8. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Từ kết quả khảo sát và phân tích thực trạng quản lý hoạt động của TCM ở các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên cho thấy, đội ngũ CBQL đã có nhiều cố gắng để quản lý hoạt động của TCM một cách thiết thực, hiệu quả. Trong số những biện pháp Hiệu trưởng các trường đưa ra áp dụng, thực hiện, có những biện pháp đạt hiệu quả cao, mang lại tác động tích cực trong công tác quản lý. Tuy nhiên, cũng có một số biện pháp hiệu quả còn thấp hoặc chưa thật sự hiệu quả. Điều này do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu là việc tổ chức thực hiện và phối hợp các biện pháp chưa đồng bộ.
Thực tế qua khảo sát cho thấy rằng: Quản lý hoạt động của TCM nếu không có kế hoạch cụ thể, chi tiết thì không thể có những biện pháp quản lý toàn diện các nội dung, các hoạt động một cách tích cực, mà thường chỉ là những biện pháp mang nặng tính hành chính. Trong quá trình quản lý các hoạt động trong nhà trường, sử dụng kinh nghiệm là một yếu tố quan trọng của người quản lý. Nhưng chỉ với kinh nghiệm không chưa đủ, bởi lẽ những kinh nghiệm quản lý nếu không được vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt mà chỉ thực hiện một cách máy móc thì việc áp dụng sẽ không có hiệu quả hoặc đem lại hiệu quả thấp, thậm chí còn ảnh hưởng không tốt tới các hoạt động khác trong nhà trường. Vì vậy, để đề ra được các biện pháp quản lý hoạt động TCM thực sự hiệu quả, người quản lý phải căn cứ vào thực trạng của nhà trường để từ đó có được các biện pháp quản lý phù hợp, khoa học, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hoạt động
của TCM một cách tốt nhất. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra là các biện pháp phải mang tính thực tiễn.