là những bài học mà bản thân GV rút ra được trong quá trình tham gia nghiên cứu bài học, hoặc những ý tưởng sáng tạo nhằm cải tiến bài dạy đó. Thông qua việc ghi chép ấy, GV nắm vững được quy trình NCBH, nhận thức được những lợi ích của NCBH, đồng thời tìm được nguyên nhân làm cản trở hứng thú học tập của HS. Từ đó, có những biện pháp cải tiến bài dạy nhằm tăng cường hứng thú học tập của HS và từng bước cải thiện chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Đối với hoạt động dạy, cần thu thập, quan sát sự cải thiện tay nghề và mối quan hệ đồng nghiệp của GV trong tổ để có những điều chỉnh, tác động cho phù hợp như: tăng cường tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về NCBH; cử GV cốt cán đi tập huấn… Đối với hoạt động học: cần kiểm tra, đánh giá và thu thập phản hồi của HS sau khi đưa các bài học nghiên cứu vào

trong thực tế giảng dạy hằng ngày. Từ đó, có thể điều chỉnh hoặc tiến hành nghiên cứu lại bài học nếu như bài học đã thực hiện không mang lại hiệu quả.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để kiểm tra, đánh giá những hiệu quả trong quá trình SHCM theo NCBH cần đảm bảo một số điều kiện sau:

Thứ nhất, cần thực sự thấm nhuần triết lý kiểm tra, đánh giá SHCM theo NCBH đó là: KTĐG không nhằm xếp loại GV (nhóm GV) mà nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường. KTĐG cần đi đôi với quá trình không ngừng cải tiến chất lượng của từng bài học đã nghiên cứu.

Thứ hai, cần phối hợp các hình thức trong kiểm tra, đánh giá SHCM theo NCBH giữa kiểm tra trực tiếp và gián tiếp, giữa thường xuyên và đột xuất.

3.2.6. Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động TCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)