Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 104 - 107)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.6. Chỉ đạo đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động của TCM là hoạt động trung tâm của nhà trường, chất lượng Giáo dục - Đào tạo phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của TCM. Đảm bảo các điều kiện hoạt động cho các TCM chính là biện pháp tối ưu để nâng cao chất lượng hoạt động của TCM tiến tới nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong các nhà trường.

Môi trường và động lực làm việc là yếu tố vô cùng quan trọng trong bất kỳ một tổ chức nào. Đặc biệt là TCM, khi tiến hành các hoạt động chuyên môn theo NCBH thì điều này càng trở nên quan trọng. Bởi lẽ, NCBH là một mô hình SHCM khá mới mẻ đối với nhiều trường THPT, nên dễ gây ra tâm lý chán nản, hoài nghi về tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên, khi có một môi trường làm việc thoải mái, phù hợp thì người dự giờ sẽ từ bỏ được thói quen quan sát việc dạy của GV mà thay vào đó, người dự và người dạy sẽ cùng có đích chung là hướng đến là việc học, việc tiếp thu của HS mình. Đó cũng chính là cái đích mà PPDH theo hướng NCBH đề cập đến.

3.2.6.2. Nội dung của biện pháp

Vấn đề phương tiện được đề cập đến ở đây bao gồm hai khía cạnh: cả các phương tiện dạy học dùng cho mỗi GV và phương tiện cần thiết cho sinh hoạt, nghiên cứu chuyên môn của TCM.

Đối với GV, phương tiện dạy học là toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phục vụ việc giảng dạy và học tập. Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ, việc áp dụng công nghệ thông tin hiện đại vào việc dạy và học, đặc biệt là Internet sẽ tạo ra một cuộc cách mạng về phương pháp giảng dạy và học tập.

Hiệu trưởng tham mưu các cấp hoặc bằng nhiều phương pháp để huy động xã hội hóa giáo dục. Từ đó trang bị cho các TCM những thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng đầy đủ các phòng chức năng phục vụ cho giảng dạy và học tập. Bố trí phòng họp cho các TCM để thuận tiện trong việc SHCM, xây dựng thư viện đạt chuẩn.

Xây dựng văn hóa học tập trong TCM: Trong mỗi nhà trường, cần xây dựng TCM thành tổ chức có văn hóa nhằm mục đích học tập suốt đời. Việc hình thành văn hóa học tập trong TCM không chỉ nâng cao năng lực cho GV mà còn là tấm gương tốt để các em học sinh có thể học tập và noi theo.

3.2.6.3. Cách tiến hành biện pháp

Tìm hiểu thực tế các trường THPT trên địa bàn huyện Tây Hòa, chúng tôi nhận thấy chỉ có 01 trong số 03 trường có phòng dành riêng cho sinh hoạt chuyên môn của TCM. Mỗi lần họp, phần lớn các tổ phải sử dụng phòng học của các lớp hoặc một số phòng chức năng khác. Sở dĩ như vậy là bởi, điều kiện cơ sở vật chất của các trường hiện tại còn nhiều khó khăn, chủ yếu ưu tiên cho việc xây dựng các phòng chức năng khác.

Hiệu trưởng ưu tiên cho việc xây dựng phòng chuyên môn cho các TCM, đây là nơi hết sức cần thiết cho hoạt động của một tập thể. Một phòng chuyên

môn được bài trí ngăn nắp, khoa học, được trang bị những đồ dùng và các phương tiện kĩ thuật tối thiểu như: bàn ghế, tủ đựng tài liệu, điện thoại, máy vi tính nối mạng Internet... sẽ tạo được không gian riêng biệt để các tổ sinh hoạt chuyên môn. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để các buổi sinh hoạt chuyên môn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài việc chỉ đạo mua sắm các trang thiết bị, tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động dạy và học chung của Nhà trường, Hiệu trưởng cần phải chỉ đạo các TCM tự xây dựng bộ tài liệu tham khảo riêng của Tổ phù hợp với điều kiện thực tế của từng bộ môn. Hiệu trưởng cần tham mưu cho TTCM các biện pháp nhằm nâng cao tinh thần tự giác, sẻ chia, đóng góp của các thành viên trong tổ. Từ đó dần dần hình thành tổ chức học tập, xây dựng văn hóa học tập trong TCM.

Trong quá trình SHCM, ngoài việc tạo điều kiện để các TCM thực hiện SHCM theo mô hình NCBH đạt hiệu quả, TTCM cần động viên, khen thưởng kịp thời (trong phạm vi quyền hạn của mình) đối với những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích, đóng góp cho sự phát triển của tổ. Đồng thời, tham mưu, đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường để có những chế độ đãi ngộ thỏa đáng về vật chất và tinh thần, nhằm giúp cho GV có động lực để tiếp tục nỗ lực, cống hiến góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng quan tâm đến việc xây dựng phòng họp, các thiết bị dạy học, các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động TCM.

Hiệu trưởng quan tâm đến chế độ, chính sách cho đội ngũ TTCM và giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất để TCM hoạt động hiệu quả.

Muốn xây dựng được văn hóa học tập trong TCM thì các thành viên trong tổ cần được thảo luận và xây dựng được những định hướng giá trị chung mà đa số các thành viên trong TCM và của nhà trường cùng hướng tới.

Phân công nhiệm vụ trong SHCM theo NCBH phải đi liền với quyền lợi và trách nhiệm đối với từng GV.

Việc động viên, khen thưởng cần phải được thực hiện kịp thời. Hiệu trưởng cần căn cứ vào mức độ đóng góp, cống hiến của cá nhân, tập thể GV đối với sự phát triển của nhà trường nói chung và với TCM nói riêng để xem xét tuyên dương, khen thưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện tây hòa, tỉnh phú yên (Trang 104 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)